Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Thực đơn ăn dặm cho bé cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm hợp lí và khoa học để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cản trở quá trình cho con ăn dặm .



1. Đỗ xanh nấu chưa chín


Đỗ xanh là món nhiều dinh dưỡng cho bé nhưng khi cho bé ăn, mẹ cần phải nấu chín đỗ xanh. Đỗ xanh nấu chưa chín có chứa saponin và lectins, saponin, có thể gây xuất huyết và ngộ độc cho bé.


2. Trứng gà chưa nấu chín kỹ


Trứng gà là thực phẩm ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ. Mẹ nhớ chế biến trứng thật chín bởi trứng gà nấu chưa chín kỹ có chứa nhiều vi khuẩn, gây bệnh cho bé. Ngoài ra, bé ăn trứng gà nấu chưa chín kỹ sẽ làm cản trở hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.


3. Cà chua xanh


Chứa trong mình chất độc solanine, bé ăn cà chua xanh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn… Với cà chua xanh sống, lượng chất độc càng lớn nên mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn.


4. Khoai tây mọc mầm


Khoai tây mọc mầm không chỉ có độc cho trẻ em mà cho cả người lớn. Khoai tây mọc mầm có chứa độc chất solamine, kích thích đến hệ thần kinh trung ương của bé. Bé ăn phải khoai tây mọc mầm có dấu hiệu bị tiêu chảy, nặng hơn là suy hô hấp. Bởi thế, mẹ tuyệt đối nên loại bỏ khoai tây đã mọc mầm khi chế biến món ăn cho bé.


5. Cá nóc


Cá nóc chứa một chất cực độc là tetrodotoxin, có thể gây suy hô hấp, tử vong nhanh cho người lớn, chưa nói tới các bé. Đã có rất nhiều vụ ngộ độc cá nóc dẫn tới tử vong ở nước ta.


6. Cá ngừ nấu chưa chín kỹ


Bé ăn cá ngừ chưa chín kỹ có thể bị hội chứng chậm phát triển trẻ em. Bé bị ngộ độc các ngừ nấu chưa chín kỹ có dấu hiệu ban đầu là tiêu chảy; dấu hiệu nặng hơn là mù mắt. Bởi thế, khi chế biến món cá này cho con, mẹ cần đặc biệt chú ý phải nấu thật chín.


7. Hàu nấu chưa chín kỹ


Trong hàu có nhiều mầm bệnh như vi khuẩn gây bệnh viêm ruột, bệnh tả, thậm chí gây tử vong do nhiễm trùng máu cho người ăn. Các mẹ tuyệt đối không cho bé ăn hàu nấu chưa chín kỹ vì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.


8. Bí ngô để lâu


Bí ngô là thực phẩm được bé yêu thích, đặc biệt trong thời kì ăn dặm. Nhưng tuyệt đối mẹ không để cho bé ăn bí ngô để lâu. Bởi lúc này bí sẽ bị biến chất, mất chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ gây ngộ độc cho bé.


9. Rau cải nấu chín rồi để qua đêm


Rau cải để qua đêm sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, tạo thành chất gây ngộ độc cho bé như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

Con yêu đã bắt đầu bước sang tháng thứ 6 trông cao lớn hơn rõ rệt. Để giúp con có sự phát triển toàn diện bạn nên thiết lạp lại chế độ dinh dưỡng cho bé từ việc bổ sung bột cho bé ăn dặm.


Thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong bảng thực đơn ăn dặm cho bé các bữa ăn cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.


Công thức nấu bột ngọt cho con ăn dặm



Hiện nay, để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn, các mẹ thường chia sẻ với nhau kinh nghiệm nấu bột ngọt cho bé ăn dặm. Bé sẽ ngon miệng hơn khi mẹ biết cách kết hợp chế biến bột ngọt cùng với các loại rau xanh , củ , hoa quả.


Bột cho bé ăn dặm bổ sung nguồn dinh dưỡng


Khi bé bước sang tháng thứ 3 trở lên, bé bắt đầu có những thay đổi mới như tập lẫy, tập bò và chập chững biết đi. Để thực hiện những hoạt động đó, bắt buộc cơ thể trẻ cần nạp thêm năng lượng và không thể chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Mẹ cần cho bé tập ăn dặm và bột là thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm.


Bởi trong thời kì ăn dặm thức ăn cần đảm bảo loãng mịn để bé dễ nuốt và không nôn trớ. Hơn nữa, bột là dạng thức ăn dễ kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, trứng rau củ quả. Các loại thức ăn được xay nhuyễn tạo thành nguồn dinh dưỡng tổng hợp dễ bổ sung đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho bé ăn dặm.


Cách nấu bột mặn cho bé ăn ngon:


Bột ăn dặm cho bé dùng để nấu cháo có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Mẹ có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, các mẹ nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín).


Không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nếu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề. Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính… trong khẩu phần ăn của trẻ. Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.


Cách nấu bột ăn dặm cho bé


Để giúp bé cảm thấy ăn ngon với bột ăn dặm các mẹ cũng cần có bí quyết để nấu bột ăn dặm ngon cho bé và thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé một cách hợp lý .


Bước một: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.


Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.


Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.

Lactose (hoặc Lactoza) là 1 loại đường có trong sữa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nhiều người không uống được sữa là do cơ thể không dung nạp được đường lactose.



Đường lactose có sẵn trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê…khi vào cơ thể sẽ được men lactase cắt đôi đường lactose thành hai phân tử đơn giản hơn là glucose và galactose. Từ đó hệ tiêu hoá sẽ dễ dàng hấp thu và chuyển hoá. Glucose và galactose cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chính vì thế mà một khi thiếu men lactase, cơ thể sẽ không dung nạp được sữa hoặc thậm chí các sản phẩm làm từ sữa.


Nếu không dung nạp được lactose, bé thường uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm). Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được khoảng 1 tuổi.


Một số bé bú sữa ít nên không xuất hiện triệu chứng khó chịu nào trong khi một số bé khác gia tăng tần suất tiêu chảy dù chỉ bú sữa một chút.


Chưa có nguyên nhân chính xác lý giải vì sao bé không hấp thu được lactose. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, yếu tố có liên quan đến triệu chứng này là do bẩm sinh.


Một số ít bé chào đời đã không dung nạp được lactose. Trong giai đoạn đầu đời, các bé này có xu hướng bị tiêu chảy nghiêm trọng do cơ thể không tiêu hóa được lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng một loại sữa không lactose.


Nếu bé sơ sinh đột nhiên bị tiêu chảy thì có khả năng, bé đang gặp trục trặc tạm thời trong việc sản xuất ra lactose nhưng tình trạng không dung nạp được lactose chỉ diễn ra trong vòng 1-2 tuần lễ.


Làm gì khi bé bất dung nạp lactose?


Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Một số loại sữa chứa ít lactose hơn một số loại sữa khác; vì vậy, việc tiêu hóa sữa ít lactose thường dễ dàng hơn. Nhìn chung, sữa chua dễ tiêu hóa hơn sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác, bởi vì sữa chua có chứa những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể sản xuất lactose.


Sữa tiệt trùng Flex không lactoza của Vinamilk được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến, cắt đôi hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không lactoza , người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.


Cân bằng dinh dưỡng cho bé: Nếu bé nhạy cảm với những sản phẩm từ sữa, bạn nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi để bé phát triển hệ xương, răng. Những thực phẩm giàu canxi lại không có nguồn gốc từ sữa là: các loại rau màu xanh sậm, súp lơ xanh, sữa đậu nành, cá hồi, nước cam, tôm, cua, ốc…

Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài.


Vì vậy chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng chăm sóc em bé  cơ bản  :


1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu


Cách chăm sóc trẻ đầu tiên là  bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú.



Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da.


2. Băng kín rốn


Có một số phụ huynh quan niệm không để rốn hở ra vì sợ vi khuẩn bay vào gây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc bịt kín rốn lại dễ gây nhiễm trùng, hôi thối rốn. Có trường hợp còn đắp sái thuốc phiện làm trẻ chướng bụng, ngưng thở. Vì vậy, cần phải biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Có thể dùng ancol 70 độ hoặc dung dịch muối phù hợp để rửa rốn cho trẻ.


3.Tiêm phòng


Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:


Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.


4. Ngủ chung với bé


Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.


5. Cần dỗ ngay khi bé khóc


Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé.


6. Kịp thời thay tã lót


Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.


7. Quấn tã cho bé


Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ.


8 . Hãy hát ru bé ngủ


Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.


9 . Bế ẵm bé


Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành…


Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể.


10 . Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ


Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.


 

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Mang thai tháng thứ 6, bạn đã trải qua được 2/3 thời gian để tiến đến khoảnh khắc tuyệt vời nhất là làm mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải lưu tâm những khuyến cáo của chuyên gia sau đây.



Thai đổi sinh lý của thai phụ


Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên thai phụ có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt…


Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên thai phụ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.


Hiện trạng của bạn


 


- Đáy tử cung đã lên cao khỏi rốn.


- Bạn có thể nhận biết được chân hay tay của bé khi bé chòi đạp.


- Bộ ngực rất đau do sự thay đổi nội tiết tố để chuẩn bị cho con bú.


- Nước bị giữ lại trong cơ thể, cặp đùi và phần trên to ra.


- Bạn thường xuyên thấy nóng trong người.


Cách xử trí


- Nhiễm khuẩn đường tiểu: Triệu chứng mang thai thường mắc loại bệnh nhiễm khuẩn này. Để phòng bệnh, bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 8 – 10 ly. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.


- Khó tiêu: Progesterone làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả: thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn nên làm bạn khó chịu. Tránh ăn quá no một lần, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên.


- Khô mắt: Triệu chứng khô mắt bắt đầu xuất hiện thường xuyên từ giữa thai kỳ. Bạn sẽ cảm thấy mắt bị khô và khó chịu trước ánh sáng, nhất là khi bạn dùng kính áp tròng. Bạn chỉ nên dùng loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho thai phụ.


Giảm những đau đớn không thích hợp


Nếu xương mu bị đau, có thể lấy đai buộc lấy bộ phận xương hông, cùng với giảm thiểu đi lại, đi bộ mà nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nếu sau lưng bị đau, dùng đai đeo buộc ngang bụng dưới để giảm khả năng lưng eo không nghiêng. Đi giày mềm thích hợp, tránh đứng lâu và đi lại nhiều, nhưng cũng nên xoa bóp các khu vực sau lưng để cho các cơ da được thoải mái, giảm được đau đớn.


Khắc phục sự nóng lòng sốt ruột


Nguyên nhân sinh ra hiện tượng hay nóng lòng suốt ruột ở thai phụ thường là: lo lắng không biết đứa trẻ được mạnh khoẻ hay không; không biết trẻ là nam hay mà nữ… Hơn nữa, khi mang thai, phần bụng dưới, eo hông lưng và chân không thoải mái, mệt mỏi thậm chí đau… dẫn đến việc thai phụ sợ rằng mình sinh con sẽ rất khổ, khó sinh, thậm chí lo lắng sẽ nuôi dạy đứa trẻ như thế nào trong tương lai …


Để giảm bớt những lo lắng này ở thai phụ cần lưu ý:


– Người chồng nên quan tâm, chăm sóc và chú ý đến mặt tinh thần của vợ nhiều hơn. Theo nghiên cứu, cặp vợ chồng nào yêu thương nhau, trong hoàn cảnh gia đình êm ấm, chan hoà sẽ không chỉ làm giảm những căng thẳng của người vợ khi mang thai mà còn sinh ra đứa con khoẻ mạnh, thông minh.


– Tình cảm của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi trong tử cung có phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài. Vì thế, phụ nữ mang thai nên cố gắng giữ cho tinh thần mình thoải mái là tốt nhất.


Chú ý dinh dưỡng trong khẩu phần ăn


Giữa giai đoạn mang thai, tức là trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai phụ cùng với việc nâng cao số lượng ăn uống còn cần đề cao chất lượng và ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm cùng các thức ăn có vitamin.


Người chồng cần biết


Bắt đầu từ tháng này, có thêm hai hạng mục bắt đầu trong mỗi lần khám thai là đo chiều cao của tử cung và vòng bụng để biết được tình hình của thai nhi. Thời gian đo thường cùng với thời gian đi khám thai. Nhưng người chồng cũng có thể học phương pháp dưới đây để tiến hành đo vào giữa hai lần khám thai, nhằm hiểu rõ hơn tình hình mang thai và kịp thời phát hiện vấn đề.


Phương pháp đo chiều cao của tử cung: sau khi đi tiểu xong, thai phụ nằm ngửa trên giường, người chồng dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tuần thai. Nếu cách 2 tuần mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi thì phải đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra.


Phương pháp đo vòng bụng: sau khi đi tiểu xong, thai phụ nằm ngửa trên giường, người chồng dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tuần thai. Nếu cách 2 tuần mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi thì phải đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra.


Cấm kỵ trong tháng này


Bắt đầu từ mang thai thang thu 6 này , thai phụ phải đặc biệt chú ý đến cử động của mình, tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động. Cố gắng tránh không nên cầm vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng. Ngoài ra, không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.


Tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.


Tránh để cho cơ thể bị lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Trong giai đoạn này phải chú ý giữ ấm.

Các nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không dung nạp được lactose do thiếu men lactase. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt những trẻ được sinh mổ thường có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện trong giai đoạn đầu đời nên thiếu men lactase trong cơ thể.



Khi thiếu men lactase, đường lactose sẽ không được thuỷ phân hoặc thuỷ phân không hoàn toàn góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, gây mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, các vi khuẩn đường ruột cũng tận dụng cơ hội này để thực hiện quá trình “lên men”, sinh ra khí dư và axit, gây hiện tượng uống sữa bị sôi bụng trướng bụng, đầy hơi…


Hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, và làm giảm chất lượng cuộc sống một cách trầm trọng.


Lactose là đường tự nhiên có trong sữa, thế nên khi cơ thể không dung nạp được đường lactose thì giải pháp tưởng chừng là “từ bỏ sở thích uống sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã phải từ bỏ cơ hội được cung cấp các dưỡng chất quan trọng từ sữa như Canxi, các Vitamin và dưỡng chất.


Nhiều người gặp phải tình trạng uống sữa bị tiêu chảy thường nghĩ rằng do bụng yếu, không thích hợp uống sữa mà quên tìm kiếm giải pháp khắc phục. Thực tế không phải vậy, những người “bụng yếu” hoàn toàn có thể uống sữa để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu nếu biết được nguyên nhân và giải pháp.


Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn rằng, người bị thiếu men lactase vẫn có thể uống các loại sữa tiệt trùng không chứa đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến, cắt đôi hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không lactoza , người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể

Lactose (hoặc Lactoza) hay còn gọi là đường sữa, có sẵn tự nhiên trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê… được hấp thụ và tiêu hoá dễ dàng nhờ men lactase trong hệ tiêu hoá. Men lactase được xem là nhân tố quan trọng, góp phần vào quá trình thủy phân để cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản là glucose và galactose để hệ tiêu hoá dễ hấp thụ. Trong một số trường hợp, cơ thể bị thiếu hụt hoặc không không tự sản sinh được men lactase sẽ dẫn đến tình trạng đường lactose không được thủy phân dẫn đến rối loạn tiêu hoá, uống sữa bị tiêu chảy


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu men lactase trong cơ thể như hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện (ở trẻ em), do dùng kháng sinh, do nhiễm trùng hoặc do di truyền…



Triệu chứng bất dung nạp đường lactose


Nếu không dung nạp được lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm). Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được khoảng 1 tuổi.


Một số bé bú sữa ít nên không xuất hiện triệu chứng khó chịu nào trong khi một số bé khác gia tăng tần suất tiêu chảy dù chỉ bú sữa một chút.


Ảnh hưởng tới sức khỏe


Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.


Nhiều trường hợp do không tiêu hoá được vì thiếu men lactase dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn trớ ở trẻ em, làm trẻ kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Uống sữa bị đau bụng, sôi bụng là triệu chứng thường gặp của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau


Khắc phục tình trạng


Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe.