Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Các trường hợp bất dung nạp Lactose và dị ứng sữa, cùng ảnh hưởng tới khoảng 30 đến 50 triệu người Mỹ và rất hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, các nguyên nhân và triệu chứng của từng trường hợp rất khác nhau.


Bất dung nạp Lactose mô tả một trường hợp hệ tiêu hóa của một người không tiêu hóa được Lactose, một loại đường hiện có trong sữa và một số thực phẩm. Thông thường, đường Lactose bị phá vỡ bởi một Enzyme gọi là Lactase. Lactase phá vỡ Lactose, hình thành hai loại đường đơn: Glucose và Galactose. Hai loại đường này có thể dễ dàng hấp thu vào máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.



Dị ứng sữa khác với bất dung nạp Lactose


Người bất dung nạp Lactose bị thiếu hụt Enzyme Lactase, có nghĩa rằng có rất nhiều Lactose vẫn còn trong ruột không được hấp thụ. Sau đó nó bị lên men do các vi khuẩn trong đường ruột và sinh ra khí chướng trong bụng và dẫn đến đầy hơi. Lactose lên men kích thích các thành bên trong của ruột gây hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy, sôi bụng hay đau bụng.


Trường hợp dị ứng sữa là khi một người bị dị ứng với các Protein trong sữa chứ không phải là đường Lactose trong sữa. Cá nhân bị dị ứng cũng có thể do đó ăn các Protein được tách ra từ sữa, đó là khi sử dụng một số sản phẩm chế biến từ sữa. Dị ứng sữa thực tế là trái ngược với hiện tượng bất dung nạp Lactose.


Chứng bất dung nạp Lactose có thể phát triển ở cả trẻ em và người lớn nhưng hiếm khi xảy ra trước 2 tuổi. bất dung nạp Lactose có thể diễn ra suốt đời và phổ biến hơn trong các nhóm dân tộc nhất định, đặc biệt là người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Phi và người châu Á.


Mặt khác, dị ứng sữa thường thấy ở trẻ sơ sinh trước 1 tuổi với các triệu chứng giảm bớt khi đứa trẻ lớn lên và ít khi còn tồn tại khi đến tuổi trưởng thành. Lần đầu tiên dị ứng sữa hiếm khi xuất hiện sau hai tuổi. Không giống như hiện tượng bất dung nạp đường Lactose, không có tỷ lệ dị ứng sữa khác nhau giữa các chủng tộc hay dân tộc.


Triệu chứng


Người bất dung nạp Lactose thường có các triệu chứng như uống sữa bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn và chướng bụng ,đầy hơi gia tăng khi ăn sữa hoặc sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua hoặc bơ. Ngược lại, dị ứng sữa làm phát sinh các triệu chứng điển hình khi dùng sữa xong như phát ban, sưng mặt, môi và lưỡi, dị ứng da.


Dị ứng sữa khác với bất dung nạp Lactose như thế nào?


Ở trẻ em, các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã. Em bé cũng có thể ho, thở khò khè và trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, cổ họng và thanh quản có thể sưng lên, khó thở và da dẻ bắt đầu chuyển màu hơi xanh. Những hiện tượng này chính là sốc phản vệ.


Sự khác biệt trong điều trị


Điều giống nhau trong việc kiểm soát cả hai hiện tượng dị ứng sữa và bất dung nạp Lactose là phải ngừng dùng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Đối với trường hợp bất dung nạp Lactose, có thể sử dụng viên uống hoặc thuốc nước bổ sung Enzyme Lactase trong cơ thể. Còn dị ứng sữa cần được điều trị bằng thuốc chống dị ứng như Antihistamin và tiêm Adrenaline trong trường hợp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Không dung nạp lactose là hiện tượng không thể tiêu hóa lactose, một loại đường rất phổ biến trong các sản phẩm sữa. Thông thường, nguyên nhân là do thiếu lactase, enzym có khả năng bẻ gãy, chuyển hóa đường lactose.



Nhiều người cho rằng đường lactose chỉ có trong các sản phẩm sữa nhưng thực tế chúng cũng được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm như: bánh mỳ, ngũ cốc, một số món tránh miệng và nhiều loại kẹo.


Đường lactose cũng thường chiếm khoảng 20% trong các loại thuốc như thuốc ngừa thai dạng ngậm và khoảng 6% trong một số loại thuốc hoạt tính như thuốc làm giảm tính axit trong dạ dày.


Ngoài ra, có thể bổ sung calcium từ nhiều loại thực phẩm bên cạnh sản phẩm sữa như: cải xanh, các loại đậu hạt, rau diếp, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, sữa đậu nành và nước cam.


Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa bị tiêu chảy hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ bao gồm những biểu hiện như là: đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi. Uống sữa bị sôi bụng cũng hay gặp và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.


Không dung nạp lactose thường gặp ở những người có rối loạn về tiêu hóa như buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy… Và những hiện tượng này thường xuất hiện sau khi ăn thực phẩm chứa lactose khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị chứng không dung nạp lactose, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn về những thực phẩm thay thế.


Chứng không dung nạp lactose được xem là một trong những chứng bệnh khá phổ biến và thường gặp ở người gốc Phi, người da đỏ và người châu Á…Hàng triệu người trên khắp thế giới mắc các bệnh liên quan đến xương do cơ thể họ không dung nạp đường lactose có trong các sản phẩm sữa.


Không dung nạp đường lactose vẫn có thể uống sữa?


Lactose là đường tự nhiên có trong sữa, thế nên khi cơ thể không dung nạp được đường lactose thì giải pháp tưởng chừng là “từ bỏ sở thích uống sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã phải từ bỏ cơ hội được cung cấp các dưỡng chất quan trọng như đạm, đường, các vitamin, canxi…


Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị thiếu men lactase vẫn có thể uống các loại sữa không đường lactose. Một số hãng sữa như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu các sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men hiện đại đã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Như vậy, với sản phẩm sữa Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, vừa hấp thụ đường gluces và galactose mà không sợ gặp phải các triệu chứng tiêu hoá khó chịu.

Uống sữa bị sôi bụng, đau bụng hay trầm trọng hơn là nôn trớ, tiêu chảy là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Các nghiên cứu cho thấy có đến 90% dân số Châu Á gặp phải triệu chứng này. Nhiều người gặp phải tình trạng trên thường nghĩ rằng do bụng yếu, không thích hợp uống sữa mà “quên” tìm kiếm giải pháp khắc phục. Thực tế không phải vậy; những người “bụng yếu” hoàn toàn có thể uống sữa để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu nếu biết được nguyên nhân và giải pháp.



Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân tại sao:


Lactose là loại đường có mặt trong tất cả các loại sữa và sản phẩm có chứa sữa, trong đó sữa mẹ có 7% là lactose, tỷ lệ này ổn định trong cả sữa đầu và sữa sau. Lactose rất quan trọng vì cung cấp tới 40% năng lượng, giúp hấp thụ sắt và canxi, đồng thời đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.(1)


Men để tiêu hóa lactose là lactase được sản xuất ở bề mặt ruột non giúp bẻ gẫy liên kết lactose thành đường glucose và galactose dễ hấp thu. Một số bé không sảnxuất đủ men lactase khiến cho đường lactose đi qua ruộtmà chưa được tiêu hóa gây kích ứng ruột, đầy hơi và tiêu chảy.


Triệu chứng của bất dung nạp đường lactose?


Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa bị sôi bụng hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ bao gồm những biểu hiện như là: đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi. Ỉa chảy cũng hay gặp và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.


Mức độ nặng phụ thuộc vào lượng lactose đưa vào cơ thể. Rất nhiều người không dung nạp đường lactose nhưng vẫn có thể ăn một lượng nhỏ đường lactose mà không gây triệu chứng. Thường thì càng ăn nhiều đường lactose thì triệu chứng xuất hiện càng rõ.


Trẻ nhỏ bị bất dung nạp lactose thường có nôn, đầy hơi, chán ăn, quấy khóc, ỉa chảy, mất nước, hậu môn đỏ, phân chua, uống sữa bị đau bụng.


Không dung nạp đường lactose vẫn có thể uống sữa?


Lactose là đường tự nhiên có trong sữa, thế nên khi cơ thể không dung nạp được đường lactose thì giải pháp tưởng chừng là “từ bỏ sở thích uống sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã phải từ bỏ cơ hội được cung cấp các dưỡng chất quan trọng như đạm, đường, các vitamin, canxi…


Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị thiếu men lactase vẫn có thể uống các loại sữa không đường lactose. Một số hãng sữa như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu các sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men hiện đại đã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Như vậy, với sản phẩm sữa Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, vừa hấp thụ đường gluces và galactose mà không sợ gặp phải các triệu chứng tiêu hoá khó chịu.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Hầu hết phụ nữ cảm nhận sự mang thai tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu nghi ngờ mang thai .Tuy nhiên, chờ đợi đến những ngày đó có vẻ hơi lâu trong khi tâm lý những người đang mong ngóng có con thì muốn biết kết quả thật nhanh. Vậy các mẹ có thể “soi” những dấu hiệu mang thai dưới đây.


Nếu bạn nhận thấy hầu hết  6 dấu hiệu có thai  này, có thể bạn đang mang trong mình thiên thần bé nhỏ đấy.



1 Sưng và đau ngực


Đau hoặc ngứa ran ở ngực là một trong những triệu chứng sớm phổ biến nhất khi mang thai. Núi đôi thường có xu hướng sưng và đau hơn để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau 9 tháng nữa. Ngực mẹ cũng có thể mềm và nhạy cảm hơn trong những tháng đầu thai kỳ. “Tuy nhiên không phải tất cả chị em đều nhận thấy dấu hiệu mang thai này đặc biệt là những người đã từng sử dụng thuốc tránh thai trước đó.”, chuyên gia khoa sản Teresa Pitman nói.


2 Nhũ hoa thẫm màu


Kích thích tố trong thai kỳ có thể làm nhũ hoa của mẹ tối, thậm chí là sẫm màu hơn bình thường. Triệu chứng mang thai này còn ngày một lan rộng hơn trong suốt thai kỳ.


3 Ra máu


5 đến 10 ngày sau khi thụ thai, nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ xuất hiện ở quần lót. Đó là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy vào thành tử cung.


4 Đi tiểu nhiều


Khi mang thai, tử cung lớn dần sẽ đè lên bang quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu. Áp lực này gia tăng và sự thay đổi đường ruột cũng có thể làm chị em táo bón nhiều hơn. Em bé càng lớn, những triệu chứng này càng biểu hiện rõ rệt


5 Mệt mỏi


Mệt mỏi là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy trong những tháng đầu mang thai. Nguyên nhân là do mẹ sẽ mất khá nhiều năng lượng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Hầu hết sau 12 tuần, khi nhau thai đã được hình thành hoàn thiện, mẹ sẽ bớt mệt mỏi hơn.


6 Buồn nôn


Buồn nôn cũng là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi mới mang thai. Nguyên nhân là do sự gia tăng mức độ hormone (khoảng 80% mẹ bầu bị ốm nghén 3 tháng đầu). Đối với một số mẹ, buồn nôn chỉ xảy ra vào buổi sáng, nhưng có những người nôn ói cả ngày, thậm chí bị ốm nghén cả thai kỳ. Nếu mẹ bỗng thấy dấu hiệu buồn nôn, có thể bạn mang bầu đấy.


7 Nhạy cảm với mùi


Mùi thức ăn, mùi khói xe, mùi mồ hôi… tất cả những loại mùi mà hàng ngày mẹ vẫn ngửi bình thường nhưng thời điểm này lại thấy khó chịu thì đó cũng có thể mẹ đã có bầu đấy. Các chuyên gia cho hay, nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể mẹ đang phản ứng với những loại thức ăn không đảm bảo để em bé được an toàn nhất.


8 Nhiệt độ cơ thể tăng


Nếu mẹ có thói quen thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình sẽ dễ dàng nhận ra nhiệt độ những ngày này sẽ tăng lên khoảng 0,3-0,5 độ C. Nếu triệu chứng này đi kèm với ra máu âm đạo, buồn nôn, mệt mỏi… thì có thể mẹ đã “dính” bầu.


9 Vắng “đèn đỏ”


Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của mẹ khá đều nhưng tháng này bị chậm đến 2-3 ngày. Đó chính là dấu hiệu mẹ đã có em bé. Tuy nhiên, công việc căng thẳng, ăn uống không khoa học… cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn.


10 Nhức đầu


Mẹ bỗng dưng bị đau nhức đầu, đau nhức cơ thể cũng có thể là dấu hiệu mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Tuy nhiên đấu hiệu này không phổ biến ở tất cả các mẹ bầu.


11 Hoa mắt, chóng mặt


Kích thích tố tăng lên trong thời gian mang thai có thể khiến tim mẹ đập nhanh hơn để bơm máu đến thai nhi. Điều này có thể khiến huyết áp của mẹ giảm và làm chị em bị hoa mắt, đau đầu. Nếu kết hợp cùng với những dấu hiệu trên thì có thể mẹ đã có em bé.

Những biểu hiện của trí tuệ thông qua sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên…chứng tỏ bé có một tư duy tốt .


Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ được chứng kiến nhiều thứ đầu tiền của trẻ: bước đi đầu tiên, nói những từ đầu tiên, nỗ lực tự lập đầu tiên…vậy để hoàn chỉnh trí tuệ cho bé cha mẹ nêntham khảo bài viết dưới đây.



1.Khả năng tư duy


Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này. Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác vì vậy để phát triển tư duy , phát triển trí tuệ của trẻ bố mẹ cần để ý kỹ hành động , cử chỉ , lời nói ..


2..Khả năng tập trung


Ở độ tuổi này sẽ bắt đầu hình thành nơi trẻ mầm mống của “chú ý có ý thức”.


Còn “chú ý vô thức” đã có tiến bộ vượt bậc. Điều đó giúp bé có thể tập trung chú ý trong thời gian dài vào một vật gì đó. Chỉ chú tâm vào trò chơi đó mà không lưu tâm, chú ý đến lời nói và hành động của người xung quanh.


Trẻ có thể chơi một mình với đồ chơi khoảng 30 phút, sau khi chơi chán thì sẽ ném đồ chơi đó đi.


3 . Tưởng tượng


Thời kỳ 12-18 tháng, hình thái ban đầu của tưởng tượng xuất hiện. Tưởng tượng là từ dùng để chỉ một hoạt động tổng hợp, phân tích có tính sáng tạo từ một biểu hiện có sẵn.


4.Ghi nhớ


Trí nhớ của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Ký ức non nớt giúp trẻ có thể nhớ được một vài bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn.


Thực ra đối với trẻ, cái dễ nhớ nhất vẫn là những ấn tượng mạnh mẽ hoặc những sự thể mang đậm màu sắc tình cảm.


Thông thường, một sự việc nào đó chỉ được ghi nhớ trong vài ngày có thể chục ngày hoặc không lưu lại ấn tượng gì cả.


5.Vận động


Nhiều trẻ có thể tập đi được từ khi tròn 12 tháng nhưng cũng có nhiều trẻ chậm hơn.


Trẻ 15 tháng chập chững đi không cần trợ giúp, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống, chơi xếp gỗ đơn giản.


18 tháng, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi trong nhà có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.


Khi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác đã nhuần nhuyễn, bé sẽ học cách đi giật lùi, tập chạy.


Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động tinh tế và phối hợp: có thể cầm bút chì, vẽ nguyệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to, có thể cầm thìa múc đồ ăn.


6.Ngôn ngữ


Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn thậm chí những câu đơn giản như gọi bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách.


Nếu được chỉ bảo, trẻ sẽ nhanh chóng nắm được tên các đồ vật, phân biệt được to nhỏ, khoảng cách, nông sâu, có khái niệm về thời gian.


7. Phát triển kỹ năng khác


Trẻ đã bắt đầu có thể phân loại các đồ vật vào các nhóm. Ví dụ như: bé biết con gà và con vịt giống nhau là cùng có cánh và lông. Trẻ cũng có ý niệm về sự sở hữu, ví dụ nhận biết được áo của bố, áo của mình, giầy của mẹ…


Lúc này, trẻ thường thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.

Một vài lí do thời tiết xấu như mưa to , quá nóng nực dễ làm trẻ ốm nên bạn phải để trẻ chơi đùa trong nhà nhưng lại không muốn trẻ lãng phí cả ngày ngồi trước tivi. Vậy thì hãy thử cùng bé chơi những trò chơi lành mạnh dưới đây để cho bé không cảm thấy nhàm chán nhé!



1. Tổ chức dã ngoại trong nhà


Chỉ cần trải một mảnh vải hoặc khăn trải bàn trên sàn nhà, bày đồ ăn thật đẹp và ngồi xuống thưởng thức là bạn đã có một chuyến picnic trong nhà đáng nhớ cho bé. Bạn cũng có thể nhờ bé cùng chuẩn bị đồ ăn để vừa dạy cho bé những kỹ năng cần thiết vừa gắn bó sâu sắc hơn tình cảm gia đình.


2. Cùng trẻ “xây nhà”


“Xây nhà” là một trò chơi rất thú vị giúp bạn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn và sự sáng tạo. Hãy để bé chơi ở bất cứ góc nào trong phòng khách hay phòng ngủ có khoảng không gian đủ rộng hay việc sắp xếp nhà cửa theo cách của bé cũng là trò chơi thú vị . Với một vài thùng các-tông, đệm, gối tựa hay bất cứ món đồ nào trong nhà là bạn đã tạo ra được những giây phút vui vẻ bên con rồi đấy. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen với trò chơi nhưng sau đấy hãy để bé tự xây dựng những pháo đài, những ngôi nhà của riêng mình nhé.


3. Đọc sách


Đọc sách là một hoạt động rất bổ ích và đơn giản mà bé có thể thực hiện ngay trong nhà. Bạn có thể tìm cho bé những cuốn truyện ngụ ngôn về những nhân vật mà bé yêu thích. Mỗi độ tuổi đều có những quyển sách phù hợp, vì vậy hãy cho trẻ kết thân với sách càng sớm càng tốt. Điều này cũng giúp bé tránh xa được thói quen nghiện xem tivi trong những ngày rảnh rỗi mà lại giúp bé phát triển kỹ năng đọc và hiểu .


4. Chơi đất nặn


Những thỏi đất nặn đầy màu sắc và dễ dàng tạo hình luôn có sức hút đặc biệt với các bé , đặc biệt hơn nữa là trò chơi này còn giúp bé nhà mình phát triển trí tuệ , giúp bé sáng tạo hơn . Vậy thì tại sao bạn không cùng bé nhào nặn chúng thành những hình khối, những con vật thật đáng yêu nhỉ. Tuy vậy, nhớ nhắc bé rửa tay sau khi nặn đất để giữ vệ sinh thật sạch nhé


5.Mở nhà hàng


Chuẩn bị tạp dề, xoong chảo, thìa dĩa và một số thực phẩm đồ chơi để giúp bé mở một nhà hàng của riêng mình. Sau đó hãy trở thành thực khách để bé phục vụ và nấu ăn cho bạn. Bạn cũng có thể để bé rủ thêm một vài người bạn hàng xóm sang chơi cùng để cửa hàng được “đông khách” nhé.


6. Làm đồ thủ công


Một hoạt động vui vẻ khác mà trẻ có thể chơi ở nhà là làm đồ thủ công. Trò chơi này giúp kích thích sự sáng tạo và khuyến khích trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm thủ công phù hợp với độ tuổi của các bé. Đối với các bé nhỏ bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu, cắt dán giấy… Với các bé lớn hơn, bé có thể may vá, lắp ráp mô hình hay chế tạo đồ vật từ phế liệu.


7.  Bowling


Bowling là một hoạt động gây hứng thú không chỉ cho người lớn mà với cả trẻ em. Giữ lại lõi giấy toilet hoặc những vỏ chai, vỏ lon để làm “nguyên liệu” cho trò chơi này. Sau đó, hãy cùng bé lăn bóng và thi xem ai làm đổ nhiều chai hơn nhé.

Thời điểm bé tập nói là thời điểm khá quan trọng trong sự phát triển của bé, làm thế nào để bé phát triển kỹ năng nói tốt ? Đừng chờ đến khi bé biết đi mới bắt đầu dạy bé nói. Làm thế là bạn đã bỏ lỡ cả năm trời tích lũy vốn từ của trẻ Ngoài ra, nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình…Dưới đây là 8 bí quyết góp phần phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ:


1. Lưu ý chế độ dinh dưỡng


Sự hấp thu đa dạng và hợp lý các chất dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của não bộ, cơ thể và cả khả năng ghi nhớ và diễn đạt từ ngữ của trẻ. Trong nhóm này bạn nên tránh cho trẻ dùng những chất quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay. Thuốc lá rất nguy hại đến phổi và hệ thống phát âm của trẻ. Cần lập ra của biểu đồ tăng trưởng bé để giúp trẻ phát triển đồng đều theo từng tháng


2. Đọc sách cho trẻ nghe thật nhiều


Tương tự phương pháp như đã nêu trên, ngay từ lúc bào thai, bạn cũng hãy đọc cho trẻ nghe những bài thơ, các đoạn văn, ca dao tục ngữ…. Bạn cũng có thể hát hoặc ngâm thơ cho bé nghe bằng chính giọng bình thường của mình (không cần có nhạc).


Với trẻ lớn hơn, bạn hãy đọc cho bé nghe các truyện tranh vui (Hãy để trẻ cắt và sưu tập những truyện nó thích). Bạn cũng có thể đọc cho trẻ nghe các mục liên quan đến lứa tuổi của bé trên báo hay tivi, hoạt động của các bạn cùng lứa, quảng cáo mua bán đồ chơi, quần áo dành cho lứa tuổi của trẻ. Bạn hãy đọc cho bé nghe thật nhiều, từ lúc bé không hiểu gì cho đến lúc chúng bật cười khi hiểu được những điều ấy.


3. Giải tỏa stress và chữa tật nói lắp



Những trẻ 3-5 tuổi thường bị tật nói lắp. Nguyên nhân là do stress. Các bậc cha mẹ có thể chữa được tật này bằng cách hướng dẫn các em cách đối phó hoặc giải tỏa các trạng thái căng thẳng. Chỉ khi nào bé thật sự có cảm giác bình an thì tật nói lắp cũng sẽ tự nhiên được khắc chế.


Ngay từ lúc còn là bào thai, nếu một người mẹ có khả năng cảm nhận tinh tế, người mẹ ấy sẽ nhận ra những điều làm con mình vui thích. Khi sinh ra và những năm đầu đời, các bậc cha mẹ cũng có thể nhận ra những gì làm con mình yêu – ghét – vui mừng hoặc sợ hãi. Bạn hãy ghi nhớ những cảm nhận quan trọng ấy. Khi nhận thấy con yêu có những biểu hiện căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi, bạn hãy tìm cách giúp bé giải tỏa. Nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình.


4. Dạy trẻ chính xác từ mới


Trẻ bắt đầu học nói từ lúc 10 tháng tuổi. Thời gian này trẻ quan tâm đến những từ bạn nói có liên quan đến vật mà chúng thích. Bạn cần dạy trẻ chính xác tên gọi những vật mà bé thích (cái gối, cây viết, quyển sách….). Bạn không nên dùng từ “măm măm” để thay từ “ăn”, không dùng “gâu gâu” để chỉ con chó…. Hãy dạy trẻ tên chính xác của mọi vật theo khoa học.


Từ 18 tháng trẻ bắt đầu quan tâm đến sự hứng thú của người nói. Đây là giai đoạn chuyển biến khác hẳn cách thức trẻ học từ mới so với giai đoạn trước đó. Từ chỗ trẻ “thích hỏi” từ mới sẽ chuyển sang “lắng nghe” những gì bạn đề cập đến. Ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết “phản ứng” khi bạn gọi tên một vật khác với những gì mà chúng “đã biết” trước đó!


Với trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ cả về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, các tên gọi khác nhau của một vật/hiện tượng. Hãy mở từ điển và chọn một từ (trẻ đã biết), đọc cho trẻ nghe định nghĩa của từ đó và xem trẻ có thể đoán được là từ gì không.


5. Luyện đọc nhiều hơn


Các chuyên gia đã khẳng định, kỹ năng nói có liên hệ nhân quả với kỹ năng đọc. Do vậy, muốn trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tinh tế thì trước hết phải giúp trẻ đọc giỏi. Cũng cần giúp trẻ phân biệt cách đọc theo ngữ pháp và đọc hiểu ý.


Khi trẻ biết đọc, cần giúp trẻ đọc các dòng chữ trên các bảng hiệu/pano, tên đường phố, đặc biệt là những dòng chữ trong các chương trình TV, phim ảnh có phụ đề…


6. Lưu ý rèn luyện vận động


Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về điều này. Tại sao vận động lại có tác động đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của con người? Các nghiên cứu khoa học đã kết luận, những người thuận tay phải sẽ ăn nói lưu loát hơn những người thuận tay trái. Các hoạt động của tay phải sẽ tác động đến bán cầu não trái – còn gọi là “bán cầu ưu thế ngôn ngữ”. Do đó, để con bạn có kỹ năng nói tốt hãy tập cho trẻ chơi và sử dụng tay phải nhiều hơn.


Mặt khác, trẻ sẽ không thể phát triển ổn định khả năng nói khi sức khỏe kém. Bạn cần cho trẻ vận động nhiều hơn. Chú ý những trò chơi kéo dài hơi thở (như chơi u) và tăng cường vận động đồng đều cả 2 tay 2 chân.


7. Hãy nói chuyện nhiều hơn


Có thể bạn đã từng nghĩ rằng trẻ sơ sinh không hiểu những gì bạn đã nói. Những công trình khoa học mới nhất đã bác bỏ điều ấy. Thật ra bé đã có thể cảm nhận được những cử chỉ yêu thương và những lời trìu mến của bạn ngay từ khi còn trong bào thai. Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn nữa, cho dù chúng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của những từ ấy. Đây chính là quá trình trẻ tích lũy vốn từ của mình.


Với trẻ lên 3 tuổi, hãy trò chuyện với con về các chương trình TV hay về bất kỳ phim nào mà nó từng xem. Theo đó, trẻ có thể kể lại cho bạn nghe về cảnh trí hay nhân vật trong phim. Hãy giúp trẻ tưởng tượng và hành động nếu chúng đóng vai các nhân vật đó. Phim có gợi cho trẻ nhớ về một câu chuyện nó đã từng đọc hay nghe trước đây không?


8. Một số bài tập tăng cường khả năng diễn đạt của trẻ


Bạn có thể giúp trẻ nói chuyện lưu loát hơn khi áp dụng các “bài tập” từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với yêu cầu phải chỉnh sửa kịp thời các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Hãy cùng trẻ chơi trò “Tự giới thiệu mình, nhóm bạn hoặc gia đình mình”. Hãy biến các ngôn từ giao tiếp hàng ngày (cảm ơn, xin lỗi, chào, chúc…) thành phản xạ nói tự nhiên của trẻ. Cũng nên bảo trẻ kể lại tóm tắt một sự kiện, bộ phim hoặc câu chuyện đã xem và bài học qua các câu chuyện ấy… Hãy giúp trẻ thể hiện khả năng nói của mình với số lượng cử tọa đông dần. Cũng đôi khi bạn nên để trẻ đứng trên bục cao khi hát hoặc “bi bô” để cả nhà cùng thưởng thức. Một số trẻ tỏ ra rất thích khi xem lại những đoạn video clip mà mình làm “nghệ sĩ” chính!


Bạn hãy lưu tâm thực hiện tất cả những vấn đề nêu trên, sự “bùng phát vốn từ” của mỗi bé có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, có khi chỉ sau một đêm, nhưng cũng có khi “nhích từng bước một”. Bạn chỉ thực sự cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc chuyên gia, khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 mà vẫn chưa hình thành và ổn định khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình.


Tham khảm thêm những kinh nhiệm giúp bé phát triển trí tuệ một cách hoàn chỉnh nhất.