Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Vẽ và viết nguệch ngoạc


Trong khoảng từ 12 đến 18 tháng tuổi, con bạn có lúc cố viết một cái gì đó trên giấy và từ 18 đến 24 tháng tuổi, bé có thể khiến bạn ngạc nhiên vì vẽ được những đường thẳng nằm ngang hay đứng và có khi còn vẽ được cả một vòng tròn.



Hãy khích lệ những nét vẽ nguệch ngoạc đầu tiên ấy của con mình và giúp bé phát triển kỹ năng hoàn toàn mới vô cùng quan trọng cho cả cuộc đời bé sau này. Cầm bút vẽ là là tập hợp các kỹ năng vận động tinh tế gồm có cầm nắm, giữ và điều khiển; kỹ năng này giúp thúc đẩy thị giác và khai thông trí tưởng tượng tuyệt vời của con trẻ.


 


Để khích lệ trí tưởng tượng và phát triển kỹ năng cầm bút vẽ của con, hãy trải một tấm giấy to, dày và tốt nhất nên cố định bằng cách dán lên mặt bàn hoặc sàn để bé tự do sáng tác bức tranh của mình và mẹ thì không phải phát điên vì bé vẽ lên tấm khăn trải bàn tinh tươm mẹ mới thay. Bạn chỉ cần cho con vài cây chì sáp to hoặc bút lông xoá được dễ cầm với vài màu sắc cơ bản là đủ để bé bắt đầu “sự nghiệp” vẽ vời của mình.


 


Nếu con bạn không hứng thú với kiểu vẽ “nghiêm túc” này, hãy thử một cách khác như cho bé vẽ phấn màu an toàn không tạo bụi trên sân ngoài trời, vẽ trên giá thay vì đặt trên nền phẳng chẳng hạn. Bạn cũng đừng quên cho con tập vẽ với ngón tay nữa nhé, Kỹ năng cầm bút rất quan trọng, nhưng tập vẽ bằng ngón tay cũng giúp luyện kỹ năng vận động tinh cho con bạn và đó cũng là một bài thể dục đầy sáng tạo nữa.


 


Nếu bé thấy mệt với chuyện vẽ vời, bạn hãy thử cho bé chơi trò in dấu xem sao. Ngoài in dấu tay hay dấu chân, bạn và con còn có thể dùng rất nhiều thứ như lá cây, cánh hoa hay miếng cà rốt khía hoa để làm con dấu. Độc đáo hơn nữa, thỉnh thoảng bạn có thể hào phóng cho bé sáng tác tranh với kem pudding hay bột rau quả nghiền có màu sáng. Bé có thể vừa vẽ, vừa liếm ngón tay lại vừa thêm yêu chuyện ăn uống nữa chứ.


 


Bỏ vào và đổ ra


Vậy là đã đến lúc bạn phải làm quen với cuộc chiến bày bừa hàng ngày của bé, chúng diễn ra mỗi ngày khi bé bất đầu thức giấc và đổ hết đồ trong mọi thùng hộp trong tầm tay của bé ra. Cũng hợp lý thôi vì đổ đồ ra thì dễ hơn là cho đồ vào thùng rất nhiều, và đây là một trong những kỹ năng vận động tinh đầu tiên mà con bạn sẽ thuần thục.


 


Kỹ năng này của bé hơi bị phiền với mẹ, vì bạn sẽ phải đi dọn dẹp đống đồ bé đổ ra mỗi ngày, nhưng hãy tự nhủ rằng đó là một kỹ năng bước đệm quan trọng đối với nhận thức của bé. Bé đang dần nhận ra rằng một đồ vật như cái xô có thể chứa đựng một đồ vật khác, như đồ bẩn chẳng hạn. Khi mới nhận thức được điều này, bé sẽ rất thích thú với việc đổ mọi thứ ra, kể cả việc đó có làm bạn phát điên vì bé đổ luôn cả rác và đổ bẩn ra nhà.


 


Để chuẩn bị cho giai đoạn này khỏi hỗn độn, bạn hãy tạo cho bé một không gian để chơi riêng với những món đồ dễ dọn và sạch sẽ. Hãy đặt những khối đồ chơi vào hộp lớn, cài nắp hộp lại để tăng độ khó và giữ bé luôn bận rộn và không nghĩ đến chuyện đổ túi thức ăn của mèo hay xô chứa đồ bẩn ra sàn.


 


Hãy kiên nhẫn mẹ nhé, vì sau giai đoạn “đổ ra”, bé sẽ bước sang giai đoạn “cho vào”. Bé sẽ nhận thức được rằng các hành động của mình có thể đảo ngược, những gì bé đổ ra khỏi hộp thì có thể cho vào lại, thật là thú vị phải không? Cho đồ vào hộp chứa là kỹ năng vận động tinh khó hơn nhiều so với đổ đồ ra, vì vậy bạn hãy kiễn nhẫn và cho con thời gian để rèn luyện.


Đối với kỹ năng cho vào, bạn có thể tập cho con với mức độ thử thách tăng dần, từ bỏ đồ lớn vào hộp lớn đến bỏ những món nhỏ hơn vào những vật chứa nhỏ hơn, vật chứa có nắp đậy, hay vật chứa có cổ thắt. Ngoài ra, ngay lúc này đây, bạn đã có thể bắt đầu dạy con phân loại đồ đạc khi cho vào các vật chứa rồi đó.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một diếu tố có tên là Lactase, thường có tại thành của ruột non. Vì thế, bất dung nạp lactose thật ra trong cơ thể chúng ta thiếu diếu tố Lactase để biến hóa Lactose thành ra hai loại đường như đã trình bày trên. Ðã có nhiều người lầm tưởng bất dung nạp lactose là bị dị ứng với sữa, đây là một sai lầm rất lớn vì khi bị dị ứng với đồ ăn, sữa hay bất cứ một loại thuốc nào, hệ miễn nhiễm trong cơ thể chúng ta sẽ bài xích gây ra những phản ứng có thể nguy hiểm vơí tính mạng cho dù chỉ dùng một chút sữa, đồ ăn hay một loại thuốc nào đó.



Ngược lại, bất dung nạp Lactose, không có liên quan gì đến hệ miễn nhiễm của chúng ta, chỉ vì cơ thể chúng ta thiếu Lactase để tiêu hóa Lactose vì thế Lactose sẽ bị tống ra ngoài với dạng tiêu chảy.


Sự thiếu hụt lactase


Trong các loại động vật có vú, lượng Lactase sẽ giảm dần sau thời thơ ấu, chỉ có con người lượng Lactase vẫn giữ nguyên trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, với những người bất dung nạp lactose thì lượng Lactase có thể giảm từ lúc 2 tuổi, hay cũng có những người giảm lượng Lactase ở bất cứ lứa tuổi nào.Lượng Lactase thuyên giảm trong một thời gian bao lâu tùy thuộc vào yếu tố di truyền. Và cũng có người bị thuyên giảm lượng Lactase do những bịnh tật hay những cuộc giải phẫu hoặc những thuốc men gây nên như giải phẫu ruột non những người bị nhiễm HIV, những người sử dụng thuốc Neomycin, Tetracycline, Kanamycin, Methotrexate, Colchicine trong một thời gian dài hay những người nghiện rượu, cũng có khi do những cơn đi tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng. Tuy nhiên, lượng Lactase có thể trở lại bình thường sau một thời gian nếu ngưng sử dụng các thuốc kể trên, hay những cơn tiêu chảy nhiễm trùng được chữa trị đúng mức.


Những triệu chứng của bất dung nạp Lactose


1. Những Lactose không được tiêu hóa sẽ biến thành một dạng thuốc sổ laxative) vì thế sẽ gây ra hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy, và đau bụng, có đôi khi gây ra ói mửa.


2. Những loại vi trùng đã có sẵn ở thành ruột sẽ dùng lượng Lactose bị ứ đọng như một chất xúc tác để tạo ra hơi vì thế bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng uống sữa bị sôi bụng, tiêu chảy.


3. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ thấy những triệu chứng như bị mất nước, mất khoáng chất, mệt mỏi, khó chịu, hầu hết những triệu chứng này thường đi kèm với tiêu chảy gây ra.


4. Bệnh nhân cũng nên phân biệt giữa bị dị ứng với sữa với chứng không hợp đường Lactose : khi bị dị ứng sữa, bệnh nhân thường ói mửa, đi tiêu chảy ra máu, bị sưng người hay các khớp xương, và cảm thấy khó thở. Nếu bệnh nhân thấy những triệu chứng này phải lập tức được đi gặp bác sĩ ngay.


 


Cách chữa trị:


Thông thường, một người bị chứng không hợp Lactose có thể uống khoảng 100ml-200ml sữa mà vẫn không có triệu chứng gì, điều này là điểm phân biệt với dị ứng sữa và chứng không hợp Lactose , vì với dị ứng sữa, chỉ cần uống một chút sữa cũng có thể gây thiệt mạng. Ngoài ra, những loại sữa khác nhau cũng gây ra những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, như sữa không béo sẽ gây những triệu chứng trầm trọng hơn so với sữa có nhiều chất béo, hay sữa có  Chocolate sẽ gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không có Chocolate.


Uống lactase:


Có thể uống các Lactase trước khi uống sữa. Các loại Lactase được bán không cần toa tại các tiệm thuốc, có dạng thuốc nước hay dạng viên con nhộng hay dạng viên. Với dạng Lactase nước, có thể bỏ thắng vào sữa trước khi uống (liều lượng 4 giọt (drops) vào trong 1 quart sữa), lắc đều và bỏ vào tủ lạnh. Sau 24 tiếng đồng hồ, Lactase sẽ biến hóa Lactose có trong sữa thành một dạng đường khác, và vì thế sữa đó uống vào sẽ không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi bỏ Lactase vào sữa sẽ gây sữa ngọt hơn bình thường vì Lactose được biến hóa thành một dạng đường ngọt hơn Lactose. Lactase dạng viên hay viên con nhộng nên uống ngay trước khi uống sữa hay các loại thức ăn có chứa sữa.


Sữa cho người bất dung nạp lactose


Một số hãng sữa như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu các sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex – sữa không lactose được sản xuất với công nghệ lên men hiện đại đã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Như vậy, với sản phẩm sữa Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, vừa hấp thụ đường gluces và galactose mà không sợ gặp phải các triệu chứng tiêu hoá khó chịu.

Bé uống sữa bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hay gặp là trẻ bất dung nạp với đường lactose, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc điều trị tiêu chảy cấp không đúng, thường làm giảm lượng men lactose ở nhung mao ruột. Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến là cho tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trở thành tiêu chảy mãn tính. Những đứa trẻ này cứ uống sữa bị sôi bụng, tiêu chảy.



Điều đầu tiên mà các mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy là đưa trẻ tới ngay bác sĩ khi trẻ có triệu chứng như:


– Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.


– Phân có lẫn máu màu đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen lẫn dịch nhầy.


– Đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều


– Cặp sốt cho trẻ cao trên 38,5oC


Lý do tại sao bé cứ uống sữa bị tiêu chảy?


Đường lactase là gì? Tại sao trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp đường lactase?


Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển, giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa trong cơ thể trẻ.


Lactose khi vào đến ruột sẽ chia thành đường gluco và glactose nhờ vào một loại men do các vi nhung mao ruột tiết ra. Nếu không có hoặc thiếu hụt loại men này cơ thể sẽ không thể dung nạp được lactase. Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa hoặc hấp thụ đường lactase. Đường lactose dư thừa được chuyển thành axid lactic khiến trẻ chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng tùy thuộc vào lượng lactose nhiều hay ít.


Các bà mẹ cần làm gì khi trẻ không dung nạp lactose?


Thường khi bé bị tiêu chảy, nhiều bậc cha mẹ nghĩ ngay đến chuyện cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, hạn chế các thực phẩm giàu dưỡng chất, không cho trẻ uống sữa. đây là quan niệm hết sức sai lầm vì như vậy sẽ làm cho trẻ nhanh chóng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn


Do vậy, đối với trẻ bú mẹ dù trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được kiêng ăn cho trẻ. Bởi sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất sau khi điều trị bằng dung dịch oresol cho trẻ không dụng nạp lactose, vì lactose trong sữa mẹ vẫn được hệ tiêu hóa hấp thu khi thiếu men lactose ruột. Trong sữa mẹ có đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy.


Bên cạnh đó, các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạch ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương do nhiễm trùng. Người ta cũng nhận thấy rằng, trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường.


Ngoài ra cần lưu ý bổ sung can-xi trong chế độ ăn của trẻ trong giai đoạn này vì chế độ ăn không có lactose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi.


Khi bé đang ăn dặm bị tiêu chảy, cần phải tiếp tục chế độ ăn bổ sung bình thường với các thành phần dễ tiêu hóa như cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua.

Theo thống kê, đến khoảng 90% dân số Châu Á từng uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng, sôi bụng. Rất nhiều trường hợp “mãn tính” với hiện tượng này, đi kèm nhiều triệu chứng khác như khó tiêu, sôi bụng, nôn trớ, tiêu chảy khi uống sữa… Giải pháp những người này chọn là “miễn cưỡng chấp nhận” là từ bỏ sữa – thức uống đầy dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của nhiều lứa tuổi.



Uống sữa bị tiêu chảy vì không dung nạp được lactose


Lactose (hoặc Lactoza) hay còn gọi là đường sữa, có sẵn tự nhiên trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê… được hấp thụ và tiêu hoá dễ dàng nhờ men lactase trong hệ tiêu hoá. Men lactase được xem là nhân tố quan trọng, góp phần vào quá trình thủy phân để cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản là glucose và galactose để hệ tiêu hoá dễ hấp thụ. Trong một số trường hợp, cơ thể bị thiếu hụt hoặc không không tự sản sinh được men lactase sẽ dẫn đến tình trạng đường lactose không được thủy phân dẫn đến rối loạn tiêu hoá.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu men lactase trong cơ thể như hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện (ở trẻ em), do dùng kháng sinh, do nhiễm trùng hoặc do di truyền…


Thiếu men lactase ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá như thế nào?


Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.


Nhiều trường hợp do không tiêu hoá được vì thiếu men lactase dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn trớ ở trẻ em, làm trẻ kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Sữa nào dành cho người bị thiếu men lactase?


Trước đây, những người không tiêu hóa được đường lactose được khuyến cáo nên tránh uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều khoáng chất như canxi và vitamin D, cần thiết cho sức khoẻ của trẻ em và cả người trưởng thành, đặc biệt tốt cho xương.


 


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không Lactoza, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, từ tháng 11.2013 Vinamilk tự hào cho ra đời lần đầu tiên tại Việt Nam sản phẩm mới sữa tiệt trùng không Lactoza bổ sung thêm Canxi và Vitamin D.


Sản phẩm giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không ngại hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose.


Vinamilk giới thiệu sản phẩm sữa không Lactose đầu tiên tại Việt Nam


Lactose là một loại đường chủ yếu có trong sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men lactase. Men lactase giúp cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là galactose và glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể bạn sẽ không dung nạp được lactose, dẫn đến tình trạng đường lactose (không được hấp thu) bị lên men, gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…


Nghiên cứu chỉ ra rằng ở một số nước châu Á, có đến 90% dân số có cảm giác đầy bụng, khó tiêu khi uống sữa, thậm chí có một số người còn cho rằng uống sữa gây tiêu chảy. Tuy chưa có con số thống kê chính thức tại Việt Nam, hiện tượng này không có gì xa lạ đối với chính chúng ta hay những người quanh ta. Hội chứng này là hệ quả của hệ tiêu hóa không dung nạp được lactose có trong sữa.


Đối với trẻ nhỏ và cả người lớn, nhu cầu uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa như Canxi và Vitamin D là rất lớn nhưng khi hệ tiêu hóa gặp phải những triệu chứng như trên, người ta ngại uống sữa hoặc thậm chí dừng hẳn việc hấp thu nguồn dinh dưỡng quan trọng này.


Vì vậy, Vinamilk quyết định đưa ra thị trường sản phẩm này nhằm giúp những người tiêu dùng không dung nạp được lactose có cơ hội uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa. Đặc biệt, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex không actoza của Vinamilk tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ hoàn toàn tự nhiên, vì nhờ công nghệ lên men tiên tiến, lactose có trong sữa đã được chuyển hóa thành 2 loại đường dễ hấp thu: glucose và galactose.



Sản phẩm Sữa Tiệt Trùng Flex không Lactoza có bán tại siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk và các điểm bán lẻ trên toàn quốc từ tháng 11/2013.


 

Rất nhiều trẻ em sau khi uống sữa bị sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy… vậy đâu là giải pháp để trẻ tránh được hiện tượng này và có loại sữa không đường lactose nào phù hợp cho bé để bé không mất đi lượng canxi quan trọng từ sữa.


Lactose là gì?


Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ).


Không dung nạp được lactose có nghĩa là cơ thể không sản xuất ra đủ lactase – một enzym cần thiết để tiêu hóa lactose.


Kết quả, hàm lượng lactose không được tiêu hóa sẽ tích tụ ở ruột và gây nên vấn đề về đường ruột. Hiện tượng này thường gây khó chịu cho bé nhưng lại không nguy hiểm. Tình trạng không hấp thụ lactose có khả năng kéo dài ngay cả khi bé bước vào tuổi mẫu giáo hoặc đã đi học.


Triệu chứng bất dung nạp lactose


Nếu không dung nạp được lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm). Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được khoảng 1 tuổi.


Một số bé bú sữa ít nên không xuất hiện triệu chứng khó chịu nào trong khi một số bé khác gia tăng tần suất tiêu chảy dù chỉ bú sữa một chút.


Nguyên nhân chứng bất dung nạp lactose


Chưa có nguyên nhân chính xác lý giải vì sao bé không hấp thu được lactose. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, yếu tố có liên quan đến triệu chứng này là do bẩm sinh.


Một số ít bé chào đời đã không dung nạp được lactose. Trong giai đoạn đầu đời, các bé này có xu hướng bị tiêu chảy nghiêm trọng do cơ thể không tiêu hóa được lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng một loại sữa công thức không chứa lactose.


Nếu bé sơ sinh đột nhiên bị tiêu chảy thì có khả năng, bé đang gặp trục trặc tạm thời trong việc sản xuất ra lactose nhưng tình trạng không dung nạp được lactose chỉ diễn ra trong vòng 1-2 tuần lễ.


Sữa không đường lactose phù hợp cho bé


Cân bằng dinh dưỡng cho bé: Nếu bé nhạy cảm với những sản phẩm từ sữa, bạn nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi để bé phát triển hệ xương, răng. Những thực phẩm giàu canxi lại không có nguồn gốc từ sữa là: các loại rau màu xanh sậm, súp lơ xanh, sữa đậu nành, cá hồi, nước cam, tôm, cua, ốc…



Sữa tiệt trùng Flex không lactoza của Vinamilk được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến, cắt đôi hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không lactoza , người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý


Từ khi nhận thấy những dấu hiệu có thai đầu tiên thì điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý. Các chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên:


- Ăn thật nhiều các loại rau, các loại đậu (đậu xanh và đậu lăng) và trái cây tươi mỗi ngày.


- Ăn nhiều ngũ cốc (gồm khoai, bánh mì, mì ống, gạo…)


- Ăn nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm.


- Không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa).


- Uống nhiều nước trong ngày.



Bạn nên chọn thực phẩm ít muối, ăn một lượng đường vừa phải .


Dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị trung bình mỗi ngày cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống của mình cho tam cá nguyệt đầu tiên, 600 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 900 calo trong ba tháng cuối.


Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho mang thai 3 tháng đầu đó là: Một lát bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô; một quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây; một quả trứng luộc; nửa hộp sữa chua.


Trong các tam cá nguyệt tiếp theo, bạn tiếp tục bố trí ăn lượng tăng nhiều hơn với số lượng và số lần.


Trong vài tuần đầu tiên, sự thèm ăn của bạn có thể bị giảm đi đáng kể và bạn cảm thấy buồn nôn hoặc mệt mỏi. Trong phần giữa của thai kỳ sự thèm ăn của bạn giống như trước khi có thai hoặc tăng nhẹ. Đến cuối thai kỳ, sự thèm ăn của bạn bắt đầu tăng lên rõ rệt. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình.


Quy tắc quan trọng dành cho bạn đó là hãy ăn khi đói và tuyệt đối không nên cố ăn cho hai người.


Vitamin cần bổ sung


Thật tuyệt và may mắn nếu bạn không bị ốm nghén, bạn thoải mái có thể ăn những đồ ăn mà mình muốn, và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nghén, bạn đều bị nôn mỗi khi ăn xong, bạn cần phải bổ sung thêm vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Axit folic là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu chất này (có sẵn trong ngũ cốc, gan động vật, rau mầu xanh đậm), đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống.


Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng.


Sắt và Canxi cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng cho bà bầu. Iốt là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé.


Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống…, Canxi có trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt…


Nếu bạn là một người ăn chay, là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn có lịch sử sinh non… hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý.


Dinh dưỡng cho bà bầu: những thực phẩm cần tránh


Có một số loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh bởi các bác sĩ nhận định thực phẩm này không an toàn cho sự phát triển kỹ năng của trẻ.


- Hải sản, sushi, cá… Tuy cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng bạn vẫn nên đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá không thấp.


- Pate, thịt tái, trứng trần… tất cả đều là những thực phẩm có thể chứa nguồn vi khuẩn gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn


- Rượu: Khuyến cáo của chuyên gia y tế Úc, bà bầu nên nói không với rượu, các chất kích thích như cafe.


- Hút thuốc: Nếu bạn đang có bầu, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc, càng sớm càng tốt.


Ăn kiêng khi mang thai


Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm hại bạn và gây hại cho sự phát triển của em bé. Chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.


Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình bằng cách cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và tham gia một số bài tập thể dục hợp lý.


Cân nặng hợp lý


Cách tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ dần dần. Bạn nên đạt được khoảng tăng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi. Bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều tinh bột, trái cây rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa,…


Bạn không cần phải từ bỏ tất cả các món ăn ưa thích chỉ vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường.