Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Các chuyên gia nhi khoa đã đúc kết 25 nguyên tắc quan trọng nhất dưới đây để bảo vệ và chăm sóc em bé.



1. Nuôi con bằng sữa mẹ


Bú sữa mẹ càng lâu bao nhiêu, bé càng được khỏe mạnh bấy nhiêu. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất giúp sức đề kháng của bé phát triển chống lại chứng dị ứng và những căn bệnh truyền nhiễm.


2. Tiêm vắc-xin


Muốn giữ sức khỏe của con thật tốt, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để tiêm phòng đúng ngày. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch với những chứng bệnh phổ biến. Cũng đừng lo lắng quá vì chúng rất an toàn!


3. Giữ ngôi nhà của bạn thật an toàn với trẻ


Những ca nhập viện trẻ em thường là do tai nạn bất ngờ và hơn phân nửa số đó xảy ra ở ngay tại nhà. Vậy nên đừng bao giờ để bé ở một mình, đặt những vật dụng nguy hiểm xa khỏi tầm tay chúng và trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như cửa chắn cầu thang, chuông báo cháy…


4. Pha sữa đúng cách


Những lúc sữa mẹ không đáp ứng đủ, hãy thật cẩn thận trong việc cho bé bú sữa bình. Tránh pha sữa quá loãng sẽ khiến sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Ngược lại, nếu pha sữa quá đặc sẽ làm cho thận trẻ hoạt động quá sức.


5. Thật cẩn thận trong cách ăn uống của chính bạn


Khi cho con bú, bạn đã truyền tất cả những gì mình hấp thụ sang cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Vậy nên hãy tránh sử dụng thức uống chứa caffeine hay rượu. Tự hạn chế mình ở mức dùng chỉ 2 hoặc 3 cốc trà, cà phê hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Tránh cho trẻ bú từ 2 – 3 tiếng sau khi uống, để cơ thể bạn đủ thời gian loại bỏ chất cồn ra ngoài. Đồng thời việc hút thuốc cũng làm tăng hàm lượng caffeine trong sữa mẹ nữa đấy!


6. Luôn có sẵn paracetamol trong nhà


Si-rô paracetamol giúp bé hạ sốt. Nếu bạn còn băn khoăn về liều lượng dùng cho con, hãy nhờ bác sỹ tư vấn, điều đó cũng phụ thuộc vào cân nặng của bé nữa. Đừng tự ý cho con bạn dùng thuốc khi bé còn dưới 3 tháng.


Phải chú ý ngay khi nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ cơ thể con bạn đang quá cao: 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng, 38.3oC với trẻ từ 3 – 6 tháng và 39.4oC cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn có những biểu hiện nguy hiểm bất thường khác như bé không phản ứng lại sự trêu đùa của bạn hoặc xuất hiện những nốt phát ban trên da.


7. Giấc ngủ thật sâu


Trẻ em dưới 2 tuổi cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày: 10 tiếng cho giấc ngủ buổi tối và thêm 1 hay 2 tiếng cho giấc ngủ trưa trong ngày.


Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hormone tăng trưởng được giải phóng, chất dinh dưỡng được hấp thụ và lượng kiến thức sẽ được não bộ xử lý, củng cố. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng giúp bé nâng cao sức đề kháng. Những đứa trẻ thường xuyên bỏ giấc có khuynh hướng dễ lây các bệnh truyền nhiễm, rất dễ cáu kỉnh, hiếu động quá mức, thiếu tập trung và không phát triển kỹ năng xã hội đầy đủ.


8. Thường xuyên vui đùa với bé


Tiếng cười kích thích phát tán endorphin, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Nụ cười là liều thuốc tốt nhất, nó xoa dịu căng thẳng và giúp chữa lành cả lý trí, thể xác và tâm hồn và không thể thiếu khi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ . Sự lạc quan giúp vấn đề khó khăn trở nên đỡ căng thẳng hơn. Tiếng cười có sức lan truyền và giúp cổ vũ tinh thần những ai đang ở xung quanh bạn.


Và điều quan trọng nhất, hãy tự vấn mình rằng, đừng làm bất cứ việc gì trở nên quá trầm trọng. Hãy cứ nhẹ nhàng đi, rồi hoàn cảnh xung quanh cũng sẽ như thế mà!


9. Tập cho bé ngủ đúng giờ


Để cải thiện giấc ngủ, trẻ em cần tập ngủ đúng giờ giấc từ khi còn nhỏ. Hãy thử tập cho bé một chu kỳ như sau cho mỗi đêm: uống 1 cốc sữa, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo ngủ, chúc ngủ ngon, nghe một câu chuyện ngắn, dỗ dành và từ từ tắt đèn. Hãy luôn khuyến khích con bạn tự đi ngủ và ngủ ở giường riêng của chúng.


10. Rửa tay sạch


Tập thói quen rửa tay thật sạch trước và sau khi ẵm bé, đề phòng trường hợp bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho bé, hoặc từ tã của bé sang cho người khác.


11. Tận hưởng những buổi đi dạo


Đưa con đi hóng mát trong một bầu không khí trong lành sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển cảm xúc của trẻ, bé sẽ trở nên vui vẻ hơn. Bạn cũng có thể tận hưởng cho riêng mình những khoảnh khắc ấy. Đó cũng là một cách để thư giãn đấy!


12. Dùng thực phẩm tươi


Hoa quả hay trái cây tươi là những thứ rất tốt cho sức khỏe của trẻ, ăn tươi giúp cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng và vitamin nhiều hơn khi được nấu chín.


13. Bỏ hút thuốc


Để con bạn hít phải khói thuốc lá làm gia tăng khả năng đột tử và gây ra những vấn đề thật sự nghiêm trọng về hô hấp, kể cả bệnh hen suyễn.”- Bác sĩ Su Laurent,Chuyên viên phụ khoa M&B.


14. Cho con uống nhiều nước


Dỗ ngọt và động viên con bạn tập thói quen uống nước lọc mỗi khi khát cho đến khi bé ngưng bú mẹ. Tránh việc đưa những đồ ăn thức uống có chứa đường vào khẩu phần của bé hết mức có thể. Điều đó sẽ giúp bé định hình khẩu vị và từ chối những đồ ăn ngọt.


15. Chú ý đến mọi sự phát triển trong cơ thể bé


Những vấn đề với thị lực, thính giác hay những phát triển tổng quát sẽ dễ dàng được chữa trị hơn nếu chúng được phát hiện sớm.


16. Tập cho bé vận động nhiều


Ngay khi trẻ biết cử động, hãy động viên con càng năng động càng tốt. Ở lứa tuổi này, hoạt động là rất quan trọng để giúp tim, cơ chân tay và phổi phát triển tốt.


17. Thường xuyên mát-xa cho bé


Xoa bóp còn liên quan đến việc giúp bé tăng cân vì bạn sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn từ đó giấc ngủ được tốt hơn.”- Tan Lay Kean, chuyên viên vật lý trị liệu thuộc chương trình Mát-xa trẻ em bệnh viện Parkway – Singapore. Xoa bóp cho bé cũng là 1 cách để bạn thể hiện tình yêu và sự chăm sóc em bé. Việc này cũng giúp thắt chặt hơn sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái, khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mát-xa còn giúp xoa dịu cơn đầy hơi, đau bụng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.


18. Đừng quên rau xanh


Những loại rau xanh như rau bi-na (spinach) hay cải xanh là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Chúng cũng chứa cả can-xi giúp xương và răng bé chắc hơn.


19. Phơi nắng


Ánh sáng mặt trời rất tốt giúp bé phát triển hệ xương chắc chắn, nhưng hãy bôi cho bé một lớp kem chống nắng ở mức 15 – mức bảo vệ nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, hãy tránh ánh nắng gắt buổi trưa và chiều chiếu trực tiếp lên da bé.


20. Âu yếm bé nhiều hơn


Hãy mang đến cho con bạn cảm thấy được yêu thương, che chở, an toàn. Hãy ôm bé vào lòng bất cứ lúc nào bạn có thể khi đang đọc sách, chơi đùa hay xem ti-vi.


21. Cẩn thận khi dùng muối


Đừng cho muối hay bất cứ gia vị nào vào thức ăn của bé cho đến sau khi bé 10 tháng tuổi, vì thận bé chưa thể lọc natri hiệu quả được. Thậm chí đến khi con lớn hơn cũng nên hạn chế những thức ăn quá mặn như phô mai, thịt muối hay bánh snack tẩm gia vị để tránh việc bé thích khẩu vị mặn.


22. Giúp con mát mẻ


Nếu con bạn bị sốt, hãy giữ mát cho bé. Một chiếc áo pyjamas cũng đủ rồi, không cần thêm áo khoác đâu.


23. Đừng cai sữa quá sớm


Trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ là tất cả những gì bé cần. Nếu bạn muốn bé cai sữa sớm hơn, hãy tham vấn ý kiến của Bác sĩ phụ khoa.


24. Bảo vệ tai trẻ


Loại trừ những nguy cơ nhiễm trùng tai cho con bằng cách luôn giữ cho tai bé khô thoáng hết mức có thể. Thấm khô tai bé bằng bông gòn, nhưng tránh dùng tăm bông.


25. Khẩu phần ăn: được và không được


Để ngăn chặn chứng béo phì từ lúc nhỏ và những ảnh hưởng của nó cho cuộc sống sau này, hãy đảm bảo rằng con bạn đang có một khẩu phần ăn cân đối với trái cây và rau xanh, hạn chế thức ăn nhanh và bánh snack tẩm gia vị.

Tưởng tượng thiên thần bé nhỏ của mình phải trải qua cả ngày với một vú em kinh khủng, bạn sẽ đau lòng biết chừng nào. Nhưng cũng thật khó để biết được trong cả một ngày, vú em có thật sự làm đúng bổn phận của mình không, chưa kể đến những mối nguy hiểm cho trẻ xuất phát từ sự lơ là, không cẩn thận và vô trách nhiệm của người chăm sóc em bé.



Lắp camera an ninh có vẻ là một giải pháp tốt nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết được một vú em không tốt.


Bé không vui, sợ hãi, khóc lóc khi thấy vú em


Một người trông trẻ không thể nào thay thế tình cảm yêu thương của bố mẹ, nhưng đó phải là một người mà con bạn tin tưởng và họ cũng phải yêu thương đứa bé mà họ chăm sóc. Có thể vú em đã không thật sự quan tâm đến bé, không mang lại cảm giác ấm áp và thoải mái mà bé cần. Cũng như trong tất cả các mối quan hệ khác, sự hòa hợp giữ bé và người vú em là rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy bất an, lo lắng rằng có chuyện gì nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo và theo dõi các dấu hiệu trẻ em bị lạm dụng để phát hiện ra được vấn đề sớm nhất.


Vú em có vẻ bí mật về công việc làm trong ngày


Khi trở về nhà, bạn rất nóng lòng được gặp bé cưng và nghe được các hoạt động trong cả ngày của con mình. Bé ăn thế nào? Bé ngủ ra sao? Bé “ị” có tốt không?… Nếu như người vú em không chủ động nói về những chuyện đó, cũng như cảm thấy khó khăn khi báo cáo tất tần tật với bạn thì một là cô ta có vấn đề về giao tiếp, hai là có điều gì giấu diếm bạn. Một người vú em tốt, cho dù nói giọng của vùng miền nào hoặc khó nghe đến thế nào cũng đều có thể cố gắng truyền đạt được cho bạn hiểu, và cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc này đối với bạn.


Bé thường gặp các tai nạn có thể dễ dàng tránh được


Vú em cần phải giám sát bé cho dù bé đang làm gì đi nữa để giữ cho bé luôn được an toàn. Nếu con bạn thường bị té, bị trầy xước, bầm mình… đó là dấu hiệu của người hay lơ là, bất cẩn và chủ quan bỏ mặc con bạn trong lúc bé ngủ hoặc chơi.


Vú em không tuân thủ yêu cầu bạn đưa ra


Bạn nhận thấy rằng có những yêu cầu bạn đưa ra nhưng vú em hoàn toàn lờ tịt. Tất cả mọi việc mà bạn và vú em làm là để cùng nhau chăm sóc trẻ thật tốt, vì thế người vú em không nên hành động như thể họ hiểu và biết cách chăm sóc bé hơn cả bạn.


Bé thường xuyên trông nhếch nhác và dơ bẩn


Người vú em này không thể chăm sóc bé tốt từ những vấn đề cơ bản nhất, đó là dấu hiệu họ không đáp ứng đủ yêu cầu để làm người chăm sóc trẻ.


Bạn không có sự tin tưởng


Không thể bỏ qua cho một người đã có vấn đề về nhân cách sống, họ từng làm bạn thất vọng vì ăn cắp, nói dối, hoặc lừa gạt bạn bằng bất cứ giá nào. Nếu bạn cảm thấy không tin tưởng được người vú em, thì chắc chắn bạn không thể để người này thay mình chăm sóc con mình.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và nhiễm trùng thậm chí gây tử vong ở trẻ.



Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 3-5 triệu trẻ em tử vong vì tiêu chảy. Còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trung bình trẻ dưới 5 tuổi tiêu chảy trung bình 3 lần trong một năm. Tại một số khu vực, con số này có thể lên tới 6-8 lần.


Dưới đây là những thắc mắc thường gặp quanh vấn đề tiêu chảy của bé do bất dung nạp lactose:


Xin bác sĩ cho biết, có phải trẻ bị tiêu chảy là do giữ vệ sinh không kỹ?


Thật ra, tiêu chảy không phải đơn thuần do giữ vệ sinh không kỹ, có nhiều nguyên nhân: Tiêu chảy có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus (Rotavirus…) hoặc các ký sinh trùng. Do trẻ không dung nạp hay dị ứng với một số chất trong chế độ ăn của trẻ… Bất dung nạp thường gặp nhất là bất dung nạp đường Lactose, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc điều trị tiêu chảy cấp không đúng thường làm giảm lượng men lactose ở nhung mao ruột. Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trở thành tiêu chảy mãn tính.


Dấu hiệu nhận biết trẻ tiêu chảy do bất dung nạp đường Lactose?


Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men lactase. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose.


Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose, đường lactose dư thừa được chuyển thành axit lactic nên khi ăn sữa hoặc các thực phẩm có chứa lactose với các dấu hiệu nhận biết như: Trẻ uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy, đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lastose ăn vào nhiều hay ít…


Nguyên nhân nào khiến trẻ không dung nạp Lactose?


Có 3 nguyên nguyên nhân dẫn đến bất dung nạp lactose:


Nguyên phát: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bất dung nạp lactose do thiếu lactase tương đối, xuất hiện ở trẻ em vào những độ tuổi khác nhau trong những nhóm chủng tộc khác nhau.


Thứ phát: Do tổn thương ruột non sau viêm dạ dày ruột do siêu vi (Rotavirus), trẻ bị bất dung nạp lactose thoáng qua, có thể hồi phục sau khi vấn đề bệnh viêm dạ dày ruột đã được giải quyết hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến niêm mạc ruột tổn thương, men lactase không sản sinh đủ nên cơ thể trẻ không thể hấp thu được lactose dẫn đến triệu chứng bất dung nạp. Khi ấy sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và trầm trọng hơn là trẻ bị suy dinh dưỡng, và khi trẻ bi suy dinh dưỡng thì lượng men lactase càng giảm, vì vậy suy dinh dưỡng và tiêu chảy là vòng luẩn quẩn khó giải quyết.


Bẩm sinh: Nguyên nhân này rất hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do rối loạn nhiễm sắc thể, gây ngăn cản sản xuất men lactase.


Những nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp Lactose?


Khi bị bất dung nạp lactose, trẻ sẽ bị tiêu chảy kéo dài và chuyển sang tiêu chảy mãn tính. Khi đó, nếu không được chẩn đoán đúng bệnh để loại khỏi lactose ra khỏi chế độ ăn của trẻ, bệnh sẽ khó hồi phục và dẫn đến rối loạn nước điện giải, gây suy dinh dưỡng nặng và thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong.


Điều trị như thế nào?


Thường khi bé uống sữa bị sôi bụng, nhiều bậc cha mẹ nghĩ ngay đến chuyện cho trẻ dùng kháng sinh, hạn chế các thực phẩm giàu dưỡng chất, không cho trẻ uống sữa. Đây là quan niệm hết sức sai lầm vì như vậy sẽ làm cho trẻ nhanh chóng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.


Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp Lactose, biện pháp hết sức quan trọng là loại trừ các thực phẩm có chứa Lactose, sử dụng sữa đặc chế không có lactose (hay còn gọi là lactofree) cho đến khi trẻ ngưng tiêu chảy hẳn. Sau khoảng 1-2 tuần, khi ruột hồi phục, men lactase được sản xuất đầy đủ thì có thể dùng trở lại chế độ ăn trước đó, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác việc sử dụng sữa lactofree cùng với các thức ăn khác theo tuổi vẫn là biện pháp hữu hiệu để làm tiêu chảy giảm nhanh. Việc sử dụng sữa Lactofree được xem là giải pháp dinh dưỡng giúp trẻ vượt qua giai đoạn tiêu chảy nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ để trẻ phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.


Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung canxi trong chế độ ăn của trẻ ở giai đoạn này vì chế độ ăn không có lastose sẽ ngăn cản sự hấp thu can xi.


Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Thị Yến

Cầm tiêu chảy khi trẻ bị do bất dung nạp đường Lactose hoặc tiêu chảy do nguyên nhân khác thường bị trầm trọng hơn do tình trang bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn tới hậu quả không tốt  cho bé như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn,…



Tình trạng bất dung nạp đường lactose và hậu quả


Là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên. Một số trẻ em ngay sau khi sinh ra đã thiếu men Lactase, nhưng rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 1000 trẻ. Đây là thiếu Lactase bẩm sinh.


Khi trẻ bị tiêu chảy, niêm mạc thành ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn,virút hoặc độc tố của chúng làm mất đi men Lactase. Do thiếu men Lactase làm đường Lactose không tiêu hoá được trong ruột gây bất dung nạp Lactose khiến bé sau khi uống sữa bị sôi bụng . Đường Lactose không được tiêu hoá sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài. Trường hợp này gọi là thiếu Lactase thứ phát. Bất dung nạp đường Lactose thứ phát thường kéo dài trong 1-2 tuần, nhất là ở trẻ tiêu chảy kéo dài. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kém ăn cộng thêm tập quán kiêng ăn làm chậm hồi phục niêm mạc ruột. Bất dung nạp đường Lactose có thể gặp trong những trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus đặc biệt tiêu chảy do Rota virus, dị ứng sữa bò… là những bệnh l‎ý rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.


Thống kê cho thấy có khoảng 50% -70% trẻ tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện bất dung nạp đường Lactose.


Nhận biết việc trẻ bị bất dung nạp đường lactose


Các bà mẹ có thể nhận biết được bất dung nạp đường Lactose ở trẻ bị tiêu chảy khi cho trẻ ăn sữa công thức bình thường trẻ bị nôn, đầy hơi, không muốn ăn, quấy khóc, tiêu chảy tăng lên, phân lỏng toàn nước chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ. Khi cho trẻ ăn sữa không có lactose, các triệu chứng trên giảm rõ rệt, tiêu chảy cầm, phân đặc và giảm độ chua, trẻ chịu ăn và mau chóng khỏi tiêu chảy.


Làm gì khi trẻ bị bất dung nạp đường lactose


Vì những hậu quả của tiêu chảy do không dung nạp đường lactose, các bà mẹ cần phải khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể và nuôi trẻ đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy.


Đối với trẻ bú mẹ, vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được kiêng ăn cho trẻ. tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ gây kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng Oresol cho trẻ bị bất dung nạp lactose do tiêu chảy, lactose trong sữa mẹ vẫn được tiếu hoá hấp thu khi thiếu men lactasa ruột. Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi trong tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng. Các bằng chứng từ lâm sàng cho thấy trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với các trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường. Trẻ ăn bổ xung vẫn tiếp tuc chế độ thức ăn bổ xung bình thường với các thành phần dễ tiêu hoá như cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua…


Nếu trẻ đang dùng sữa công thức thông thường, hoặc trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tháng, bị tiêu chảy kéo dài, hoặc trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng, có thể dùng các loại sữa không có đường lactose. Thành phần đường có thể là maltodextrin hoặc hỗn hợp đường đa có áp lực thẩm thấu thấp. Các thành phần đường này đã được chứng minh trên lâm sàng giúp trẻ tăng cân tốt hơn và phục hồi đường ruột nhanh hơn.


Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh và khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt. Điều trị muộn là một l‎ý do kiến trẻ hay bị bất dung nạp đường lactose thứ phát, nên phòng ngừa là rất quan trọng.


Cách xử trí để cầm tiêu chảy


Tiêu hóa nhanh chóng lượng đường Lactose còn ứ đọng trong ruột và được nạp mới vào của sữa và thực phẩm. Điều này giúp bé nhanh chóng cầm tiêu chảy, tránh được hậu quả gây suy dinh dưỡng và kém ăn do tiêu chảy.


 


Khi trẻ có hiện tượng bất dung nạp đường lactose, giải pháp dinh dưỡng tối ưu với lựa chọn sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men gọi là lactase. Men lactase là chất giúp cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là galactose và glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể bạn sẽ không dung nạp được lactose, nghĩa là dẫn đến tình trạng đường lactose (không được hấp thu) bị lên men và gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…



Biểu hiện: Sau khi ăn các sản phẩm từ sữa hay uống sữa bị đau  bụng, đầy hơi, buồn nôn, hoặc đi ngoài phân lỏng. Rối loạn này xuất hiện trong vòng nửa giờ sau khi ăn và hết sau một ngày khi bạn không dùng loại thực phẩm trên nữa.


Trên thực tế có rất  nhiều người gặp phải  tình  trạng không dung nạp lactose vì khi họ nhận thấy ăn sữa gây rối loạn vùng bụng thì lập tức bỏ ngay. Chẩn đoán không dung nạp dựa trên việc tránh ăn các sản phẩm có sữa trong vài ngày để xem triệu chứng có mất đi không hoặc dựa trên các xét nghiệm như xét nghiệm máu và xét nghiệm lượng hydro thải ra sau ăn lactose.


Cách khắc phục tình trạng không dung nạp đường lactose


Cách đơn giản nhất là tránh dùng các sản phẩm chứa lactose. Tuy nhiên đối với những người cần uống nhiều sữa để cung cấp đầy đủ chất và can xi như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao, thì giảm bớt sử dụng thức ăn và nước uống có chứa lactose (hàm lượng lactose trong thành phần thức ăn/nước uống có ghi rõ trên hộp). Nên ngưng uống sữa một thời gian và khi uống sữa trở lại thì nên uống ít một để cho cơ thể thích nghi dần với sữa. Nên sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa đã được thủy phân một phần thành polypeptides hoặc thủy phân hoàn toàn thành acid amin. Có thể bổ sung men lactase (ở trẻ nhỏ cho dưới dạng thuốc giọt (cho trực tiếp vào sữa), ở trẻ lớn cho dưới dạng viên nhai theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Đối với trẻ nhỏ, sữa rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, khi trẻ uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, thì trước tiên có thể cải thiện bằng cách: Cho trẻ uống sữa cùng lúc với ăn thức ăn đặc: ngũ cốc, chuối… (thức ăn đặc được hấp thu chậm sẽ làm cho tình trạng bất dung nạp lactose được kiểm soát tốt hơn). Cho uống sữa từng ít một (chia nhỏ bữa sữa). Cho ăn thêm bơ (bơ chứa đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng ít lactose hơn sữa). Cho ăn thêm sữa chua cũng có nhiều thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng những vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ giúp tiêu hóa lactose.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.


Nếu trẻ vẫn còn có triệu chứng như trên thì tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn uống phù hợp, có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ.


Bác sĩ  Thu Lan

Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân tại sao:


Lactose là loại đường có mặt trong tất cả các loại sữa và sản phẩm có chứa sữa, trong đó sữa mẹ có 7% là lactose, tỷ lệ này ổn định trong cả sữa đầu và sữa sau. Lactose rất quan trọng vì cung cấp tới 40% năng lượng, giúp hấp thụ sắt và canxi, đồng thời đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.(1)


Men để tiêu hóa lactose là lactase được sản xuất ở bềmặt ruột non giúp bẻ gẫy liên kết lactose thành đường glucose và galactose dễ hấp thu. Một số bé không sảnxuất đủ men lactase khiến cho đường lactose đi qua ruộtmà chưa được tiêu hóa gây kích ứng ruột, đầy hơi và tiêu chảy.



Nguyên nhân: có 2 loại bất dung nạp lactose


Nguyên phát: do bẩm sinh khi trẻ sinh ra hoàn toàn không sản xuất được men lactase. Trường hợp này rất hiếm gặp và trẻ phải sử dụng hoàn toàn sữa không lactose.


Thứ phát: xuất hiện khi trẻ bị tổn thương đường ruột do bệnh gây ảnh hưởng đến việc sản xuất men lactase như bị viêm dạ dày ruột, do dị ứng thức ăn gây tiêu chảy kéo dài làm tổn thương các mao ruột nơi sản xuất ra men lactase. Bất dung nạp thứ phát đối với trẻ sơ sinh thường sẽ khỏi:


Trong vòng 8 tuần với trẻ dưới 3 tháng tuổi


Trong vòng 4 tuần với trẻ trên 3 tháng tuổi


Trong vòng 1 tuần đối với trẻ trên 18 tháng tuổi


Dấu hiệu bất dung nạp đường lactose


Uống sữa bị sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy.


Phân chua, gây đỏ hậu môn (do vi khuẩn phân hủy lactose thành acid lactic và khí gas), khi xét nghiệm phân có độ pH dưới 7.


Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt  trong khi bú sữa


Phân bé có thể có vài sợi máu lẫn với nhầy, thậm chí dù không nhìn thấy máu nhưng khi soi phân có cả hồng cầu bạch cầu.


 


Các dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy các mẹ cần phải theo dõi con thật kỹ, đi xét nghiệm phân để loại trừ các nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, do uống kháng sinh. Sau khi loại trừ hết các nguyên nhân do bệnh thì có thể nghĩ tới 1 trong 3 trường hợp: bú quá nhiều sữa đầu (lactose overdose), do bé dị ứng một loại thức ăn nào đó mẹ ăn, do dị ứng đạm sữa bò


Phân biệt giữa bất dung nạp đường lactose, dị ứng thức ăn và lactose overdose


Lactose overdose: xảy ra khi trẻ bú quá nhiều sữa đầu do mẹ bị dư sữa (oversupply) hoặc bị đổi bên bú liên tục, bú vặt khiến cho bé không kịp bú sữa sau nhiều chất béo đã no. Kết quả là bé chóng đói hơn và đòi bú nhiều hơn, lượng sữa nhận vào quá tải so với hệ tiêu hóa của bé và gây ra tình trạng giống như bé bị bất dung nạp lactose. Để tránh bị quá tải với mẹ nào bị dư sữa nên cho bé bú cạn một bên rồi đổi bên kia. Trường hợp bé bú đủ cữ mà chưa cạn hết thì lần bú tiếp theo lại cho bú tiếp tục bên đó rồi mới đổi bên. Tình trạng này sẽ hết.


Dị ứng đạm sữa bò và một số thức ăn mẹ ăn đi vào sữa mẹ. Cơ chế dị ứng này là do phản ứng của hệ miễn dịch khác hẳn với bất dung nạp lactose do hệ tiêu hóa không đủ men. Các bé bú sữa công thức ngay khi sinh có nguy cơ dị ứng sữa bò cao hơn các bé được bú sữa mẹ.


Trường hợp phản ứng ngay trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi sử dụng sữa


bò:chàm, phát ban, sưng mặt, nôn trớ, tiêu chảy, thở khò khè


Trườnghợp phản ứng ngay trong vòng vài giờ sau khi uống sữa bị sôi bụng, nôn trớ, tiêu chảy có máu, các vùng da bị chàm, phát ban nặng hơn


Trường hợp phản ứng chậm sau khi sử dụng sữa vài ngày: chàm,nôn trớ, tiêu chảy hoặc hen.


Thông thường dị ứng đạm sữa bò có cùng biểu hiện với bất dung nạp lactose ở chỗ bị tiêu chảy, đi ngoài ramáu. Các triệu chứng này có thể đến ngay sau khi uống sữa bò, hoặc bú mẹ có ăn sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò nhưng đối với các trường hợp dị ứng muộn thì khó xác định vì triệu chứng không rõ rệt và hay nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên nếu thấy bé bị nổi chàm, tiêu chảy hoặc táo bón, uống sữa bị đau bụng, đầy hơi,khò khè, nôn trớ không tăng cân thì có thể bé bị dị ứng đạm sữa bò.


Bất dung nạp lactose: không gây nôn, bé sẽ đi ngoài ngay trong hoặc sau cữ bú, phân chua, hay đánh hơi.


Sử dụng sữa cho bé bị bất dung nạp lactose/dị ứng sữa bò:


Đối với bé bị dị ứng sữa bò:


Để biết chắc chắn bé có bị dị ứng hay không cần loạibỏ hoàn toàn sữa bò trong cả chế độ ăn của mẹ (nếucó bú sữa mẹ vì đạm bò có đi vào sữa mẹ) và bé trong thời gian ít nhất 2-4 tuần. Sau đó sẽ bắt đầu từ từ giới thiệu lại sữa bò cho mẹ hoặc bé, nếu các triệu chứng lại xảy ra thì loại bỏ các thức ăn từ sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi. Ngoài ra khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần phải đọc kỹ thông tin về các thành phần trên nhãn thực phẩm, loại bỏ cácthực phẩm có chứa sữa. Các trường hợp dị ứng sữa bò phần lớn sẽ hết khi bé được 2-5 tuổi.


Khoảng 20% bé bị dị ứng sữa bò sẽ dị ứng chéo với sữa dê hoặc sữa đậu nành, vì vậy khi chuyển sang sử dụng các loại sữa này cũng cần thận trọng. Với bé dưới 6 tháng tuổi tốt nhất được bú mẹ và mẹ hạn chế các loại sữa/sản phẩm sữa trong khẩu phần ăn. Trường hợp không bú mẹ, bé nên sử dụng loại sữa có đạm thủy phân toàn phần hoặc sữa amino-acid.


Đối với bé bị bất dung nạp lactose:


Để “thử nghiệm” bé có bị bất dung nạp lactose không, mẹcho bé uống thử sữa không lactose vài cữ sẽ thấy phân thay đổi ngay, sệt và bớt chua. Tuy vậy, đối với bé bú mẹ vẫn tăng cân, không có biểu hiện quấy khóc, sụt cân mất nước thì nên duy trì bú mẹ vì sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất để giúp “hàn gắn” lại cáctổn thương đường ruột. Tuy nhiên mẹ nên tránh một số loại thực phẩm và hoa quả nhiều đường, nước ngọt đóng hộp.


Đối với bé sử dụng sữa công thức thì đổi sang các loại sữa không lactose:


Sữa không lactose  làm từ sữa bò tách đường.


Khi bé bị tiêu chảy kéo dài do bất dung nạp lactose, đổi sang sữa không lactose sẽ thấy phân sệt và đi ít lần trong ngày ngay khi đổi sữa. Sau 1 tuần bé đi ngoài đều,phân tốt thì bắt đầu giảm dần lượng sữa không lactose đi, mỗi cữ giảm dần 30ml không lactose và tăng vào30ml sữa thường. Sau vài ngày ổn định tiếp tục giảmdần lượng không lactose. Bé lại trở lại xì xoẹt thìquay về mức sữa ổn định trước đó. Việc “ăn xen kẽ” này để ruột bé hồi phục và kích thích việcsản xuất men lactase sao cho bé có thể uống được sữathường vì vậy cần phải diễn ra hết sức từ từ và mẹ không được sốt ruột nhé. Bé sẽ mất khoảng 1-2tháng mới phục hồi được.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

9 tháng mang thai là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc ăn uống đối với người phụ nữ. Giai đoạn này không chỉ quan trọng là bạn ăn những gì mà còn phải chú ý đến dưỡng chất mà bạn nạp được từ đồ ăn đó bởi mỗi loại thức ăn lại chứa những nguồn dinh dưỡng khác nhau. Trong thời gian bầu bí, những dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần phải bổ sung có thể kể đến là sắt, canxi, protein, vitamin A, B, C, kẽm…. Tuy nhiên, mỗi quý thai kỳ lại cần được chú trọng những nguồn dinh dưỡng khác nhau nên mẹ nên chú ý tới từng nhóm thực phẩm dưới đây:



Mang thai 3 tháng đầu


Chuối


Ăn chuối trong những tháng đầu thai lù có thể giúp mẹ ngăn ngừa được một số triệu chứng mang thai khó chụi như giảm buồn nôn, nôn ói do ốm nghén. Chuối cũng giúp cơ thể nạp những dưỡng chất thiết yếu như kali, đồng thời giúp cân bằng huyết áp, ổn định lượng đường, cholesterol trong cơ thể, giúp ngăn ngừa những nguy cơ xấu trong thai kỳ.


Rau bina


Những tháng đầu mang thai, mẹ bầu rất hay mệt mỏi, vì vậy chị em cần tăng cường năng lượng cho cơ thể. Những lá rau bina xanh thẫm rất giàu axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi những tháng đầu sau khi thụ thai và mang lại cho mẹ sức khỏe tốt nhất.


Hạnh nhân


Hạnh nhân là thực phầm dồi dào axit folic, chất chống oxy hóa, không chỉ giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật mà còn giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi.


Mang thai 3 tháng giữa



Quả bơ rất giàu chất xơ, vitamin K, vitamin C, vitamin B6, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit folic, kali… và chất béo lành mạnh sẽ cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho mẹ và bé trong quý 2 thai kỳ nói riêng và cả 9 tháng mang thai.


Trứng


Ngoài 12 loại vitamin và khoáng chất, trứng còn giàu protein, canxi rất cần thiết trong quá trình mang thai. Trứng cũng rất giàu choline – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe tổng thể và não thai nhi. Nếu mẹ vẫn chưa bị thuyết phục với công dụng của trứng thì cần biết thêm rằng đây là loại thực phẩm có giá thành rẻ, chế biến rất dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt còn có cả năm.


Mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu có thể ăn 3-5 quả trứng một tuần.


Sữa chua


Sữa chua có lượng protein cao, đồng thời chứa nhiều vitamin, canxi mà phụ nữ mang thai tháng thứ 6 rất cần. Loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp khoảng 200% nhu cầu vitamin A cơ thể cần mỗi ngày.


Sữa chua cũng rất dễ bảo quản trong nhà và cũng dễ dàng thưởng thức nên mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm này.


Mang thai 3 tháng cuối


Đu đủ chín


Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc ăn đu đủ có an toàn khi mang thai? Quan niệm xưa cho rằng đu đủ có chứa nhựa sẽ dễ gây các cơn co thắt và khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn đu đủ chín, mẹ bầu hoàn toàn yêu tâm. Ngoài ra đu đủ chín còn rất giàu vitamin, dưỡng chất và giúp kiểm soát chứng táo bón, ợ nóng mà mẹ bầu rất dễ mắc phải trong thai kỳ.



Các loại cá rất giàu axit béo omega-3 giúp phát triển trí não và mắt thai nhi, đồng thời chúng cũng tốt cho tim mạch nữa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không ăn những loại cá lớn có chứa lượng thủy ngân cao và chỉ nên ăn 300-400 gam/tuần.


Đậu đen


Đậu đen là nguồn thực phẩm giàu magie, phốt pho, mangan, sắt và thiamin. Mẹ có thể thêm đậu đen vào các món chè, súp mà mẹ yêu thích. Hãy nhớ rằng bất cứ thực phẩm nào bạn nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng đến bé nên mẹ cần đặc biệt chú ý khi ăn uống.