Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Khi bạn tìm hiểu về các mốc phát triển kỹ năng chuẩn của bé trong năm tuổi thứ 2, hãy nhớ rằng đó chỉ là những hướng dẫn chung. Mỗi em bé đều là một cá thể độc đáo, và bé có tốc độ phát triển riêng của mình. Biên độ phát triển bình thường là khá rộng, nên bạn cũng đừng quá lo trừ khi bé có các dấu hiệu báo động đáng quan tâm dưới đây.



Các mốc phát triển kỹ năng của bé


Trong năm này, con bạn đã có thể tự đi đứng và lớn lên trên chính đôi chân của mình. Từ những bước chập chững đầu tiên cần bạn nâng đỡ, bé rồi đây sẽ biết tự đi, biết lên xuống cầu thang, biết đứng nhón chân, đá bóng và thậm chí chạy nhanh thoăn thoắt khi được 2 tuổi. Không chỉ vậy, bạn còn chứng kiến cục cưng của mình trèo nhoay nhoáy lên ghế và sofa nữa.


Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, dù chưa diễn đạt được nhiều nhưng bé hiểu được nhiều hơn bạn nghĩ. Khi được 18 tháng, bé đã có thể nói được vài từ đơn, và khi được 2 tuổi bé đã có thể ghép các từ thành cụm hay câu ngắn. Bé cũng học từ mới rất nhanh khi bạn đọc sách cho bé nghe hay trong những cuộc trò chuyện hàng ngày. Và bé đã có thể hiểu được và làm theo mệnh lệnh kép như “Nhặt sách mang đến đây cho mẹ nào!”


Con bạn đã bắt đầu có thể nhận biết được các hình khối và màu sắc. Bé đã biết vẽ nguệch ngoạc bằng bút sáp, xây tháp với 4-5 khối hộp, ném bóng và thích bỏ đồ vào hộp rỗng rồi đổ ra. Bạn cũng có thể nhận ra các dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé thuận tay trái hay tay phải.


Sau một năm mọi thứ đều phải phụ thuộc vào người lớn, giờ đây bé muốn tự làm mọi thứ dù còn rất thô vụng như mặc và cởi quần áo, tự cầm cốc hay tự rửa tay. Thậm chí có bố mẹ còn bị sốc vì câu nói hoàn chỉnh đầu tiên của con có thể là bé đòi làm việc gì đó.


Bé cũng tỏ vẻ hứng thú với việc tập ngồi bô và thường bắt chước bố mẹ nói chuyện điện thoại rất ngộ nghĩnh. Bé gái sẽ bắt đầu giả bộ cho búp bê ăn, còn bé trai sẽ bắt chước bố lái xe.


Nỗi sợ xa cách lên đến đỉnh điểm vào giữa năm thứ hai, nhưng khi được 2 tuổi thì dịu đi nhiều vì bé đã biết chơi với các bé khác và thân thiện hơn với người trông trẻ. Trong khi đó, bé vẫn tiếp tục phát huy sự độc lập của mình, và điều đó cũng là thách thức với việc trông nom bé.


Vai trò của bạn


Hãy trau dồi kỹ năng nói của bé bằng cách diễn đạt thành lời các cảm xúc của bạn, đặt câu hỏi cho con, trò chuyện với con, đọc sách, hỏi ý con và tất nhiên là hãy cố gắng trả lời mọi câu hỏi về thế giới xung quanh của bé. Bạn biết không, khi bé ở tuổi này, bạn đã có thể bắt đầu dạy con về chữ cái và con số.


Con bạn có thể phát âm ngọng ngịu nhưng hãy cố đừng mắng bé mà chỉ cần lập lại từ đó với phát âm đúng. Khi bé chỉ vào thứ gì bé muốn, hãy khuyến khích bé hỏi thay vì chỉ trỏ. Bạn cũng hãy dạy con nói tên một số bộ phận trên cơ thể và gọi tên những đồ dùng thân thuộc.


Bạn hãy khuyến khích con chơi vớ búp bê và cả thức ăn. Hãy cùng chơi với bé những trò chơi trong nhà yêu cầu bé giúp bạn phân loại đồ chơi và xếp chúng theo từng loại giống nhau, như đồ chơi màu đỏ hoặc đồ chơi mềm. Và cũng đừng ngại dọn dẹp mà cho bé tập tự ăn với cốc và đồ dùng. Bạn cũng nên dẫn bé ra ngoài chơi nhiều; cho bé đến công viên, các sân chơi, hoặc sở thú để tập đi, chạy nhảy và tự do khám phá.


Hãy liên tục khích lệ các thói quen tốt của bé với những lời khen và sự quan tâm. Bạn đã bắt đầu phải đặt ra các giới hạn đơn giản cho con rồi, những luật lệ này nên rõ ràng, nhẹ nhàng và phải nhất quán. Hãy cho bé được lựa chọn giữa thứ này hay thứ kia. Bạn luôn phải thật kiên nhẫn và tích cực nhé, hãy nhớ là con bạn chỉ đang mới bắt đầu học kiểm soát và thể hiện bản thân thôi mà.

Khi con tập ăn dặm hết các loại rau củ quả, sang tháng thứ 6 các mẹ có thể thêm thịt và cá và gạo vào thực đơn ăn dặm cho bé. Theo hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng tại Pháp, khi con được 4-5 tháng tuổi, mẹ Áo Hồng cho con tập ăn dặm các loại rau, củ, quả. Sang đến tháng thứ 6 là lúc mẹ nên thêm gạo, thịt, cá – những món ăn có chất đạm và tinh bột vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi.



Về cách chế biến thịt và cá: Các mẹ nên chọn loại thịt nạc, cá trắng (ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn). Luộc thịt/ cá lên, giữ nước dùng lại. Rây thịt/ cá qua lưới hoặc giã, xay, sau đó hoà loãng bằng nước luộc.


Về cách chế biến rau, củ, quả: Cách chế biến vẫn như khi cho con ăn dặm lúc 4 + 5 tháng tuổi.


Về lịch ăn: Nếu hồi 4+5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trưa duy nhất thì khi 6 tháng tuổi mẹ có thể tăng lên 2 bữa, cụ thể: bữa trưa ăn dặm thịt/ cá + rau, bữa xế chiều ăn dặm hoa quả. Những bữa sữa khác còn lại trong ngày mẹ vẫn nên duy trì.


Các mẹ có thể xem cách chế biến hoa quả tại đây. Dưới đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi:


Cháo cà rốt, bí ngòi, thịt gà và dầu oliu. Giai đoạn này, lượng thịt bé cần chỉ khoảng 30gram/bát cháo/ngày.


Cải bó xôi, phần trắng của hành boa rô và cá hồi hấp. Lần đầu cho ăn món này, mẹ Áo Hồng để riêng rau và thịt để xem phản ứng của con với cá, sau đó trộn lẫn rau + thịt + cháo.


Soup bắp cải tím, khoai tây, thịt bê và sữa công thức. Mẹ Áo Hồng cho biết kết hợp thực phẩm này có mùi rất thơm, vị ngọt nhẹ nên bé dễ nuốt. Nếu hôm nào bé ăn soup, mẹ không cần cho ăn tinh bột, hoặc có thể cho bé 2-3 thìa cơm nát để bé tập nhai.


Món ăn kết hợp 5 loại rau củ: bí ngòi, đậu que, đậu hà lan, cà rốt, cải bó xôi nấu với thịt gà và một ít nui. Khi nấu mẹ nên thêm một chút dầu oliu vào bát cháo của bé.


Món ăn kết hợp với trái cây: 1/4 quả táo, bí ngòi, cà rốt, 30g thịt bò, 2 muỗng canh cơm và chút dầu oliu.


Món ăn kết hợp với sữa: Khoai lang, bí ngòi, bông cải xanh, cơm nhão, sữa công thức và chút dầu oliu. Tất cả nấu chín trừ dầu oliu và sữa, nấu chín, xay ra. Khi nào ăn cho sữa và dầu vào trộn đều.

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn  về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai  nhé.



Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu


Kể từ lúc nhận thấy những dấu hiệu có thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.


Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.


Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.


3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.


Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.


Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…


Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.


Mang thai 3 tháng đầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ ở tử cung mà chỉ dừng lại ở cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung là mối hiểm họa rất lớn khiến nhiều chị em lo sợ, nếu không xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.



Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường, nếu điều trị muộn, thai có thể bị vỡ, chảy máu nhiều dễ dẫn đến vô sinh.


Thông thường, ở các tuần đầu, rất khó để nhận thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Một số chị em có biểu hiện như ra máu ở âm đạo hoặc đau vùng bụng dưới. Nhưng đây cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với việc đến kỳ kinh nguyệt nên nhiều chị em không chú ý. Hầu hết các trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung là qua siêu âm. Tuy  nhiên, bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung qua các triệu chứng có thai sau:


Ốm nghén trầm trọng


Ốm nghén là dấu hiệu có thai phổ biến nhất ở chị em. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức…Thì mang thai ngoài tử cung là điều rất đáng ngờ.


Đau bụng


Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê.


Xuất huyết âm đạo


Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn so với 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài. Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.


Khi đã xác định là có thai những và nhận biết những triệu chứng trên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và xác định tình trạng, vi trí của thai (trong ống dẫn trứng, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng) ngoài tử cung để có phương pháp xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Da sậm màu



Khoảng 70% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị mụn trứng cá và da sậm màu. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện rất “vô duyên” quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc những vùng da khác trên cơ thể.


Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi có dấu hiệu mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số người, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.


2. Bỗng dưng bị rôm sảy như em bé


Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng nhiều người lớn, kể cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi có thai, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.


Rôm sảy có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi thai phụ cũng không để ý tới. Những vùng da bị nổi rôm phổ biến là: dưới ngực, bụng dưới, đùi trong, lưng…


3. Nhiều lông


Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu có thai thường gặp. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.


4. Són tiểu


Một số mẹ bầu có hiện tượng són tiểu khi hắt hơi hay cười lớn. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu. Vì vậy lời khuyên cho các mẹ bầu là cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són.


Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu.


5. Không kiểm soát được “xì hơi”


Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ. Nguyên nhân là do hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.


Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị vì đây là một trong những thủ phạm khiến bạn dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.


6. Chảy dãi như trẻ con


Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong. Chính sự thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.


Vì vậy mẹ bầu nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.

I. Bánh flan dừa


Nguyên liệu làm bánh flan dừa


Phần caramel:


65g đường


30ml nước


¼ quả chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt


Phần bánh:


350ml nước cốt dừa


2 quả trứng gà


20g đường cát


¼ tsp vani



Cách làm bánh flan dừa


Cho đường và nước vào một chiếc chảo sáng màu chưng đến khi màu đậm hơn màu mật ong thì tắt bếp, cho nước cốt chanh vào để tránh bị lại đường. Khi đun bạn nhớ đừng khuấy nhé, chỉ lắc nhẹ 2 quai nồi cho đường tan hết mà thôi.


Đổ đường đã chưng ra cốc.


Trứng đập ra khuấy nhẹ theo 1 chiều cho tan, thêm vani vào khuấy cùng.


Nước cốt dừa và đường đổ vào nồi đun ấm, bạn nhớ chỉ đun ấm, không đun sôi.


Khi tắt bếp thì từ từ đổ trứng vào, khuấy nhẹ nhàng cho thành hỗn hợp đồng nhất.


Sau đó lọc qua rây để loại bỏ những lợn cợn trứng rồi rót vào cốc đã có đường màu.


Chuẩn bị 1 chiếc khay để hấp cách thủy, lót một lớp khăn bên dưới để tránh nước sôi làm caramel bị rỗ.


Cho cốc bánh flan vào khay và đổ nước sôi vào, đem nướng ở 160 độ C trong 40 phút. Nếu không có lò nướng bạn có thể hấp cách thủy nhé, nhưng chú ý đậy một lớp khăn trên mặt cốc và thi thoảng mở nắp vung lau để tránh bánh bị nước chảy vào.


Sau khi nướng xong bạn lấy bánh flan ra ngoài để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 giờ. Khi ăn dùng dao sắc và mỏng lách nhẹ xung quanh cốc để đổ bánh ra.


II. Bánh flan chocolate


Nguyên liệu làm bánh flan chocolate


- 50g chocolate đắng – bẻ nhỏ hoặc bào vụn


- 200ml kem tươi (whipping cream)


- 2 lòng đỏ trứng cỡ trung bình


- 30g đường


- 15g bột cacao


- 1 nhúm muối


- Chút xíu tinh chất vani


- Kem tươi, hoa quả ăn kèm nếu thích.


Cách làm bánh flan chocolate


Bước 1:


Để chocolate bào vào một bát trung bình.


Đun kem tươi trên lửa nhỏ cho tới khi lăn tăn sôi thì tắt bếp, đổ kem tươi vào bát chocolate, để nguyên trong khoảng 1 phút thì khuấy đều tới khi có được hỗn hợp sánh mịn thì đổ hỗn hợp này vào lại nồi bạn vừa đun kem tươi.


Bước 2:


Đánh tan lòng đỏ trứng, lấy một ít hỗn hợp kem tươi – chocolate bạn vừa có ở bước trên cho vào bát trứng đánh cùng cho tan hết thì đổ bát trứng này vào nồi kem tươi – chocolate.


Bước 3:


Trộn đều đường và bột cacao, cho vào nồi kem tươi – chocolate rồi khuấy đều. Để yên trong 5 phút, hỗn hợp này sẽ đặc lại; bây giờ bạn mới thêm muối và tinh chất vani, khuấy đều lần cuối.


Bước 4:


Rót hỗn hợp chocolate vào các cốc nướng nhỏ (ramekin).


Đặt các cốc nướng nhỏ này vào khay nướng, đổ nước sôi ngập 1/2 khay nướng.


Cho khay nướng này vào lò nướng với nhiệt độ 150ºC trong khoảng 30 – 35 phút là được.


Bánh flan sau khi nướng cho ra ngoài để nguội rồi cất vào tủ lạnh cho mát ăn mùa hè rất hợp đấy:


Cách làm bánh flan chocolate thật đơn giản phải không! Bạn có thể ăn bánh flan thôi là ngon lắm rồi hoặc nếu cầu kỳ hơn bạn ăn kèm kem tươi và hoa quả thì trông món tráng miệng của bạn ngon chẳng khác gì nhà hàng đâu nhé!


III. Bánh flan rau câu lá dứa


Nguyên liệu


- 6 quả trứng gà


- 700ml sữa tươi


- 80g đường


- 1 muỗng cà phê vani nước


- 80g đường


- 50ml nước


- 1 muỗng canh bột rau câu (agar)


- 500ml nước cốt dừa


Để làm caramel, cho đường và nước vào nồi, nấu đến khi đường chuyển màu cánh gián. Cho khoảng 2 muỗng canh nước vào caramel. Chia ngay caramel vào khuôn. Để làm phần bánh flan, đánh tan trứng với đường rồi cho sữa và vani vào hoà đều.


Lược lại cho mịn. Khi phần caramel đã đông lại, đổ hỗn hợp bánh flan vào khuôn. Bạn nhớ chỉ đổ một lớp khoảng 1-2 cm thôi để còn chỗ cho phần rau câu. Hấp bánh flan trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho bánh flan chín. Để nguội.


 

Uống sữa bị sôi bụng, đau bụng hay trầm trọng hơn là nôn trớ, tiêu chảy là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Các nghiên cứu cho thấy có đến 90% dân số Châu Á gặp phải triệu chứng này. Nhiều người gặp phải tình trạng trên thường nghĩ rằng do bụng yếu, không thích hợp uống sữa mà “quên” tìm kiếm giải pháp khắc phục. Thực tế không phải vậy; những người “bụng yếu” hoàn toàn có thể uống sữa để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu nếu biết được nguyên nhân và giải pháp.



Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân tại sao:


Lactose là loại đường có mặt trong tất cả các loại sữa và sản phẩm có chứa sữa, trong đó sữa mẹ có 7% là lactose, tỷ lệ này ổn định trong cả sữa đầu và sữa sau. Lactose rất quan trọng vì cung cấp tới 40% năng lượng, giúp hấp thụ sắt và canxi, đồng thời đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.(1)


Men để tiêu hóa lactose là lactase được sản xuất ở bề mặt ruột non giúp bẻ gẫy liên kết lactose thành đường glucose và galactose dễ hấp thu. Một số bé không sảnxuất đủ men lactase khiến cho đường lactose đi qua ruộtmà chưa được tiêu hóa gây kích ứng ruột, đầy hơi và tiêu chảy.


Triệu chứng của bất dung nạp đường lactose?


Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa bị sôi bụng hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ bao gồm những biểu hiện như là: đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi. Ỉa chảy cũng hay gặp và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.


Mức độ nặng phụ thuộc vào lượng lactose đưa vào cơ thể. Rất nhiều người không dung nạp đường lactose nhưng vẫn có thể ăn một lượng nhỏ đường lactose mà không gây triệu chứng. Thường thì càng ăn nhiều đường lactose thì triệu chứng xuất hiện càng rõ.


Trẻ nhỏ bị bất dung nạp lactose thường có nôn, đầy hơi, chán ăn, quấy khóc, ỉa chảy, mất nước, hậu môn đỏ, phân chua, uống sữa bị đau bụng.


Không dung nạp đường lactose vẫn có thể uống sữa?


Lactose là đường tự nhiên có trong sữa, thế nên khi cơ thể không dung nạp được đường lactose thì giải pháp tưởng chừng là “từ bỏ sở thích uống sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã phải từ bỏ cơ hội được cung cấp các dưỡng chất quan trọng như đạm, đường, các vitamin, canxi…


Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị thiếu men lactase vẫn có thể uống các loại sữa không đường lactose. Một số hãng sữa như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu các sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men hiện đại đã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.  Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D cao, sản phẩm sữa tiệt trùng Flex đảm bảo dinh dưỡng cho người dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Như vậy, với sản phẩm sữa Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, vừa hấp thụ đường gluces và galactose mà không sợ gặp phải các triệu chứng tiêu hoá khó chịu.