Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Thời gian phát triển đầu đời của trẻ là quãng thời gian vô cùng quan trọng  ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và nhận thức của trẻ sau này. Vậy các bậc phụ huynh phải làm thế nào để giúp các con phát triển trí tuệ , phát triển kỹ năng một cách toàn diện & vượt trội trong những tháng đầu đời.



1 tháng tuổi.


Hãy dành thời gian để ở sát bên con (theo nghĩa đen). Ở tuổi này, bé nhìn rõ sự vật tốt nhất trong cự ly 20-40cm. Khi mắt bé đang phát triển, bé thích nhìn ngắm các khuôn mặt. Vậy nên, khi con không ngủ, hãy giữ gương mặt bạn thật gần trước mặt bé và hãy tích cực nựng nịu con nhé!


2 tháng tuổi


Hãy giúp con phát triển kỹ năng cử động bàn tay và thị giác tốt hơn bằng cách cầm tay bé vỗ nhẹ vào nhau và hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước cử động và âm thanh của bạn để phát triển khả năng phối hợp tay – mắt và ngôn ngữ. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu học theo biểu cảm của bạn. Hãy bế con thật gần và thè lưỡi, há miệng hoặc cười thật tươi. Trong vài tháng tới đây, bạn sẽ thấy bé bắt chước theo những hành động đó của bạn.


3 tháng tuổi


Bé đã có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và đập tay vào mọi thứ. Hãy khuyến khích sự phối hợp tay – mắt của con bằng cách cầm lục lạc và đồ chơi sặc sỡ đưa cho con để bé có thể học cầm nắm. Bé cũng sẽ rất hứng khởi với việc tự nâng đầu mình lên, hãy khích lệ kỹ năng này bằng những giờ chơi trong tư thế nằm sấp. Bạn có thể đặt gương an toàn để bé soi mình vào và phấn khích ngóc cao đầu hơn khi nhìn thấy hình ảnh ngộ nghĩnh của mình trong gương


4 tháng tuổi


Phát triển kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ của bé đang nở rộ. Bé sẽ cho bạn thấy biểu cảm phấn khởi khi bạn giơ đồ chơi ra trước mặt bé, và sẽ ọ ẹ nhăn nhó khi bạn giấu nó đi. Và đoán xem nào, cục cưng của bạn đã biết “nhột”! Phản xạ “nhột” phát triển vào khoảng tuần tuổi thứ 14 của bé.


5 tháng tuổi


Mắt và tai bé đã có thể nhìn và nghe rõ như bạn rồi đấy. Và bé cũng đã bắt đầu biết bập bẹ rồi mẹ nhé! Hãy cố gắng đáp lại con và lập đi lập lại các phụ âm để giúp bé biết cách giao tiếp. Nhắc lại các từ ngữ và khuyến khích bé khi bé cố gắng bắt chước bạn. Đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu đọc sách cho con và gọi tên các đồ vật.


6 tháng tuổi


Bé sẽ sớm học ngồi và tìm cách di chuyển. Hãy để bé được tự do di chuyển bằng cách cho bé nằm sấp, đặt đồ chơi trên sàn cách khỏi tầm với của bé một chút và khuyến khích bé với lấy đồ chơi. Vì trẻ con ở tuổi này thích nhét mọi thứ vớ được vào miệng, nên hãy đảm bảo bạn cho con chơi những món lớn hơn lõi cuộn giấy vệ sinh; ngoài ra, một khi bé đã có thể tự di chuyển, hãy đảm bảo mọi ngóc ngách trong nhà bạn đều an toàn cho bé.


7 tháng tuổi


Kỹ năng điều khiển bàn tay của bé đã tốt hơn nhiều, và bé sẽ có thể dùng tay gắp nhặt đồ vật được trong vài tháng tới. Hãy kích thích phát triển kỹ năng vận động tinh và phối hợp động tác bằng cách đưa cho bé những đồ vật an toàn, chẳng hạn muỗng hoặc chén nhựa, hoặc bạn có thể cho con ra ngoài vườn chơi nhổ cỏ. Ban đầu, bé có thể túm cỏ bằng cả bàn tay, nhưng bé sẽ hứng thú với những gì mình làm và cố gắng dùng ngón tay nhổ từng lá cỏ hơn.


8 tháng tuổi


Đây là thời điểm thích hợp để bạn kích thích cảm giác về không gian và cách sử dụng từ ngữ của bé. Đầu tiên, hãy đưa cho bé một món đồ chơi được đặt trong một món khác (như chiếc hộp mở nắp hoặc một chiếc nồi). Hoặc bạn có thể hỏi bé “Mũi của con đâu?” và chỉ vào mũi của bé. Khi bạn lập lại trò chơi, hãy thay bằng những bộ phận cơ thể khác, nó sẽ giúp bé hiểu được nghĩa của từ.


9 tháng tuổi


Bé có thể hứng thú đặc biệt với các đồ vật có trục xoay và cách mà chúng vận hành. Hãy xem bé mân mê lật giở sách, mở cửa tủ, mở nắp hộp có bản lề… hàng chục lần, bé sẽ phát triển kỹ năng phối hợp tay – mắt qua trò chơi đó đấy mẹ ạ!


10 tháng tuổi


Bé có thể thích tìm những vật bị giấu, bạn hãy chơi trò “Nó đâu mất rồi?” để giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh và xây dựng khái niệm về sự tồn tại của đồ vật – đồ vật không biến mất khi bé không thể nhìn thấy nó. Hãy giấu một món đồ chơi sáng màu dưới một tấm khăn hoặc cho cát vào hộp đựng, tiếp đến hãy cầm tay con đặt lên món đồ bị giấu đó, chẳng bao lâu bé sẽ tự biết tìm đồ vật mà không cần được giúp đỡ nữa.


11 tháng tuổi


Hãy tiếp tục cùng con rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ bằng các trò chơi và bài hát. Kỹ năng ngôn ngữ được phát triển thông qua tương tác giữa người với người – không phải là qua TV và đĩa DVD cho trẻ đâu các mẹ nhé, hãy nói chuyện với bé nhiều nhất có thể. Hãy kể cho bé nghe bạn đang làm gì, hãy đặt câu hỏi cho bé, và đừng quên sử dụng điệu bộ và thanh điệu.


Năm đầu đời của bé


Một số bé biết nói sớm, một số sẽ bò sớm hơn các bé cùng lứa cả tháng. Mọi em bé đều có tốc độ lớn của riêng mình. Sự phát triển hơi khác đi một chút hiếm khi là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề. Nếu bạn lo lắng về con mình, hãy đưa bé đi khám nhi khoa. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé, những khác biệt nho nhỏ là điều bình thường với trẻ nhỏ thôi mà.


Bạn sẽ thấy con lớn lên và có những tiến bộ mới mỗi ngày , từng tháng một, với từng điểm mốc phát triển đặc thù, bạn sẽ giúp con phát huy khả năng của mình và dạy cho con thêm biết bao điều mới lạ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là 1 phương pháp nuôi con khoa học và thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng giữa người mẹ và đứa con thơ. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng biết được những điều này, những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhờ vào chính bầu sữa ngọt ngào của mẹ giành cho bé.



1. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời


Cả đời người có hai đỉnh cao phát triển về cơ thể. Thời kỳ đỉnh cao sinh trưởng thứ nhất là trong vòng 12 tháng tuổi, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu đời, có thể nói là đỉnh cao sinh trưởng, tháng tuổi càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh, điều này thể hiện rất rõ trên đường cong parabola đồ thị tăng trưởng thể trọng và chiều cao của trẻ nhỏ.


Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết cho đứa trẻ sinh trưởng phát triển trong bốn tháng đầu tiên sau khi chào đời, bởi vậy không cần cho trẻ uống thêm bất cứ đồ ăn thức uống gì khác, để trẻ bú thuần sữa mẹ, tuy nhiên phải đảm bảo trẻ luôn no sữa.


2. Cho trẻ bú khi có dấu hiệu đòi bú


Khi cho trẻ bú sữa mẹ, nhất là ở tháng đầu tiên, cho trẻ bú thường xuyên khi có dấu hiệu đòi bú là rất quan trọng.


3. Cho trẻ ăn dặm sau 4 tháng tuổi


Trẻ sau khi đầy 4 tháng tuổi, bất kể là người mẹ sẵn sữa hay ít sữa, nếu tiếp tục cho trẻ ăn thuần sữa mẹ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ, mà phải theo nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung, bắt đầu kịp thời bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ cho trẻ, như lòng đỏ trứng gà, nước rau ép hoặc rau xanh xay nhuyễn, thực phẩm tinh bột… để ngừa chứng nghèo máu và các vấn đề khác.


Cho ăn thêm có thể có cũng được mà không cũng được, mà phải xen kẽ đồng thời với cho bú sữa mẹ. Ví dụ cho trẻ ăn bột, có tác dụng giao thời, quá độ từ thể lỏng sang thể rắn trong ẩm thực của con người.


Chủng loại và số lượng thực phẩm bổ sung phải không ngừng tăng lên, không những đảm bảo trẻ hấp thu được dinh dưỡng toàn diện, hơn nữa còn giúp trẻ giảm dần sự lệ thuộc vào sữa mẹ, chuẩn bị tốt cả về mặt sinh lý và tâm lý cho đứa trẻ hoàn toàn cai sữa.


4. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ


Bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần phải kiên trì bổ sung cho bản thân canxi (Ca) và các loại vitamin A, D để cung cấp cho trẻ loại sữa tối ưu về chất lượng.


Nếu người mẹ thiếu canxi thì để đam bảo chất lượng Ca trong sữa không đổi, sẽ phải huy động Ca trong xương của bản thân, sẽ dẫn tới chứng mềm xương (osteomalacia), chứng loãng xương (osteoporasis), đau nhức xương lưng, đùi …


Thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi theo thời kỳ sau sinh con, có một số nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới lượng tiết sữa của người mẹ, cùng với việc cho con bú đúng cách còn phải biết kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, tâm tình phải luôn thoải mái, không nên ăn kiêng quá khắt khe… như vậy mới có thể đảm bảo lượng tiết sữa bình thường và cũng không làm giảm thiểu dinh dưỡng và thành phần miễn dịch.


Từng có ý kiến cho rằng người mẹ đang thời kỳ cho con bú, về mặt ẩm thực: không cần kiêng khem gì ! Nên nhớ rằng trong giai đoạn này mẹ ăn gì con ăn nấy, do đó không thể tùy tiện mà phải theo kinh nghiệm dân gian đúc kết cả ngàn năm và nên theo dõi thể trạng của trẻ rồi tham vấn bác sĩ dinh dưỡng học để có chế độ ẩm thực khoa học.


5. Đảm bảo lượng tiết sữa không suy giảm với bà mẹ công chức


Nói chung, chế độ nghỉ đẻ dành cho sản phụ hiện hành là tương đối hợp lý, có thể đảm bảo 4 tháng đầu sau khi sinh nở liên tục nuôi con thuần sữa mẹ.


Tuy nhiên, trong thời kỳ đi làm sau đó vẫn phải cho con bú, cho dù có cho ăn thực phẩm bổ sung vậy nên trước khi đi làm có thể vắt sữa đựng vào bình, để người trông em ở nhà cho trẻ bú bình còn buổi sáng và buổi tối cho trẻ bú trực tiếp.


Trong trường hợp đi làm hoặc đi công chuyện chưa kịp cho con bú mà cương sữa khó chịu, người mẹ nên kịp thời vắt bớt để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự tiết sữa bình thường của tuyến sữa.


Lưu ý khi cho trẻ uống sữa công thức: Một số trẻ khi uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng… đó là hiện tượng bất dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa vơi các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã. Em bé cũng có thể ho, thở khò khè và trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, cổ họng và thanh quản có thể sưng lên, khó thở và da dẻ bắt đầu chuyển màu hơi xanh. Những hiện tượng này chính là sốc phản vệ.


Vì vậy khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


6. Cai sữa cần phải tuần tự tiệm tiến


Nói chung, nếu chọn sau 8 tháng cai sữa hoàn toàn, thì có thể bắt đầu sau 6 tháng, giảm dần số lần cho con bú và tăng dần lượng thực phẩm bổ sung thay thế. Đương nhiên với bà mẹ ít sữa, có thể bắt đầu cai sữa cho con sớm hơn, cố gắng là thật tốt việc chuyển tiếp từ nuôi bú sang nuôi bộ, để tiện cho sự thích ứng về sinh lý và tâm lý của đứa trẻ.

Làm sao biết được bạn đã có dấu hiệu có thai? Phụ nữ sẽ có những triệu chứng mang thai như thế nào? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết đầu tiên là gì? Những kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết được bạn đã có thai hay không kể từ sau ngày rụng trứng đầu tiên của tuần thứ nhất.



Nhật kí mang thai tuần đầu


Ngày đầu tiên: Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.


Ngày thứ 2: Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.


Ngày thứ 3: Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.


Ngày thứ 4: Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.


Ngày thứ 5: Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.


Ngày thứ 6: Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.


Ngày thứ 7: Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.


Dấu hiện nhận biết có thai


– Nôn cũng là một dấu hiệu mang thai của người phụ nữ, nhưng chỉ chừng một nửa số phụ nữ có thai có cảm giác buồn nôn, và sự buồn nôn này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ban ngày hay ban đêm.


– Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da.


– Người mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.


– Đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của việc mang thai. Nhiều phụ nữ nghiệm thấy họ đi tiểu thường hơn nhiều ngay cả trước khi mất kinh, thường là từ 7 – 12 ngày sau khi nhiệt độ tăng khi trứng rụng. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn tiết niệu xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu.


– Ốm nghén: ói mửa xuất hiện khoảng cuối tháng đầu tiên, kéo dài 6 – 12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, ngán ăn hoặc kém ăn…


– Thân nhiệt tăng lên sẽ là bình thường khi thân nhiệt tăng vào lúc rụng trứng. Thân nhiệt căn bản vẫn tăng sau khi sự rụng trứng hoàn tất và tiếp tục duy trì tình trạng tăng thân nhiệt cho tới gần ngày kinh của chị em có thể là một trong những triệu chứng có thai sớm .


– Mất kinh, chậm kinh là một dấu hiệu hiển nhiên cho biết chị em phụ nữ đã thụ thai. Tuy nhiên, nhiều người có thể mất một kỳ kinh vì những lý do khác như bị bệnh, căng thẳng, mất cân bằng hoóc môn và những phản ứng với thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Nếu chu kỳ kinh bình thường của bạn xảy ra rất đều, thì mất kinh là một dấu hiệu.


– Ngực căng, đau nhức. Vú và núm vú cảm giác mềm hơn bình thường. Quầng và núm vú sẫm hơn, quầng vú trở nên sẫm màu hơn chỉ sau một tuần thụ thai.


– Táo bón là dấu hiệu chị em có thể lưu ý về sự thay đổi nơi đường ruột trong thời kỳ đầu thụ thai. Chức năng ruột có thể bị suy giảm do sự thay đổi hoóc môn và là một trong mười dấu hiệu có thai.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Trong suốt thời kỳ mang thai, việc giữ gìn cẩn thận sức khỏe của mẹ và bé đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về những kiến thức, kinh nghiệm làm thế nào để đảm bảo sức khỏe, chăm sóc em bé từ trong bụng mẹ an toàn và khả năng phát triển trí tuệ , thể chất  toàn diện là việc rất quan trọng.


Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp chị em để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình trong suốt thời gian mang thai.


1. Dinh dưỡng


Vi khuẩn Listeria


Những thực phẩm tái sống chưa nấu chín như xúc xích, pho mát, thịt tái, hải sản sống thường chứa rất nhiều vi khuẩn listeria ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, khi ăn những thực phẩm này tuyệt đối không được ăn sống, tái mà phải nấu thật chín, ăn nóng.


Caffein và sảy thai


Uống cà phê trong thai kì dễ dẫn đến sảy thai. Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, khi mang thai bạn cần hạn chế sử dụng cà phê và những thức uống khác có chứa một lượng nhỏ cafein như trà cà phê, chocolate, nước soda. Chất cafein còn gây ra những triệu chứng như mất nước, chóng mặt, đau đầu ở phụ nữ có thai. Đối với trẻ sơ sinh dễ bị nhẹ cân, tăng nhịp tim không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.



Cân nhắc với cá biển


Cá biển là một nguồn protein tuyệt vời và cung cấp tinh dầu lành mạnh cho mẹ bầu. Tuy nhiên bạn cần biết cách chọn những loại cá tốt cho mẹ bầu đồng thời không gây hại đến thai nhi. Bởi trong cá biển có chứa thủy ngân, vì vậy cần tránh với các loại như cá thu, cá kiếm, cá mập.


2. Quan hệ vợ chồng gây nguy hiểm cho thai nhi


Đặc biệt là trong thời gian mang thai 3 tháng đầu và 1 tháng cuối trước khi sinh, vì khi lên đến “cao trào” tử cung của mẹ sẽ co bóp mạnh có thể gây sẩy thai, sinh non rất nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian nhạy cảm này nhé, nếu vợ chồng muốn gần gũi, bạn có thể tìm hiểu các tư thế quan hệ an toàn nhưng tốt nhất là không nên quan hệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi nhé.


3. Vận động


Tránh những trò chơi cảm giác mạnh


3 tháng đầu mang thai bạn rất cần được nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh vì đây là thời điểm nhạy cảm nhất dễ dẫn đến sảy thai. Vì vậy, khi mang thai bạn không nên đi tàu siêu tốc hay cưỡi ngựa sẽ gây hại đến thai nhi.


Các môn thể thao hoạt động mạnh


Khi đang mang bầu tuyệt đối bạn không được tham gia vào các trò chơi hay những môn thể thao mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi sẽ làm bạn bị thương và nguy hại đến thai nhi. Nhưng luyện tập cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé hãy lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho thai nhi như yoga, đi bộ để tập luyện mỗi ngày.


Tắm nước nóng, tắm xông hơi


Phòng xông hơi với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể mẹ bầu nên có thể làm tăng nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh về não hay các khuyết tật về xương sống của em bé, thậm chí là sảy thai. Bên cạnh đó việc tắm hơi và tắm nước nóng còn khiến cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Vì vậy, một bồn tắm nước ấm, tương đương với nhiệt độ cơ thể là an toàn và tốt nhất cho bạn.


4. Tự ý mua, uống thuốc chữa bệnh khi mang thai


Bởi vì có nhiều loại thuốc có thể giúp bạn nhanh lành bệnh, an toàn cho mẹ nhưng lại gây nguy hiểm cho thai nhi, do đó khi bị bệnh bạn cần đến bác sỹ để được hướng dẫn điều trị phù hợp, tuyệt đối không được tự kê đoan cho bản thân khi chưa hỏi ý kiến bác sỹ nhé. Việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai cần cẩn thận cả về loại thuốc, liều lượng, thời điểm uống thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.


5. Đi giày cao gót là điều cần tránh khi mang thai


Đây là việc làm cực kỳ nguy hiểm dù biết giày cao gót giúp bạn trông đẹp hơn, tôn dáng hơn nhưng khi mang thai thì bạn tuyệt đối nói không với phụ kiện này nhé. Vì chỉ cần một chút sơ sẩy do giày cao gót mang lại như sẩy chân, gãy gót giày,… thôi sẽ mang lại hậu quả khôn lường như thai bị tổn thương, sẩy thai thậm chí tử vong cho cả mẹ bầu và bé nữa đấy.

Cách nấu cháo lươn cho bé rất đơn giản, có rất nhiều món cháo được chế biến từ lươn như : cháo lươn khoai môn, cháo lươn cà rốt, cháo lươn bí đỏ….


Như các bạn đã biết cháo lươn rất mát và bổ, là món ăn thích hợp cho những bé bị suy dinh dưỡng , không những thế để trả lời cho câu hỏi của nhiều mẹ ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì cháo lươn là lựa chọn tốt nhất . Nhưng làm thế nào để lươn đảm bảo sạch sẽ mà không lo sợ khi chế biến. Các bạn hãy chăm sóc trẻ bằng việc bắt tay vào làm hai món cháo lươn sau nhé.


Cách chọn mua và sơ chế lươn


Các mẹ chọn con từ 1 đến 1,3 kg màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon, sau đó cho lươn vào nồi to cho một nắm muối hoặc nửa bát giấm ròi chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.


Một số me không muốn cho bé ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dung tay chà sát nhẹ da lươn sẽ bong ra hết nhé.


Sau khi rửa sạch lươn các mẹ cho lươn vào nồi và luộc chín (hoặc hấp chín) với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh nhé. Khi lươn đã chín bạn gỡ bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.


Cách nấu cháo lươn cho bé ngon, bổ


Cháo lươn bí đỏ


Chuẩn bị :


- 20g bột gạo,


- 20g bí đỏ băm nhuyễn,


- 10g hạt sen hấp chín tán nhuyễn,


- 10g thịt lươn băm nhuyễn,


- dầu ăn, hạt nêm.


Hành động:


Các mẹ cho lươn, bí đỏ vào 250ml nước khuấy đều cho tan, bắc lê bếp nấu chín , sau đó nhấc xuống để nguội bớt(khoảng 2 phút).


Tiếp theo các mẹ cho bột gạo và hạt sen tán nhuyễn vào khuấy đều cho cháo mịn, cho dầu ăn vào khuấy đều lại lần nữa. Để bớt nguội và cho bé dùng.



Bí đỏ và lươn đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, các nhóm vitamin và chất xơ. Bí đỏ còn được xem là thức ăn phát triển trí tuệ, giúp bé tăng trưởng khỏe mạnh.


Cháo lươn cà rốt


Chuẩn bị :

- 25g gạo tẻ


- 10g thịt lươn


- 20g cà rốt băm nhuyễn


- 1,5 thìa dầu ăn


- nước mắm, muối iốt.


Hành động:


Bạn nhặt sạch gạo vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài. Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc. Trong lúc nấu cháo các bạn tranh thủ sơ chế lươn nhé. Bạn gỡ thịt lươn và xé nhỏ ra.


Bạn cho thêm vào cháo cà rốt trên với 100ml nước sau đó bắc nên bếp nấu sôi, nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều tay và nấu thêm khoảng 7~10 phút. Sau đó cho lươn vào đảo đều.


Để cháo hơi nguội khoảng 2p rồi tiếp tục cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.


Hy vọng với 2 cách nấu cháo lươn cho bé trên các mẹ có thể thêm vào thực đơn tuần của bé. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng của bé để các mẹ chăm sóc bé tốt hơn tránh các bệnh trẻ em.


 

Tất cả chúng ta đều biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật.



Việc cho trẻ bú mẹ không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện. Nhưng làm thế nào để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả nhất cho cả mẹ và con? Hãy cùng Huggies tìm hiểu vấn đề này.


Việc cho con bú tuy đơn giản, nhưng cũng cần phải trang bị hiểu biết đầy đủ và có chút thời gian để làm quen, cảm thấy thật tự nhiên khi cho con bú. Kiến thức, sự tự tin cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các chuyên gia y tế và các bà mẹ đã có kinh nghiệm sẽ khiến cho việc cho con bú trở thành một trong những trải nghiệm tuyệt vời của việc làm mẹ.


Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ


Sữa mẹ luôn duy trì ở một nhiệt độ ổn định, thích hợp cho bé, do vậy rất an toàn cho bé. Sữa mẹ tuyệt đối tươi ngon, an toàn và vô trùng.


Sữa mẹ hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với những bà mẹ muốn nuôi và chăm sóc con theo ý mình


Sữa mẹ là cách đáp ứng nhu cầu của bé nhanh chóng và dễ dàng nhất ở mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời gian pha chế, đo lường.


Hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh như: tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, ho/cảm lạnh, hen suyễn…Trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch lúc trưởng thành.


Làm giảm nguy cơ về các bệnh dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai.


Thúc đẩy sự phát triển của xương hàm.


Chất sắt trong sữa mẹ luôn dễ hấp thu hơn chất sắt trong sữa công thức.


Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé.


Trẻ bú mẹ thường ít bị bệnh hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức.


Sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bé cần trong sáu tháng đầu đời


Sữa mẹ thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của trẻ sơ sinh.


Trẻ bú mẹ thường không bị táo bón và phân thải ra không có mùi như của các bé được nuôi bằng sữa công thức.


Nếu bạn không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bé, bạn có thể kết hợp cho bé uống sữa công thức. Và nên nhớ rằng, việc kết hợp với sữa công thức có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự thành công của việc cho bú mẹ: bé có thể sẽ bú no sữa công thức và trở nên biếng bú mẹ. Nguyên tắc cung và cầu chỉ nhịp nhàng và tốt nhất khi mẹ cho bé bú và bé tự điều chỉnh lượng sữa cần thiết theo nhu cầu.


Lưu ý khi cho trẻ uống sữa công thức: Một số trẻ khi uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng… đó là hiện tượng bất dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa vơi các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã. Em bé cũng có thể ho, thở khò khè và trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, cổ họng và thanh quản có thể sưng lên, khó thở và da dẻ bắt đầu chuyển màu hơi xanh. Những hiện tượng này chính là sốc phản vệ.


Vì vậy khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Một số loại sữa ít lactose hơn một số loại sữa khác; vì vậy, việc tiêu hóa sữa ít lactose thường dễ dàng hơn. Nhìn chung, sữa chua dễ tiêu hóa hơn sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác, bởi vì sữa chua có chứa những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể sản xuất lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến, cắt đôi hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ

Món ăn được kết hợp giữa sữa và bí đỏ, vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo được cảm giác lạ miệng, kích thích vị giác ở trẻ, giúp các bé thích thú khi được ăn nhất là trong thời kì cho con ăn dặm của các mẹ …Để trẻ yêu thích loại thực phẩm này hơn mẹ hãy biến tấu trái bí đỏ trong các món ăn thơm ngon như bột ăn dặm bí đỏ và súp kem bí đỏ cá hồi. Món ăn này phù hợp với thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.



Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ.


Bí đỏ chứa hàm chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng bí đỏ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch.


Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Cho trẻ ăn bí đỏ mỗi tuần sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, tốt cho tiêu hoá và giúp trẻ phát triển trí tuệ hơn. Bạn có thể kết hợp bí đỏ với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để có món ăn thơm ngon cho vào thực đơn ăn dặm của trẻ.


Món súp kem bí đỏ cá hồi:


Nguyên liệu:


Bí đỏ: 50g


Cá hồi filê: 50g


Nước dùng: 200ml (nếu không có thì dùng nước lã cũng được )


Kem tươi (hoặc thay bằng váng sữa, hoặc phômai bò cười cũng được)


Cách làm:


Bí đỏ hấp chín (hấp nguyên miếng), dùng thìa dầm cho nát ra (hoặc thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun cho chín mềm), rồi thả cá hồi đã thái nhỏ (thái hạt lựu) vào.


Cho thêm 1 chút nước mắm cho thơm rồi bắc ra cho kem tươi vào, khuấy đều, rồi cho bé thưởng thức.


Nguyên liệu:


Bột gạo: 4 muỗng canh gạt


Sữa bột ( loại bé đang dùng): 8 muỗng gạt


Nước sạch: 1 chén


Bí đỏ đã luộc chín, tán nhuyễn: 1 muỗng canh


Dầu Ôliu cho bé: 1 muỗng canh


Cách thực hiện:


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi. Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.


Chúc các mẹ thành công !