Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn sáng là cử ăn quan trọng nhất trong ngày đối với trẻ. Để các bé không bị chán ăn, các mẹ hãy tích học cách nấu những thực đơn cho bé mới, lạ miệng để thay đổi thực đơn bữa sáng của bé liên tục. Sau đây các chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu 2 món súp ngon cho bé: súp nui gà xé và súp nui gạo chả cua.


Tác dụng của bữa ăn sáng đối với trẻ


Bữa sáng đảm bảo chất sẽ giúp bé có nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho các hoạt động trí tuệ và thể chất. Buổi sáng là khoảng thời gian bé cần nạp thêm năng lượng sau mỗi giấc ngủ dài từ 8 – 10 giờ. Nguồn calo dự trữ trong cơ thể chỉ đủ năng lượng cho bé đến giữa buổi sáng nếu không được dung nạp thêm.


Thực đơn cho bé vào bữa ăn sáng còn giúp bé duy trì trọng lượng cân đối vì buổi sáng là thời gian khởi động cho sự trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; sự trao đổi chất thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy calo.


Có bữa ăn sáng, trẻ sẽ nhận được một loạt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tham gia các hoạt động khác nhau. Vào bữa sáng, trẻ cũng tiêu thụ ít chất béo và cholesterol – những chất rất có hại cho sức khỏe.


 


Bữa sáng sẽ giúp trẻ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hàng ngày và cũng có thể nâng cao năng lực vận động, suy nghĩ… tạo ra những thành quả lao động tốt.


Nào, còn chần chờ gì nữa các bà mẹ đảm đang, hãy dành 15 phút cùng vào bếp chế biến 2 món súp nui ngon cho bé sau đây thôi.


Món ngon cho bé: Súp nui gà xé


Vị ngọt của các loại rau củ và gà xé được nấu cùng với nui mang đến cho bé yêu nhà bạn một món súp rất ngon miệng và hấp dẫn với cách làm rất nhanh mà đơn giản.



Nguyên liệu làm món súp nui gà xé:


– 1 bát nui khô


– 1 bát nhỏ gà luộc xé nhỏ (tùy thích có thể chọn thịt đùi hay ức)


– 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1 củ hành tây nhỏ


– 1 bát đầy đậu Hà Lan và ngô hạt


– 2 lít nước luộc gà


– Dầu ô liu loại nhẹ dùng để xào, muối, hạt nêm.


Cách làm súp nui gà xé cho bé yêu thưởng thức:


– Cà rốt và hành tây gọt vỏ rửa sạch rồi thái hạt lựu to.


– Cho khoảng 1 lít nước lã vào nồi đun sôi cùng với một thìa nhỏ muối rồi cho nui vào luộc sơ (không luộc chín hẳn), sau đó cho nui ra rổ cho ráo nước.


– Bắc nồi nấu súp lên bếp để lửa vừa, cho vào nồi khoảng một thìa canh dầu ô liu, tiếp theo cho hành tây và cà rốt vào xào, nêm vào chút muối cho đậm đà.


– Xào đến khi hành và cà rốt hơi mềm thì các bạn cho 2 lít nước luộc gà cùng thịt gà xé vào nấu sôi, nêm vào nồi muối và chút hạt nêm.


– Sau cùng cho toàn bộ nui, ngô hạt và đậu Hà Lan vào nấu cùng khoảng 5 phút là được, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.


– Tùy thích có thể dùng nóng hay nguội đều ngon.


Cà rốt, hành tây thái nhỏ.


Gà luộc xé miếng nhỏ


Luộc nui, đổ ra rổ cho ráo nước.


Đậu Hà Lan và ngô để nguyên hạt.


Xào cà rốt với hành tây.


Cho nước luộc gà vào, đun sôi rồi cho ngô, đậu, nui và thịt gà xé vào.


Nêm nếm cho vừa khẩu vị.


Tham khảo thêm món nui xào bò cho bữa sáng của bé.


 

Thông thường vào đầu thai kì những dấu hiệu mang thai chưa thể hiện rõ ràng nên nhiều phụ nữ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác như chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em phụ nữ vẫn có thể nhận biết việc mang thai sớm bằng một số dấu hiệu dưới đây để có thể có được một thai kỳ an toàn.



1. Mệt mỏi


Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.


2. Ngực thay đổi


Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Bầu ngực của bạn sẽ trở nên lớn hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch. Đôi khi ngực hết sức nhạy cảm và bị đau tức khi chạm vào. Quầng và núm vú cũng sẫm màu hơn.


3. Rối loạn tiểu tiện


Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể dấu hiệu nhận biết có thai sớm cho biết bạn đã mang thai. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên khiến bà bầu phải tiểu nhiều lần.


4. Đau lưng


Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.


5. Chất nhầy cổ tử cung đặc lại


Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ đầu tiên là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và bở hơ.


6. Khó thở


Do phôi thai cần thêm oxy để phát triển nên phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy khó thở.


7. Rối loạn tiêu hoá


- Phụ nữ có triệu chứng mang thai có thể nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Chị em sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt vào các buổi sáng lúc ngủ dậy.


- Bị táo bón: do tăng hormone trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn bị táo bón.


- Thường xuyên bị ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.


8. Rối loạn thần kinh – nội tiết


Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Bạn cảm thấy khó kiểm soát trạng thái của mình, dễ bị kích thích, dễ buồn, dễ vui, dễ tủi thân, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ hoặc ngủ li bì,… Hoặc có thể đang buồn chán, tủi thân, bạn trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.


Rất nhiều phụ nữ cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn gì đó khác thường. Bạn cảm thấy mình không thể ăn những món mà trước đó bạn vẫn thích thú ngược lại, có những cơn thèm không lý giải được về một món ăn nào đó chính là dấu hiệu có thai thường gặp

Cha mẹ luôn muốn bé yêu luôn được khỏe mạnh , phát triển tốt nhất vậy cha mẹ đã có cách nào nuôi dạy trẻ tốt chưa ? Cùng chia sẻ cho nhau 25 nguyên tắc quan trọng nhất dưới đây để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ.


  1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Bú sữa mẹ và cách cho con bú đúng cách càng lâu bao nhiêu, bé càng được khỏe mạnh bấy nhiêu. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất giúp sức đề kháng của bé phát triển chống lại chứng dị ứng và những căn bệnh truyền nhiễm.



2. Pha sữa đúng cách


Những lúc sữa mẹ không đáp ứng đủ, hãy thật cẩn thận trong việc cho bé bú sữa bình. Tránh pha sữa quá loãng sẽ khiến sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Ngược lại, nếu pha sữa quá đặc sẽ làm cho thận trẻ hoạt động quá sức.


3. Giữ ngôi nhà của bạn thật an toàn với trẻ


Những ca nhập viện trẻ em thường là do tai nạn bất ngờ và hơn phân nửa số đó xảy ra ở ngay tại nhà. Vậy nên đừng bao giờ để bé ở một mình, sắp xếp nhà cửa , vật dụng nguy hiểm xa khỏi tầm tay chúng và trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như cửa chắn cầu thang, chuông báo cháy…


4. Tiêm vắc-xin


Muốn giữ sức khỏe của con thật tốt, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để tiêm phòng đúng ngày. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch với những chứng bệnh phổ biến. Cũng đừng lo lắng quá vì chúng rất an toàn!


5. Thường xuyên vui đùa với bé


Tiếng cười kích thích phát tán endorphin, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Nụ cười là liều thuốc tốt nhất, nó xoa dịu căng thẳng và giúp chữa lành cả lý trí, thể xác và tâm hồn. Sự lạc quan giúp vấn đề khó khăn trở nên đỡ căng thẳng hơn. Tiếng cười có sức lan truyền và giúp cổ vũ tinh thần những ai đang ở xung quanh bạn.


Và điều quan trọng nhất, hãy tự vấn mình rằng, đừng làm bất cứ việc gì trở nên quá trầm trọng. Hãy cứ nhẹ nhàng đi, rồi hoàn cảnh xung quanh cũng sẽ như thế mà!


6. Luôn có sẵn paracetamol trong nhà


Si-rô paracetamol giúp bé hạ sốt. Nếu bạn còn băn khoăn về liều lượng dùng cho con, hãy nhờ bác sỹ tư vấn, điều đó cũng phụ thuộc vào cân nặng của bé nữa. Đừng tự ý cho con bạn dùng thuốc khi bé còn dưới 3 tháng.


Phải chú ý ngay khi nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ cơ thể con bạn đang quá cao: 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng, 38.3oC với trẻ từ 3 – 6 tháng và 39.4oC cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn có những biểu hiện nguy hiểm bất thường khác như bé không phản ứng lại sự trêu đùa của bạn hoặc xuất hiện những nốt phát ban trên da.


7. Giấc ngủ thật sâu


Trẻ em dưới 2 tuổi cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày: 10 tiếng cho giấc ngủ buổi tối và thêm 1 hay 2 tiếng cho giấc ngủ trưa trong ngày.


Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hormone tăng trưởng được giải phóng, chất dinh dưỡng được hấp thụ và lượng kiến thức sẽ được não bộ xử lý, củng cố. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng giúp bé nâng cao sức đề kháng. Những đứa trẻ thường xuyên bỏ giấc có khuynh hướng dễ lây các bệnh truyền nhiễm, rất dễ cáu kỉnh, hiếu động quá mức, thiếu tập trung và không phát triển đầy đủ các kỹ năng xã hội.


8.Thật cẩn thận trong cách ăn uống của chính bạn


Khi cho con bú, bạn đã truyền tất cả những gì mình hấp thụ sang cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Vậy nên hãy tránh sử dụng thức uống chứa caffeine hay rượu. Tự hạn chế mình ở mức dùng chỉ 2 hoặc 3 cốc trà, cà phê hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Tránh cho trẻ bú từ 2 – 3 tiếng sau khi uống, để cơ thể bạn đủ thời gian loại bỏ chất cồn ra ngoài. Đồng thời việc hút thuốc cũng làm tăng hàm lượng caffeine trong sữa mẹ nữa đấy!


9. Tập cho bé ngủ đúng giờ


Để cải thiện giấc ngủ, trẻ em cần tập ngủ đúng giờ giấc từ khi còn nhỏ. Hãy thử tập cho bé một chu kỳ như sau cho mỗi đêm: uống 1 cốc sữa, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo ngủ, chúc ngủ ngon, nghe một câu chuyện ngắn, dỗ dành và từ từ tắt đèn. Hãy luôn khuyến khích con bạn tự đi ngủ và ngủ ở giường riêng của chúng.


10. Rửa tay sạch


Tập thói quen rửa tay thật sạch trước và sau khi ẵm bé, đề phòng trường hợp bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho bé, hoặc từ tã của bé sang cho người khác.


11. Tận hưởng những buổi đi dạo


Đưa con đi hóng mát trong một bầu không khí trong lành sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển cảm xúc của trẻ, bé sẽ trở nên vui vẻ hơn. Bạn cũng có thể tận hưởng cho riêng mình những khoảnh khắc ấy. Đó cũng là một cách để thư giãn đấy!


12. Dùng thực phẩm tươi


Hoa quả hay trái cây tươi là những thứ rất tốt cho sức khỏe của trẻ, ăn tươi giúp cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng và vitamin nhiều hơn khi được nấu chín.


13. Bỏ hút thuốc


Để con bạn hít phải khói thuốc lá làm gia tăng khả năng đột tử và gây ra những vấn đề thật sự nghiêm trọng về hô hấp, kể cả bệnh hen suyễn.”- Bác sĩ Su Laurent,Chuyên viên phụ khoa M&B.


14. Cho con uống nhiều nước


Dỗ ngọt và động viên con bạn tập thói quen uống nước lọc mỗi khi khát cho đến khi bé ngưng bú mẹ. Tránh việc đưa những đồ ăn thức uống có chứa đường vào khẩu phần của bé hết mức có thể. Điều đó sẽ giúp bé định hình khẩu vị và từ chối những đồ ăn ngọt.


15. Chú ý đến mọi sự phát triển trong cơ thể bé


Những vấn đề với thị lực, thính giác hay những phát triển tổng quát sẽ dễ dàng được chữa trị hơn nếu chúng được phát hiện sớm.


16. Tập cho bé vận động nhiều


Ngay khi trẻ biết cử động, hãy động viên con càng năng động càng tốt. Ở lứa tuổi này, hoạt động là rất quan trọng để giúp tim, cơ chân tay và phổi phát triển tốt.


17. Thường xuyên mát-xa cho bé


Xoa bóp còn liên quan đến việc giúp bé tăng cân vì bạn sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn từ đó giấc ngủ được tốt hơn.”- Tan Lay Kean, chuyên viên vật lý trị liệu thuộc chương trình Mát-xa trẻ em bệnh viện Parkway – Singapore. Xoa bóp cho bé cũng là 1 cách để bạn thể hiện tình yêu và sự quan tâm của mình. Việc này cũng giúp thắt chặt hơn sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái, khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mát-xa còn giúp xoa dịu cơn đầy hơi, đau bụng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.


18. Đừng quên rau xanh


Những loại rau xanh như rau bi-na (spinach) hay cải xanh là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Chúng cũng chứa cả can-xi giúp xương và răng bé chắc hơn.


19. Phơi nắng


Ánh sáng mặt trời rất tốt giúp bé phát triển hệ xương chắc chắn, nhưng hãy bôi cho bé một lớp kem chống nắng ở mức 15 – mức bảo vệ nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, hãy tránh ánh nắng gắt buổi trưa và chiều chiếu trực tiếp lên da bé.


20. Âu yếm bé nhiều hơn


Hãy mang đến cho con bạn cảm thấy được yêu thương, che chở, an toàn. Hãy ôm bé vào lòng bất cứ lúc nào bạn có thể khi đang đọc sách, chơi đùa hay xem ti-vi.


21. Cẩn thận khi dùng muối


Đừng cho muối hay bất cứ gia vị nào vào thức ăn của bé cho đến sau khi bé 10 tháng tuổi, vì thận bé chưa thể lọc natri hiệu quả được. Thậm chí đến khi con lớn hơn cũng nên hạn chế những thức ăn quá mặn như phô mai, thịt muối hay bánh snack tẩm gia vị để tránh việc bé thích khẩu vị mặn.


22. Giúp con mát mẻ


Nếu con bạn bị sốt, hãy giữ mát cho bé. Một chiếc áo pyjamas cũng đủ rồi, không cần thêm áo khoác đâu.


23. Đừng cai sữa quá sớm


Trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ là tất cả những gì bé cần. Nếu bạn muốn bé cai sữa sớm hơn, hãy tham vấn ý kiến của Bác sĩ phụ khoa.


24. Bảo vệ tai trẻ


Loại trừ những nguy cơ nhiễm trùng tai cho con bằng cách luôn giữ cho tai bé khô thoáng hết mức có thể. Thấm khô tai bé bằng bông gòn, nhưng tránh dùng tăm bông.


25. Khẩu phần ăn: được và không được


Để ngăn chặn chứng béo phì từ lúc nhỏ và những ảnh hưởng của nó cho cuộc sống sau này, hãy đảm bảo rằng con bạn đang có một khẩu phần ăn cân đối với trái cây và rau xanh, hạn chế thức ăn nhanh và bánh snack tẩm gia vị.

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong ngóng sự ra đời của con yêu sau một thời gian dài mang thai. Nhưng bên cạnh đó là sự lo lắng, hồi hộp việc con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.  Có những em bé ra đời sớm hơn ngày dự kiến có khi lại ra đời muộn hơn một chút, điều này thật khó để biết được lúc nào em bé muốn ra. Có 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh dễ nhận thấy nhất mà chúng ta nên biết để chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới. Vậy 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh là gì?



1.Cơn đau co tử cung:


Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung đó là dấu hiệu chuyển dạ mà bạn sắp gặp phải , chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.


Cơ địa mỗi người là khác nau nên dấu hiệu sắp sinh cũng khác nhau. Nhưng 6 dấu hiệu chuẩn bị sinh là những dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất, các bạn nên biết và chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới, hãy để bà bầu có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ trước khi thực sự vào cuộc sinh nở.


2.Ra dịch nhớt:


Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.


3.Rò rỉ nước ối, vỡ ối:


Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.


Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.


4.Chảy máu:


Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.


5. Xuống bụng:


Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.


6.Tiêu chảy


Đây có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.


Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc – môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.


Nếu gặp những dấu hiện trên bạn và ông xã nên chuẩn bị đồ sơ sinh và  sẵn sàng cho sự ra đời của bé yêu nhé!

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa động vật có vú như: sữa bò, dê và sữa mẹ. Trong mỗi 100 ml sữa mẹ có khoảng 7 mg lactose. Hầu hết các công thức sữa cho trẻ sơ sinh có khoảng 7 mg lactose. Trong sữa bò có khoảng 5 mg.



Lactose đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Nó thực hiện một chức năng đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ thơ. Đó là lý do tại sao quá trình sản sinh lactase (các enzyme tiêu hóa lactose) giảm đi khi cơ thể chúng ta bắt đầu ngừng phát triển nhanh, và trở nên ổn định khi được 4 tuổi. Khả năng tiêu hóa đường latose của con người sẽ giảm theo tuổi tác và nó  trở thành một chức năng trong chế độ dinh dưỡng.


Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.


Nhiều trường hợp do không tiêu hoá được vì thiếu men lactase dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn trớ ở trẻ em, làm trẻ kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Uống sữa bị đau bụng, sôi bụng là triệu chứng thường gặp của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau


Đối với trẻ nhỏ và cả người lớn, nhu cầu uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa như Canxi và Vitamin D là rất lớn nhưng khi hệ tiêu hóa gặp phải những triệu chứng như trên, người ta ngại uống sữa hoặc thậm chí dừng hẳn việc hấp thu nguồn dinh dưỡng quan trọng này.


Là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, từ tháng 11.2013 Vinamilk tự hào cho ra đời lần đầu tiên tại Việt Nam sản phẩm mới sữa tiệt trùng không Lactoza bổ sung thêm Canxi và Vitamin D. Sản phẩm giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không ngại hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose.


Vì vậy, Vinamilk quyết định đưa ra thị trường sản phẩm này nhằm giúp những người tiêu dùng không dung nạp được lactose có cơ hội uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa. Đặc biệt, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex không lactoza của Vinamilk tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ hoàn toàn tự nhiên, vì nhờ công nghệ lên men tiên tiến, lactose có trong sữa đã được chuyển hóa thành 2 loại đường dễ hấp thu: glucose và galactose.

Trẻ tiêu chảy do bất dung nạp lactose



Khi trẻ bị tiêu chảy, các tác nhân gây bệnh hoặc độc tố của chúng gây nên sự tổn thương niêm mạc thành ruột, khiến men tiêu hoá đường lactose bị mất đi, và hậu quả là đường lactose không tiêu hoá được tích luỹ trong lòng ruột, tiếp tục gây nên tiêu chảy, làm tình hình càng tồi tệ hơn.


Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của các Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp màng ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn,virút hoặc độc tố của chúng làm thiếu men lactase.Do thiếu men lactasa làm đường lactose không tiêu hoá được trong ruột gây bất dung nạp lactose.


Dấu hiệu nhận biết bất dung nạp lactose ở trẻ là uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng, bị nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Khi cho trẻ ăn sữa không lactose, các triệu chứng trên giảm rõ rệt, tiêu chảy cầm, phân đặc và giảm độ chua, trẻ chịu ăn và mau chóng khỏi tiêu chảy. Hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của bé.


Mẹ nên làm gì?


Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Một số loại sữa ít lactose hơn một số loại sữa khác; vì vậy, việc tiêu hóa sữa ít lactose thường dễ dàng hơn. Nhìn chung, sữa chua dễ tiêu hóa hơn sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác, bởi vì sữa chua có chứa những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể sản xuất lactose.


Nếu bé uống sữa bị tiêu chảy do quá nhạy cảm với lactose, bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa lactose. Nếu không, bạn chỉ nên cho bé ăn một khẩu phần nhỏ những sản phẩm từ sữa. Bé sẽ dễ hấp thu lactose hơn nếu bé được ăn các sản phẩm từ sữa chung với những loại thức ăn dặm khác.


Lactose là đường tự nhiên có trong sữa, thế nên khi cơ thể không dung nạp được đường lactose thì giải pháp tưởng chừng là “từ bỏ sở thích uống sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã phải từ bỏ cơ hội được cung cấp các dưỡng chất quan trọng từ sữa như Canxi, các Vitamin và dưỡng chất. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến, cắt đôi hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe.

Uống sữa bị tiêu chảy, sôi bụng hay trầm trọng hơn là nôn trớ,đau bụng là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Nhiều người gặp phải tình trạng trên thường nghĩ rằng do bụng yếu, không thích hợp uống sữa mà quên tìm kiếm giải pháp khắc phục. Thực tế không phải vậy, những người “bụng yếu” hoàn toàn có thể uống sữa để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu nếu biết được nguyên nhân và giải pháp.



Các nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không dung nạp được lactose do thiếu men lactase. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt những trẻ được sinh mổ thường có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện trong giai đoạn đầu đời nên thiếu men lactase trong cơ thể.


Nhiều trẻ do không tiêu hóa được vì thiếu men lactase nên quấy khóc, nôn trớ, kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Nguyên nhân dẫn đến thiếu men lactase trong cơ thể như hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện (ở trẻ em), do dùng kháng sinh, nhiễm trùng hoặc di truyền… Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.


Lactose là đường tự nhiên có trong sữa, thế nên khi cơ thể không dung nạp được đường lactose thì giải pháp tưởng chừng là “từ bỏ sở thích uống sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã phải từ bỏ cơ hội được cung cấp các dưỡng chất quan trọng từ sữa như Canxi, các Vitamin và dưỡng chất.


Sữa tiệt trùng Flex không lactoza của Vinamilk được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến, cắt đôi hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không lactoza , người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo sôi bụng khi uống sữa