Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn cho bạn những gì sẽ xảy ra trong năm tuổi thứ ba của bé. Mỗi trẻ đều phát triển kỹ năng theo cách riêng với một tốc độ riêng, biên độ bình thường để bé đạt đến các mốc phát triển cũng khá rộng, nên bạn không cần lo lắng trừ khi nhận thấy các dấu hiệu báo động được nói đến dưới đây.



Các mốc phát triển kỹ năng


Trí tưởng tượng bé đang nở rộ, bạn có thể thấy con mình bắt đầu chơi các trò chơi trong nhà: giả vờ cho búp bê ăn hay lái xe và bé bỗng nhiên sợ ma và sợ luôn những thứ rất bình thường như bóng tối hay tiếng máy hút bụi. Đó là do bé đang phải vất vả phân biệt giữa hiện thực và tưởng tượng.


Bé đã có thể nói chuyện rõ ràng hơn và những người không thường gặp bé có thể hiểu được bé nói gì. Bé có thể sử dụng một số đại từ nhân xưng đúng cách và làm theo được các hướng dẫn nhiều bước. Vốn từ của bé cũng tốt lên đáng ngạc nhiên. Bé sẽ sử dụng được hàng trăm từ ngữ khác nhau khi lên 3 tuổi.


Bé có thể lên xuống cầu thang, nhảy và cả đạp xe đạp ba bánh. Bàn tay của bé cũng đã khéo hơn nhiều, ở tuổi này, bạn sẽ thấy con biết cách mở cửa, mở hộp chứa và làm chuyển động từng bộ phận của món đồ chơi. Bé cũng biết vẽ vòng tròn và có thể giải được các trò chơi đố dễ.


Bạn có thể thấy rằng con mình đang phát triển tình bạn với các bé khác, biết đồng cảm và thể hiện tình cảm với bạn – thậm chí là cả với búp bê. Bé cũng dần dà biết chơi theo lượt và chia sẻ với bạn, nhưng bé vẫn đang học kiểm soát cảm xúc của mình thôi và nhiều lúc người lớn vẫn phải can thiệp khi các bé giành đồ chơi, la khóc và đánh nhau.


Vai trò của bạn


Hãy cho con bạn thật nhiều cơ hội được chơi với những đứa trẻ cùng tuổi khác. Bạn cứ để bé tranh giành đồ chơi với bạn nhưng hãy luôn sẵn sàng can thiệp và hướng dẫn các bé chia sẻ với nhau và chơi đồ chơi theo từng lượt. Bé cần được chỉ dẫn cách xử lý vấn đề và kiểm soát cảm xúc của bản thân.


Bạn có thể bày những trò chơi trong nhà sau để bé chơi: cùng đếm bậc cầu thang khi đi lên hoặc đi xuống, bảo bé tìm những món đồ chơi giống nhau và gọi tên các bộ phận trên người bé. Các trò chơi nhập vai giả vờ có thể giúp bé sắp xếp các cảm xúc, nhưng bạn hãy để bé chơi tự nhiên không cần can thiệp gì cả. Và hãy nhớ cho con ra ngoài trời chơi thật nhiều, để bé được chạy nhảy, tập đạp xe và tự do khám phá. Cùng bé sắp xếp nhà cửa và các hoạt động đơn giản trong khả năng của bé: sếp gọn đồ chơi, gấp quần áo…


Bạn cũng phải đặt ra các giới hạn đơn giản và rõ ràng để bé tuân theo, hãy nhớ thực hiện những luật lệ của mình thật nhất quán nhé! Và nhớ khen ngợi con mỗi khi bé cư xử tốt.


Hãy luôn nhớ là con bạn đang hiếu động hơn mỗi ngày với những kỹ năng mới mà bé đạt được, nên hãy cẩn thận kiểm tra các ngóc ngách trong nhà để đảm bảo an toàn cho bé.


Bé cũng đã sẵn sàng để chuyển từ cũi sang nằm giường vào sinh nhật lên 3 và bạn cũng hãy để ý các dấu hiệu cho thấy con mình đã sẵn sàng để tập ngồi bô di nhé.

Lactose là một dạng đường có trong sữa bò, những sản phẩm từ sữa và cả sữa mẹ. Khi không thể dung nạp loại đường này, cơ thể bé sẽ có những triệu chứng xấu.


Uống sữa bị tiêu chảy hay nôn mửa liên tục là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bé không sử dụng được chất này.


Không dung nạp Lactose nghĩa là gì?


Điều này có nghĩa cơ thể bé gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ số lượng Lactase (một loại enzym được tìm thấy trong ruột động vật và men mà có thể phá vỡ được Lactose thành Galatoza và Glucoza). Lactose được tìm thấy trong sữa bò và hầu hết các loại sữa khác. Lactose không được tiêu hóa trong ruột bé sẽ gây ra các triệu chứng về tiêu hóa.



Cơ thể bé sinh non không thể tự sản xuất Lactase bởi đây là chức năng phát triển trong giai đoạn thứ ba của thai kỳ. Thống kê hiện tại cho thấy, hiện nay có khoảng 40 triệu người Mỹ được chẩn đoán không dung nạp Lactose. Con số này còn được tìm thấy ở người da đen là 81%. Trong số đó, 46% có độ tuổi trên 50, 25% dưới 50. Nếu bố mẹ đều mắc chứng bệnh này, chắc chắn họ sẽ di truyền cho con cái sau này.


 


Nguyên nhân của việc bé không “dung nạp” Lactose


Hiện nay khoa học vẫn chưa có những thông tin chính xác về việc tại sao cơ thể không dung nạp được Lactose. Di truyền được coi là một trong số những nguyên nhân của vấn đề này. Khi ba mẹ bé không mắc bệnh này, khả năng bé không mắc phải khá cao. Trong một số trường hợp, cơ thể bé không dung nạp được loại đường này vì bú sữa mẹ. Những triệu chứng bé gặp khi mắc phải vấn đề này là tiêu chảy, sốt cao… Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ biến mất sau khoảng một tuần.


Triệu chứng cơ thể không dung nạp Lactose


Tùy thuộc vào thể trạng của bé, cơ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau như uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Chúng xuất hiện khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi bé ăn phải những thực phẩm đó. Ngoài ra, cơ thể bé có thể ủ rũ, mệt mỏi, mất nước… Trường hợp dị ứng với sữa do không hợp Lactose, bé có thể đi tiểu ra máu, sưng người, thậm chí đau khớp xương và cảm thấy khó thở… Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé tới ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.


Dị ứng sữa có giống với không dung nạp Lactose?


Nguyên nhân của dị ứng do hệ thống miễn dịch cơ thể phản ứng với một số chất. Trong khi đó, không dung nạp Lactose là một trạng thái của hệ tiêu hóa. Vì vậy, hai khái niệm này thường gây nhầm lẫn. Các biểu hiện của cơ thể bé như phát ban ngứa; sưng môi, mặt; chảy nước mũi, nước mắt sau khi ăn hay uống bơ, uống sữa bị tiêu chảy là triệu chứng dị ứng với Protein có trong sữa bò.


Đâu là giải pháp?


Triệu chứng này ở bé hiện vẫn chưa có những cách điều trị triệt để. Tuy nhiên, dưới đây là những cách mẹ có thể áp dụng để hạn chế tình trạng này xảy ra:


- Hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm từ sữa và và các loại thực phẩm khác có chứa Lactose.


- Khi mua sản phẩm, mẹ nên đọc kỹ nhãn hiệu, thành phần chất trên bao bì để hạn chế sự xuất hiện chất này. Những sản phẩm thường chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


- Không cho bé tiếp tục uống sữa nếu bé xuất hiện triệu chứng dị ứng ngay lần đầu tiên


- Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường ruột sản sinh thêm nhiều Lactase.


- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé. Nếu bé nhạy cảm với những thực phẩm từ sữa, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi không có nguồn gốc từ sữa như rau xanh, tôm, cua ốc… để bé phát triển xương, răng.


Minh Phương

Sữa là nguồn thực phẩm thiết yếu, ngoài vitamin và các khoáng chất thì đạm và đường lactose là hai thành phần chính có trong sữa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nhiều người không uống được sữa là do cơ thể không dung nạp được đường lactose.


Đường lactose có nhiều trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê…khi vào cơ thể sẽ được men lactose cắt đôi thành hai phân tử đơn giản hơn là glucose và galactose. Từ đó hệ tiêu hoá sẽ dễ dàng hấp thu và chuyển hoá. Glucose và galactose cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chính vì thế mà một khi thiếu men lactase, cơ thể sẽ không dung nạp được sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc thậm chí các sản phẩm làm từ sữa.



Theo thống kê, đến khoảng 90% dân số Châu Á từng uống sữa bị sôi bụng.  Rất nhiều trường hợp “mãn tính” với hiện tượng này, đi kèm nhiều triệu chứng khác như khó tiêu, sôi bụng, nôn trớ, tiêu chảy khi uống sữa… Giải pháp mà các đối tượng này “miễn cưỡng chấp nhận” là từ bỏ sữa – thức uống đầy dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của nhiều lứa tuổi.


Thiếu men lactase ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá như thế nào?


Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, mất nước, đau bụng. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu.


Nhiều trường hợp do không tiêu hoá được vì thiếu men lactase dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn trớ ở trẻ em, làm trẻ chậm phát triển. Hiện tượng uống sữa bị đau bụng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Giải pháp cho người bất dung nạp lactose


Một số hãng sữa như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu các sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men hiện đại đã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Như vậy, với sản phẩm sữa Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, vừa hấp thụ đường gluces và galactose mà không sợ gặp phải các triệu chứng tiêu hoá khó chịu.


 

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Khi bạn tìm hiểu về các mốc phát triển kỹ năng chuẩn của bé trong năm tuổi thứ 2, hãy nhớ rằng đó chỉ là những hướng dẫn chung. Mỗi em bé đều là một cá thể độc đáo, và bé có tốc độ phát triển riêng của mình. Biên độ phát triển bình thường là khá rộng, nên bạn cũng đừng quá lo trừ khi bé có các dấu hiệu báo động đáng quan tâm dưới đây.



Các mốc phát triển kỹ năng của bé


Trong năm này, con bạn đã có thể tự đi đứng và lớn lên trên chính đôi chân của mình. Từ những bước chập chững đầu tiên cần bạn nâng đỡ, bé rồi đây sẽ biết tự đi, biết lên xuống cầu thang, biết đứng nhón chân, đá bóng và thậm chí chạy nhanh thoăn thoắt khi được 2 tuổi. Không chỉ vậy, bạn còn chứng kiến cục cưng của mình trèo nhoay nhoáy lên ghế và sofa nữa.


Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, dù chưa diễn đạt được nhiều nhưng bé hiểu được nhiều hơn bạn nghĩ. Khi được 18 tháng, bé đã có thể nói được vài từ đơn, và khi được 2 tuổi bé đã có thể ghép các từ thành cụm hay câu ngắn. Bé cũng học từ mới rất nhanh khi bạn đọc sách cho bé nghe hay trong những cuộc trò chuyện hàng ngày. Và bé đã có thể hiểu được và làm theo mệnh lệnh kép như “Nhặt sách mang đến đây cho mẹ nào!”


Con bạn đã bắt đầu có thể nhận biết được các hình khối và màu sắc. Bé đã biết vẽ nguệch ngoạc bằng bút sáp, xây tháp với 4-5 khối hộp, ném bóng và thích bỏ đồ vào hộp rỗng rồi đổ ra. Bạn cũng có thể nhận ra các dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé thuận tay trái hay tay phải.


Sau một năm mọi thứ đều phải phụ thuộc vào người lớn, giờ đây bé muốn tự làm mọi thứ dù còn rất thô vụng như mặc và cởi quần áo, tự cầm cốc hay tự rửa tay. Thậm chí có bố mẹ còn bị sốc vì câu nói hoàn chỉnh đầu tiên của con có thể là bé đòi làm việc gì đó.


Bé cũng tỏ vẻ hứng thú với việc tập ngồi bô và thường bắt chước bố mẹ nói chuyện điện thoại rất ngộ nghĩnh. Bé gái sẽ bắt đầu giả bộ cho búp bê ăn, còn bé trai sẽ bắt chước bố lái xe.


Nỗi sợ xa cách lên đến đỉnh điểm vào giữa năm thứ hai, nhưng khi được 2 tuổi thì dịu đi nhiều vì bé đã biết chơi với các bé khác và thân thiện hơn với người trông trẻ. Trong khi đó, bé vẫn tiếp tục phát huy sự độc lập của mình, và điều đó cũng là thách thức với việc trông nom bé.


Vai trò của bạn


Hãy trau dồi kỹ năng nói của bé bằng cách diễn đạt thành lời các cảm xúc của bạn, đặt câu hỏi cho con, trò chuyện với con, đọc sách, hỏi ý con và tất nhiên là hãy cố gắng trả lời mọi câu hỏi về thế giới xung quanh của bé. Bạn biết không, khi bé ở tuổi này, bạn đã có thể bắt đầu dạy con về chữ cái và con số.


Con bạn có thể phát âm ngọng ngịu nhưng hãy cố đừng mắng bé mà chỉ cần lập lại từ đó với phát âm đúng. Khi bé chỉ vào thứ gì bé muốn, hãy khuyến khích bé hỏi thay vì chỉ trỏ. Bạn cũng hãy dạy con nói tên một số bộ phận trên cơ thể và gọi tên những đồ dùng thân thuộc.


Bạn hãy khuyến khích con chơi vớ búp bê và cả thức ăn. Hãy cùng chơi với bé những trò chơi trong nhà yêu cầu bé giúp bạn phân loại đồ chơi và xếp chúng theo từng loại giống nhau, như đồ chơi màu đỏ hoặc đồ chơi mềm. Và cũng đừng ngại dọn dẹp mà cho bé tập tự ăn với cốc và đồ dùng. Bạn cũng nên dẫn bé ra ngoài chơi nhiều; cho bé đến công viên, các sân chơi, hoặc sở thú để tập đi, chạy nhảy và tự do khám phá.


Hãy liên tục khích lệ các thói quen tốt của bé với những lời khen và sự quan tâm. Bạn đã bắt đầu phải đặt ra các giới hạn đơn giản cho con rồi, những luật lệ này nên rõ ràng, nhẹ nhàng và phải nhất quán. Hãy cho bé được lựa chọn giữa thứ này hay thứ kia. Bạn luôn phải thật kiên nhẫn và tích cực nhé, hãy nhớ là con bạn chỉ đang mới bắt đầu học kiểm soát và thể hiện bản thân thôi mà.

Khi con tập ăn dặm hết các loại rau củ quả, sang tháng thứ 6 các mẹ có thể thêm thịt và cá và gạo vào thực đơn ăn dặm cho bé. Theo hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng tại Pháp, khi con được 4-5 tháng tuổi, mẹ Áo Hồng cho con tập ăn dặm các loại rau, củ, quả. Sang đến tháng thứ 6 là lúc mẹ nên thêm gạo, thịt, cá – những món ăn có chất đạm và tinh bột vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi.



Về cách chế biến thịt và cá: Các mẹ nên chọn loại thịt nạc, cá trắng (ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn). Luộc thịt/ cá lên, giữ nước dùng lại. Rây thịt/ cá qua lưới hoặc giã, xay, sau đó hoà loãng bằng nước luộc.


Về cách chế biến rau, củ, quả: Cách chế biến vẫn như khi cho con ăn dặm lúc 4 + 5 tháng tuổi.


Về lịch ăn: Nếu hồi 4+5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trưa duy nhất thì khi 6 tháng tuổi mẹ có thể tăng lên 2 bữa, cụ thể: bữa trưa ăn dặm thịt/ cá + rau, bữa xế chiều ăn dặm hoa quả. Những bữa sữa khác còn lại trong ngày mẹ vẫn nên duy trì.


Các mẹ có thể xem cách chế biến hoa quả tại đây. Dưới đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi:


Cháo cà rốt, bí ngòi, thịt gà và dầu oliu. Giai đoạn này, lượng thịt bé cần chỉ khoảng 30gram/bát cháo/ngày.


Cải bó xôi, phần trắng của hành boa rô và cá hồi hấp. Lần đầu cho ăn món này, mẹ Áo Hồng để riêng rau và thịt để xem phản ứng của con với cá, sau đó trộn lẫn rau + thịt + cháo.


Soup bắp cải tím, khoai tây, thịt bê và sữa công thức. Mẹ Áo Hồng cho biết kết hợp thực phẩm này có mùi rất thơm, vị ngọt nhẹ nên bé dễ nuốt. Nếu hôm nào bé ăn soup, mẹ không cần cho ăn tinh bột, hoặc có thể cho bé 2-3 thìa cơm nát để bé tập nhai.


Món ăn kết hợp 5 loại rau củ: bí ngòi, đậu que, đậu hà lan, cà rốt, cải bó xôi nấu với thịt gà và một ít nui. Khi nấu mẹ nên thêm một chút dầu oliu vào bát cháo của bé.


Món ăn kết hợp với trái cây: 1/4 quả táo, bí ngòi, cà rốt, 30g thịt bò, 2 muỗng canh cơm và chút dầu oliu.


Món ăn kết hợp với sữa: Khoai lang, bí ngòi, bông cải xanh, cơm nhão, sữa công thức và chút dầu oliu. Tất cả nấu chín trừ dầu oliu và sữa, nấu chín, xay ra. Khi nào ăn cho sữa và dầu vào trộn đều.

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn  về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai  nhé.



Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu


Kể từ lúc nhận thấy những dấu hiệu có thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.


Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.


Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.


3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.


Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.


Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…


Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.


Mang thai 3 tháng đầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ ở tử cung mà chỉ dừng lại ở cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung là mối hiểm họa rất lớn khiến nhiều chị em lo sợ, nếu không xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.



Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường, nếu điều trị muộn, thai có thể bị vỡ, chảy máu nhiều dễ dẫn đến vô sinh.


Thông thường, ở các tuần đầu, rất khó để nhận thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Một số chị em có biểu hiện như ra máu ở âm đạo hoặc đau vùng bụng dưới. Nhưng đây cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với việc đến kỳ kinh nguyệt nên nhiều chị em không chú ý. Hầu hết các trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung là qua siêu âm. Tuy  nhiên, bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung qua các triệu chứng có thai sau:


Ốm nghén trầm trọng


Ốm nghén là dấu hiệu có thai phổ biến nhất ở chị em. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức…Thì mang thai ngoài tử cung là điều rất đáng ngờ.


Đau bụng


Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê.


Xuất huyết âm đạo


Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn so với 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài. Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.


Khi đã xác định là có thai những và nhận biết những triệu chứng trên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và xác định tình trạng, vi trí của thai (trong ống dẫn trứng, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng) ngoài tử cung để có phương pháp xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.