Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Nhiều người cho rằng, ngay từ khi bắt đầu cho con ăn dặm, thức ăn phải phong phú, đa đạng. Thực đơn ăn dặm cho bé không nhất thiết phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của trẻ chưa đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều prôtit, chất đạm, chất béo…



Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm sau đây bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng.


Dưới đây là 1 số thực phẩm mẹ nên tránh trong thực đơn ăn dặm của trẻ :


Đậu phộng


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Mật ong


Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.


Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.


Khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho bé thử sử dụng mật ong để thăm dò phản ứng của con.


Sữa bò


Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.


Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.


Muối


Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.


Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.


Pate


Không nên cho bé ở tuổi tập ăn dặm ăn pate vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Phô mai mềm


Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.

Nhằm làm phong phú thêm những món ăn được chế biến từ nấm, dưới đây hướng dẫn các bạn cách làm nấm đùi gà chiên xù thơm ngon tại nhà mà vô cùng đơn giản nhé.



Nguyên liệu làm nấm đùi gà chiên xù


Nấm đùi gà: 250g;


Bột mì: 50g;


Bột chiên xù màu cam: 50g;


Trứng gà: 2 quả;


Rau mùi: 30g;


Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, dầu ăn, sốt mayonnaise, tương ớt.


Sơ chế nguyên liệu


Nấm đùi gà: Làm sạch, thái hình con chì sao cho khi chiên trông giống cái đùi gà để món ăn thêm phần bắt mắt, rửa sạch, ướp với ½ thìa muối, ¼ thìa tiêu trong 15 phút.


Trứng gà: Tách lấy lòng đỏ, đánh tan.


Rau mùi: Nhặt sạch, thái mịn, chia làm 2 phần.


Bột mì: Hòa tan với nửa bát nước để có được một hỗn hợp sền sệt, cho trứng gà, một nửa rau mùi vào, nêm thêm ½ thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu rồi khuấy tan đều hỗn hợp.


Bột chiên xù: Đổ ra đĩa trộn với phần rau mùi còn lại.


Thực hiện làm món nấm đùi gà chiên xù


Cho nấm vào bát đựng hỗn hợp bột mỳ, trứng gà, trộn đều để lớp bột mỳ bao phủ hết bề mặt nấm;


Gắp từng thanh nấm lăn đều qua bột chiên xù nhiều lần để cho lớp bột áo bám bên ngoài càng dày thì món ăn càng ngon.


 


Dùng chảo chống dính loại nhỏ, cho dầu ăn vào ngập mặt chảo, khi dầu sôi nóng già bạn cho nấm vào chiên vàng đều các mặt .


Vớt nấm ra, cho nấm vào đĩa có giấy thấm dầu là bạn đã hoàn thành món ăn rồi đấy.


Yêu cầu món nấm đùi gà chiên xù.


Món nấm chiên xù được chiên vàng đều trông giống cái đùi gà nhìn rất hấp dẫn và bắt mắt. Lớp vỏ ngoài giòn tan, béo thơm.


Nấm chiên xù có vị vừa ăn, bạn nên dùng kèm với hỗn hợp tương ớt và sốt mayonnaise sẽ rất thơm ngon.


Với món ăn này sẽ ngon hơn khi dùng nóng bạn nhé, chính vì thế bạn cũng có thể làm sẵn nấm lăn qua các lớp bột rồi để trong tủ lạnh, khi ăn thì lấy ra chiên ngay cũng rất tiện lợi.


Trên đây là cách làm nấm đùi gà chiên xù thơm ngon tại nhà rất đơn giản và tiện lợi mà bạn có thể chế biến để cả gia đình cùng thưởng thức trong bữa cơm hàng ngày hay trong những bữa ăn chay của ngày rằm hàng tháng, chắc chắn mọi người sẽ rất yêu thích món ăn này đặc biệt là các bé yêu nhà bạn đấy nhé. Đồng thời nó cũng có thể được sử dụng làm món khai vị trong các bữa tiệc nhỏ của gia đình hay các bữa tiệc đãi khách cũng rất phù hợp. Chúc bạn chế biến món ăn thành công và luôn là người nội trợ đảm đang của gia đình nhé.


Tham khảo cách làm món nui xào bò bổ dưỡng , thơm ngon cho thực đơn gia đình nhé .

Mẹ có biết bắt đầu từ 4 tháng đã có thể cho con ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn chính vì nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển.



Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Mặc dù Cơ quan Y tế khuyến khích nên cho con ăn dặm từ tháng tuổi thứ 6, nhưng mỗi bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.


Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu của bé chúng ta sẽ biết được khi nào bé muốn bắt đầu thì mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng thực đơn ăn dặm cho bé để sẵn sàng bước vào thời kì ăn dặm củabé nhé .


Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm.


+  Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.


+  Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.


+ Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.


+  Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.


+  Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.


Thực đơn ăn dặm như thế nào?


Theo y học hiện đại đến khi tròn 6 tháng tuổi bé mới có đủ kỹ năng về vận động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa như trước đây bé chỉ cần phản xạ mút. Ngoài ra, lúc này bé cũng đã có đủ men amylase trong đường ruột để thích hợp cho việc tiêu hóa tinh bột. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, biếng bú và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn… Tuy nhiên nếu thấy bé có những dấu hiệu muốn ăn dặm từ khi bé ở tuần thứ 17 trở đi thì các mẹ cũng có thể tiến hành cho bé làm quen dần với việc ăn dặm.


Khởi đầu chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít (vài ba thìa thức ăn) để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Khi đã chắc bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác. Giai đoạn đầu tập ăn không cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm, chỉ  cần bé quen với mùi vị mới là được.


Nên bột ăn dặm cho bé là gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau củ…) có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận trong thời gian đầu bé ăn dặm. Khi bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).


Ngoài các  bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt, táo…) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối, xoài, đu đủ…).


Dưới đây là kinh nghiệm được nhiều người mẹ chia sẻ khi tập cho con ăn dặm:


- “Mình cho bé ăn chuối đầu tiên và có vẻ bé rất thích thú. Tiếp đến là tập cho bé ăn khoai lang và dường như bé cũng khoái món này. Hôm sau nữa mình mới cho bé thử một thìa bột ăn dặm. Bé khoái hoa quả và rau củ hơn bột ăn dặm”, mẹ bé Na (Hà Nội).


- “Mình cho bé tập ăn 1-2 thìa bột ăn dặm lỏng trước cữ bú buổi trưa. Nên cho bé ăn bột dạng lỏng để tránh bé bị nghẹn. Khi mới tập ăn dặm, bé chỉ nên ăn từ từ, ăn một bữa một ngày. An toàn nhất là bột ăn dặm, rau xanh và một số loại hoa quả”, mẹ Bin (Hà Tây).


- “Mới đầu, mình tập cho bé ăn khoai lang trước vì khoai lang mềm, vị ngọt lại dễ tiêu hóa. Bé gái 5 tháng tuổi nhà mình rất thích khoai lang. Sau đó là thử cho bé nếm bột ăn dặm và chuối. Mình trộn thêm sữa công thức vào bột ăn dặm để bột có vị ngọt mà bé nhà mình thích”, chị Hồng (Hải Dương).


- “Mình cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó, mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Đầu tiên, mình mua bột ăn dặm có pha sẵn sữa để bé làm quen. Lúc đầu, mình chỉ cho con ăn được 1-2 thìa bột pha loãng. Một tuần sau, bé mới ăn được nửa bát bột con một ngày. Mình nghe bác sĩ nói, bé mới ăn dặm khó tiêu hóa nên nếu cho bé ăn nhiều bột, bé dễ bị rối loạn”, mẹ Bông (Đà Nẵng).


- “Bác sĩ dinh dưỡng chỗ mình khuyên, nên cho bé thử loại rau có màu xanh trước, tiếp đến là những loại củ, quả có màu cam như carrot, bí ngô và tiếp nữa là các loại quả. Nên cho bé ăn đa dạng, nếu không sau này bé sẽ kén ăn”, mẹ Nấm (Hà Nam).

Trẻ uống sữa bị sôi bụng, tiêu chảy do bất dung nạp đường Lactose hoặc tiêu chảy do nguyên nhân khác thường bị trầm trọng hơn do tình trang bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho bé như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn,



Nguyên nhân uống sữa bị tiêu chảy


Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên.


Khi trẻ uống sữa bị tiêu chảy, niêm mạc thành ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn,virút hoặc độc tố của chúng làm mất đi men Lactase. Do thiếu men Lactase làm đường Lactose không tiêu hoá được trong ruột gây bất dung nạp Lactose. Đường Lactose không được tiêu hoá sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài. Trường hợp này gọi là thiếu Lactase thứ phát.


Các bà mẹ có thể nhận biết được bất dung nạp đường Lactose ở trẻ bị tiêu chảy khi cho trẻ ăn sữa công thức bình thường trẻ bị nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Khi cho trẻ ăn sữa không có lactose, các triệu chứng trên giảm rõ rệt, tiêu chảy cầm, phân đặc và giảm độ chua, trẻ chịu ăn và mau chóng khỏi tiêu chảy.


Trước đây, những người không tiêu hóa được đường lactose được khuyến cáo nên tránh uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều khoáng chất như canxi và vitamin D, cần thiết cho sức khoẻ của trẻ em và cả người trưởng thành, đặc biệt tốt cho xương.


 


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa không đường lactose – Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Sang đến tháng thứ 6, các mẹ có thể làm một số món để bé tập nhai. Các mẹ đừng nghĩ rằng phải có răng bé mới biết nhai nhé, kể cả khi mới nhú một chiếc răng hay chưa có răng nào, bé cũng sẽ tự biết cách xử lý thức ăn của riêng mình.



Việc chuẩn bị thực đơn cho bé 6 tháng tuổi cũng như cách làm các mẹ đã biết chưa , cùng tham khảo kiến thức dưới đây để quá trình cho bé ăn dặm tốt nhất nhé .


Các loại thực phẩm cho bé ăn dặm


Trong thực đơn ăn dặm cho bé  mẹ cần chú ý đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:


1 .Nhóm thực phẩm cung cấp bột đường: trong bột ăn dăm cho bé mẹ nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.


2 .Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: để đảm bảo dinh dưỡng, trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu ng dầu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riê gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.


3 .Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: đối với những trẻ mới tập ăn dặm thì thịt lợn, gà, lòng đỏ trứng gà là gợi ý cho mẹ. Bước sang tháng thứ 7 mẹ cho bé ăn cả thịt bò, cá, trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.


4 .Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Cách chế biến thực đơn ăn dặm


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu cho bé ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ thực đơn ăn dặm cho bé phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Phương pháp tính ngày rụng trứng để tránh thai. Đây được coi là biện pháp tránh thai tự nhiên, nhưng hiệu quả lại không cao và chỉ thích hợp với những người có chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng.



Phương pháp nhận biết những dấu hiệu của ngày rụng trứng:


Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định, sự rụng trứng xảy ra trong khoảng 12 – 16 ngày trước ngày đầu tiên diễn ra kinh nguyệt. Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ít theo quy luật, cần đặc biệt chú ý đến số ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt


Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28 – 32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn. Cách tính ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21. Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.


Về ý nghĩa tránh thai, vòng kinh 28 ngày được chia làm ba phần:


- Phần trước: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: an toàn tương đối


- Phần giữa: từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày không an toàn


- Phần cuối: Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: An toàn tuyệt đối


Theo dõi nhiệt độ cơ thể người phụ nữ mỗi ngày và vẽ nó thành biểu đồ sẽ nhận thấy rằng vào ngày rụng trứng, nhiệt độ của cơ thể hơi tăng lên. Trong những ngày lân cận trước và sau rụng trứng, dịch ở cổ tử cung dẻo hơn, trong suốt… Ngoài ra, trong những ngày này người nữ có thể đau bụng vùng hai buồng trứng, đầy hơi, hơi nặng đầu và ngực trở nên mềm.


Trong những ngày nghi vấn là trong khoảng thời gian rụng trứng, bạn có thể dùng que thử rụng trứng để biết chính xác thời điểm trứng rụng. Bạn nên kiêng quan hệ trước và sau khi rụng trứng vài ngày thì mới có thể tránh thụ thai thành công.

Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau vì thế bất cứ dấu hiệu khác lạ nào cũng khiến bạn suy nghĩ: “Liệu mình đã có thai hay chưa?”. Để biết rõ mình đã có thai hay chưa, hãy tham khảo các dấu hiệu mang thai sớm dưới đây nhé.



1 . Mất kinh


Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


2 . Sự thay đổi của ngực


Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu mang thai này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.


3. Mệt mỏi


Có một số chị em khi thấy mình mệt mỏi, mất sức tập trung làm việc đã tìm cách uống nhiều chất caffeine nhằm cải thiện tình trạng. Có thể họ chưa biết rằng mình đã có bầu, thậm chí không hiểu hết mức độ nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều caffeine khi mang thai.


Cảm thấy cơ thể mỏi mệt rã rời, không còn sức mạnh là dấu hiệu phổ biến thường gặp ở các thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Các chuyên gia khuyên rằng, chị em cần biết cách lắng nghe cơ thể mình, luôn giữ gìn sức khỏe và biết cách nghỉ ngơi hợp lý.


4 . Thèm ăn bất thường


Bạn bỗng nhiên ăn được và thèm ăn ớt và thấy… ngon, dù trước đây bạn không thể ăn được ớt vì cay. Nhiều phụ nữ bỗng nhận thấy mình có thể ăn một số đồ ăn mà trước đó mình thấy rất ghét/sợ và ngược lại từ chối những món ăn mà mình vốn rất thích.


Điều này có thể giải thích do sự thiếu hụt một chất nào đó trong cơ thể thai phụ. Hoặc sự nhạy cảm trước mùi vị


5.Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu


Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.


6. Nôn và buồn nôn


Buồn nôn và nôn có thể là một số trong những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài đầu tiên nếu bạn có thai. Nguyên nhân là do nồng độ hormone beta-HCG ngày càng gia tăng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ qua dần và biến mất khi bước vào tuần 19.


Nhiều mẹ bầu cảm thấy khổ sở trong suốt những tháng đầu ốm nghén, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, khi mẹ bầu ốm nghén, điều đó cũng thể hiện là thai nhi đang phát triển một cách bình thường.


Chị em cũng lưu ý không nên để cho dạ dày trống rỗng trong giai đoạn này. Bạn có thể để hộp bánh quy ngay đầu giường ngủ để nhấm nháp bất cứ lúc nào bạn thèm. Trong các bữa ăn, nên chia nhỏ làm nhiều bữa và ăn nhẹ trước khi đi ngủ.


Để giảm hiện tượng nôn và buồn nôn, mẹ bầu có thể ngậm kẹo hương vị chanh hoặc bạc hà, gừng để giảm tình trạng này.


Việc sử dụng vitamin trước khi sinh cũng có thể gây buồn nôn cho một số bà bầu. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì có thể uống thuốc vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ.


Đặc biệt, một số thai phụ bị nôn, ói thường xuyên và liên tục trong suốt thai kỳ. Họ thậm chí không thể ăn uống gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể để tìm cách khắc phục sớm.


7. Thay đổi vật lý


Nếu trước đó bạn đã quan hệ tình dục nhưng không có các biện pháp tránh thai thì cách tốt nhất là đi khám. Có những thay đổi ở vùng kín của thai phụ như màu sắc của âm đạo chuyển đổi, cổ tử cung trở nên mềm hơn, lúc này bạn cần được sự thăm khám của bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm.


8. Khó thở


Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ.


Nguyên nhân là do bạn cần thêm oxy vì phôi thai đang phát triển. Đây cũng được coi là dấu hiệu bình thường khi có thai. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:


Bạn thấy khó thở một cách đột ngột dù không có hoạt động mạnh nào như tập thể dục.


- Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.


- Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.


- Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.


9 . Nhạy cảm với mùi


Bạn bỗng nhiên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, hoặc thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích.


Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.


Hiện tượng này thường xảy ra trong vài tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân là do hàm lượng hormone trong cơ thể thai phụ tăng cao, sau đó nó sẽ biến mất.


10 . Dễ xúc động


Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá… và thèm ăn đồ chua, ngọt,… Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.