Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men gọi là lactase. Men lactase là chất giúp cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là galactose và glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể bạn sẽ không dung nạp được lactose, nghĩa là dẫn đến tình trạng đường lactose (không được hấp thu) bị lên men và gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…



Biểu hiện: Sau khi ăn các sản phẩm từ sữa hay uống sữa bị đau  bụng, đầy hơi, buồn nôn, hoặc đi ngoài phân lỏng. Rối loạn này xuất hiện trong vòng nửa giờ sau khi ăn và hết sau một ngày khi bạn không dùng loại thực phẩm trên nữa.


Trên thực tế có rất  nhiều người gặp phải  tình  trạng không dung nạp lactose vì khi họ nhận thấy ăn sữa gây rối loạn vùng bụng thì lập tức bỏ ngay. Chẩn đoán không dung nạp dựa trên việc tránh ăn các sản phẩm có sữa trong vài ngày để xem triệu chứng có mất đi không hoặc dựa trên các xét nghiệm như xét nghiệm máu và xét nghiệm lượng hydro thải ra sau ăn lactose.


Cách khắc phục tình trạng không dung nạp đường lactose


Cách đơn giản nhất là tránh dùng các sản phẩm chứa lactose. Tuy nhiên đối với những người cần uống nhiều sữa để cung cấp đầy đủ chất và can xi như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao, thì giảm bớt sử dụng thức ăn và nước uống có chứa lactose (hàm lượng lactose trong thành phần thức ăn/nước uống có ghi rõ trên hộp). Nên ngưng uống sữa một thời gian và khi uống sữa trở lại thì nên uống ít một để cho cơ thể thích nghi dần với sữa. Nên sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa đã được thủy phân một phần thành polypeptides hoặc thủy phân hoàn toàn thành acid amin. Có thể bổ sung men lactase (ở trẻ nhỏ cho dưới dạng thuốc giọt (cho trực tiếp vào sữa), ở trẻ lớn cho dưới dạng viên nhai theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Đối với trẻ nhỏ, sữa rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, khi trẻ uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, thì trước tiên có thể cải thiện bằng cách: Cho trẻ uống sữa cùng lúc với ăn thức ăn đặc: ngũ cốc, chuối… (thức ăn đặc được hấp thu chậm sẽ làm cho tình trạng bất dung nạp lactose được kiểm soát tốt hơn). Cho uống sữa từng ít một (chia nhỏ bữa sữa). Cho ăn thêm bơ (bơ chứa đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng ít lactose hơn sữa). Cho ăn thêm sữa chua cũng có nhiều thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng những vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ giúp tiêu hóa lactose.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.


Nếu trẻ vẫn còn có triệu chứng như trên thì tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn uống phù hợp, có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ.


Bác sĩ  Thu Lan

Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân tại sao:


Lactose là loại đường có mặt trong tất cả các loại sữa và sản phẩm có chứa sữa, trong đó sữa mẹ có 7% là lactose, tỷ lệ này ổn định trong cả sữa đầu và sữa sau. Lactose rất quan trọng vì cung cấp tới 40% năng lượng, giúp hấp thụ sắt và canxi, đồng thời đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.(1)


Men để tiêu hóa lactose là lactase được sản xuất ở bềmặt ruột non giúp bẻ gẫy liên kết lactose thành đường glucose và galactose dễ hấp thu. Một số bé không sảnxuất đủ men lactase khiến cho đường lactose đi qua ruộtmà chưa được tiêu hóa gây kích ứng ruột, đầy hơi và tiêu chảy.



Nguyên nhân: có 2 loại bất dung nạp lactose


Nguyên phát: do bẩm sinh khi trẻ sinh ra hoàn toàn không sản xuất được men lactase. Trường hợp này rất hiếm gặp và trẻ phải sử dụng hoàn toàn sữa không lactose.


Thứ phát: xuất hiện khi trẻ bị tổn thương đường ruột do bệnh gây ảnh hưởng đến việc sản xuất men lactase như bị viêm dạ dày ruột, do dị ứng thức ăn gây tiêu chảy kéo dài làm tổn thương các mao ruột nơi sản xuất ra men lactase. Bất dung nạp thứ phát đối với trẻ sơ sinh thường sẽ khỏi:


Trong vòng 8 tuần với trẻ dưới 3 tháng tuổi


Trong vòng 4 tuần với trẻ trên 3 tháng tuổi


Trong vòng 1 tuần đối với trẻ trên 18 tháng tuổi


Dấu hiệu bất dung nạp đường lactose


Uống sữa bị sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy.


Phân chua, gây đỏ hậu môn (do vi khuẩn phân hủy lactose thành acid lactic và khí gas), khi xét nghiệm phân có độ pH dưới 7.


Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt  trong khi bú sữa


Phân bé có thể có vài sợi máu lẫn với nhầy, thậm chí dù không nhìn thấy máu nhưng khi soi phân có cả hồng cầu bạch cầu.


 


Các dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy các mẹ cần phải theo dõi con thật kỹ, đi xét nghiệm phân để loại trừ các nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, do uống kháng sinh. Sau khi loại trừ hết các nguyên nhân do bệnh thì có thể nghĩ tới 1 trong 3 trường hợp: bú quá nhiều sữa đầu (lactose overdose), do bé dị ứng một loại thức ăn nào đó mẹ ăn, do dị ứng đạm sữa bò


Phân biệt giữa bất dung nạp đường lactose, dị ứng thức ăn và lactose overdose


Lactose overdose: xảy ra khi trẻ bú quá nhiều sữa đầu do mẹ bị dư sữa (oversupply) hoặc bị đổi bên bú liên tục, bú vặt khiến cho bé không kịp bú sữa sau nhiều chất béo đã no. Kết quả là bé chóng đói hơn và đòi bú nhiều hơn, lượng sữa nhận vào quá tải so với hệ tiêu hóa của bé và gây ra tình trạng giống như bé bị bất dung nạp lactose. Để tránh bị quá tải với mẹ nào bị dư sữa nên cho bé bú cạn một bên rồi đổi bên kia. Trường hợp bé bú đủ cữ mà chưa cạn hết thì lần bú tiếp theo lại cho bú tiếp tục bên đó rồi mới đổi bên. Tình trạng này sẽ hết.


Dị ứng đạm sữa bò và một số thức ăn mẹ ăn đi vào sữa mẹ. Cơ chế dị ứng này là do phản ứng của hệ miễn dịch khác hẳn với bất dung nạp lactose do hệ tiêu hóa không đủ men. Các bé bú sữa công thức ngay khi sinh có nguy cơ dị ứng sữa bò cao hơn các bé được bú sữa mẹ.


Trường hợp phản ứng ngay trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi sử dụng sữa


bò:chàm, phát ban, sưng mặt, nôn trớ, tiêu chảy, thở khò khè


Trườnghợp phản ứng ngay trong vòng vài giờ sau khi uống sữa bị sôi bụng, nôn trớ, tiêu chảy có máu, các vùng da bị chàm, phát ban nặng hơn


Trường hợp phản ứng chậm sau khi sử dụng sữa vài ngày: chàm,nôn trớ, tiêu chảy hoặc hen.


Thông thường dị ứng đạm sữa bò có cùng biểu hiện với bất dung nạp lactose ở chỗ bị tiêu chảy, đi ngoài ramáu. Các triệu chứng này có thể đến ngay sau khi uống sữa bò, hoặc bú mẹ có ăn sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò nhưng đối với các trường hợp dị ứng muộn thì khó xác định vì triệu chứng không rõ rệt và hay nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên nếu thấy bé bị nổi chàm, tiêu chảy hoặc táo bón, uống sữa bị đau bụng, đầy hơi,khò khè, nôn trớ không tăng cân thì có thể bé bị dị ứng đạm sữa bò.


Bất dung nạp lactose: không gây nôn, bé sẽ đi ngoài ngay trong hoặc sau cữ bú, phân chua, hay đánh hơi.


Sử dụng sữa cho bé bị bất dung nạp lactose/dị ứng sữa bò:


Đối với bé bị dị ứng sữa bò:


Để biết chắc chắn bé có bị dị ứng hay không cần loạibỏ hoàn toàn sữa bò trong cả chế độ ăn của mẹ (nếucó bú sữa mẹ vì đạm bò có đi vào sữa mẹ) và bé trong thời gian ít nhất 2-4 tuần. Sau đó sẽ bắt đầu từ từ giới thiệu lại sữa bò cho mẹ hoặc bé, nếu các triệu chứng lại xảy ra thì loại bỏ các thức ăn từ sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi. Ngoài ra khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần phải đọc kỹ thông tin về các thành phần trên nhãn thực phẩm, loại bỏ cácthực phẩm có chứa sữa. Các trường hợp dị ứng sữa bò phần lớn sẽ hết khi bé được 2-5 tuổi.


Khoảng 20% bé bị dị ứng sữa bò sẽ dị ứng chéo với sữa dê hoặc sữa đậu nành, vì vậy khi chuyển sang sử dụng các loại sữa này cũng cần thận trọng. Với bé dưới 6 tháng tuổi tốt nhất được bú mẹ và mẹ hạn chế các loại sữa/sản phẩm sữa trong khẩu phần ăn. Trường hợp không bú mẹ, bé nên sử dụng loại sữa có đạm thủy phân toàn phần hoặc sữa amino-acid.


Đối với bé bị bất dung nạp lactose:


Để “thử nghiệm” bé có bị bất dung nạp lactose không, mẹcho bé uống thử sữa không lactose vài cữ sẽ thấy phân thay đổi ngay, sệt và bớt chua. Tuy vậy, đối với bé bú mẹ vẫn tăng cân, không có biểu hiện quấy khóc, sụt cân mất nước thì nên duy trì bú mẹ vì sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất để giúp “hàn gắn” lại cáctổn thương đường ruột. Tuy nhiên mẹ nên tránh một số loại thực phẩm và hoa quả nhiều đường, nước ngọt đóng hộp.


Đối với bé sử dụng sữa công thức thì đổi sang các loại sữa không lactose:


Sữa không lactose  làm từ sữa bò tách đường.


Khi bé bị tiêu chảy kéo dài do bất dung nạp lactose, đổi sang sữa không lactose sẽ thấy phân sệt và đi ít lần trong ngày ngay khi đổi sữa. Sau 1 tuần bé đi ngoài đều,phân tốt thì bắt đầu giảm dần lượng sữa không lactose đi, mỗi cữ giảm dần 30ml không lactose và tăng vào30ml sữa thường. Sau vài ngày ổn định tiếp tục giảmdần lượng không lactose. Bé lại trở lại xì xoẹt thìquay về mức sữa ổn định trước đó. Việc “ăn xen kẽ” này để ruột bé hồi phục và kích thích việcsản xuất men lactase sao cho bé có thể uống được sữathường vì vậy cần phải diễn ra hết sức từ từ và mẹ không được sốt ruột nhé. Bé sẽ mất khoảng 1-2tháng mới phục hồi được.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

9 tháng mang thai là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc ăn uống đối với người phụ nữ. Giai đoạn này không chỉ quan trọng là bạn ăn những gì mà còn phải chú ý đến dưỡng chất mà bạn nạp được từ đồ ăn đó bởi mỗi loại thức ăn lại chứa những nguồn dinh dưỡng khác nhau. Trong thời gian bầu bí, những dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần phải bổ sung có thể kể đến là sắt, canxi, protein, vitamin A, B, C, kẽm…. Tuy nhiên, mỗi quý thai kỳ lại cần được chú trọng những nguồn dinh dưỡng khác nhau nên mẹ nên chú ý tới từng nhóm thực phẩm dưới đây:



Mang thai 3 tháng đầu


Chuối


Ăn chuối trong những tháng đầu thai lù có thể giúp mẹ ngăn ngừa được một số triệu chứng mang thai khó chụi như giảm buồn nôn, nôn ói do ốm nghén. Chuối cũng giúp cơ thể nạp những dưỡng chất thiết yếu như kali, đồng thời giúp cân bằng huyết áp, ổn định lượng đường, cholesterol trong cơ thể, giúp ngăn ngừa những nguy cơ xấu trong thai kỳ.


Rau bina


Những tháng đầu mang thai, mẹ bầu rất hay mệt mỏi, vì vậy chị em cần tăng cường năng lượng cho cơ thể. Những lá rau bina xanh thẫm rất giàu axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi những tháng đầu sau khi thụ thai và mang lại cho mẹ sức khỏe tốt nhất.


Hạnh nhân


Hạnh nhân là thực phầm dồi dào axit folic, chất chống oxy hóa, không chỉ giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật mà còn giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi.


Mang thai 3 tháng giữa



Quả bơ rất giàu chất xơ, vitamin K, vitamin C, vitamin B6, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit folic, kali… và chất béo lành mạnh sẽ cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho mẹ và bé trong quý 2 thai kỳ nói riêng và cả 9 tháng mang thai.


Trứng


Ngoài 12 loại vitamin và khoáng chất, trứng còn giàu protein, canxi rất cần thiết trong quá trình mang thai. Trứng cũng rất giàu choline – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe tổng thể và não thai nhi. Nếu mẹ vẫn chưa bị thuyết phục với công dụng của trứng thì cần biết thêm rằng đây là loại thực phẩm có giá thành rẻ, chế biến rất dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt còn có cả năm.


Mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu có thể ăn 3-5 quả trứng một tuần.


Sữa chua


Sữa chua có lượng protein cao, đồng thời chứa nhiều vitamin, canxi mà phụ nữ mang thai tháng thứ 6 rất cần. Loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp khoảng 200% nhu cầu vitamin A cơ thể cần mỗi ngày.


Sữa chua cũng rất dễ bảo quản trong nhà và cũng dễ dàng thưởng thức nên mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm này.


Mang thai 3 tháng cuối


Đu đủ chín


Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc ăn đu đủ có an toàn khi mang thai? Quan niệm xưa cho rằng đu đủ có chứa nhựa sẽ dễ gây các cơn co thắt và khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn đu đủ chín, mẹ bầu hoàn toàn yêu tâm. Ngoài ra đu đủ chín còn rất giàu vitamin, dưỡng chất và giúp kiểm soát chứng táo bón, ợ nóng mà mẹ bầu rất dễ mắc phải trong thai kỳ.



Các loại cá rất giàu axit béo omega-3 giúp phát triển trí não và mắt thai nhi, đồng thời chúng cũng tốt cho tim mạch nữa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không ăn những loại cá lớn có chứa lượng thủy ngân cao và chỉ nên ăn 300-400 gam/tuần.


Đậu đen


Đậu đen là nguồn thực phẩm giàu magie, phốt pho, mangan, sắt và thiamin. Mẹ có thể thêm đậu đen vào các món chè, súp mà mẹ yêu thích. Hãy nhớ rằng bất cứ thực phẩm nào bạn nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng đến bé nên mẹ cần đặc biệt chú ý khi ăn uống.

Mang trong mình đứa con đầu tiên sắp chào đời, hẳn trong bạn ngập tràn những háo hức, mong chờ và cả lo âu cho những vụng về của lần đầu làm mẹ. Những lúc băn khoăn lựa chọn giữa muôn vàn thứ hay khi lúng túng thay miếng lót đầu tiên cho bé là cả một câu chuyện tình yêu không có hồi kết bạn sẽ kể cho con nghe sau này. Tỉ mỉ lựa chọn những vật dụng đơn giản mỗi ngày như miếng lót sơ sinh cũng là minh chứng cho con thấy tình yêu thương trọn vẹn của mẹ. Đừng quên 3 tiêu chí “vàng” dưới đây để chọn lựa miếng lót tốt nhất cho con nhé.



Lựa chọn nhà sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm


Kinh nghiệm thực tiễn giúp nhà sản xuất đem lại những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt với những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của bé. Mách nhỏ cho mẹ, mẹ nên chọn nhà sản xuất có tên tuổi uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc em bé sơ sinh để yên tâm về chất lượng sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đã đến Việt Nam, việc tìm ra một sản phẩm có chất lượng quốc tế ở trong nước không còn là điều khó khăn nữa đâu mẹ.


Được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã


Làn da của bé sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên vô cùng nhạy cảm. Vừa ra khỏi sự bảo bọc của mẹ, da con có thể bị kích ứng do sự thay đổi môi trường. Chính vì sự mỏng manh này mà da của bé rất dễ “phản ứng” với miếng lót không thoáng khí dẫn đến hăm tã. Tiêu chí số 2 dành cho mẹ: nên chọn miếng lót có ứng dụng công nghệ được chứng nhận Y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã để bảo vệ con yêu tốt hơn.


Hàng triệu mẹ trên thế giới tin dùng


Điều cuối cùng không thể không cân nhắc trước khi mẹ quyết định chọn mua miếng lót nào đó là sự xác nhận về chất lượng của các mẹ “đi trước”. Giữa vô vàn sản phẩm có trên thị trường hiện nay, đôi khi mẹ cũng phải chóng mặt khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn. Lúc này thì chính trải nghiệm thực sự của các mẹ khác lại là một yếu tố quyết định. Lời khuyên cuối cùng dành cho mẹ đó là: hãy chọn miếng lót được tin dùng bởi các mẹ trên toàn cầu vì đó là những minh chứng thuyết phục nhất để mẹ nhận ra đâu là sự lựa chọn hoàn hảo cho con.


Miếng lót cho bé sơ sinh Huggies sử dụng công nghệ được chứng nhận Y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã sẽ là một sự lựa chọn tiện lợi cho các mẹ. Với 40 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ và làn da em bé và được hàng triệu mẹ tại 35 quốc gia trên thế giới tin dùng, Huggies sẽ là sự lựa chọn tốt nhất mà mẹ có thể dành cho bé yêu.

Ngay khi bạn sinh con, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên chăm sóc em bé từ bà nội, bà ngoại của bé cho đến những người bạn thậm chí mới gặp lần đầu. Nhiều lời khuyên trong số đó nghe rất quen và có vẻ cũng đúng. Nhưng một vài điều rất quen tai đó đã được chứng minh là “xưa như trái đất” rồi và bạn nên bỏ qua chúng.



1. Cần tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày


Sự thật là những em bé sơ sinh không bị bẩn do mồ hôi như người lớn, vậy nên bé chỉ cần được tắm mỗi 2-3 ngày là đủ – trừ trường hợp bé tự làm bẩn người vì “bĩnh” đầy ra tã. Nếu bạn đã quen với việc tắm bé hàng ngày, cũng không sao cả, nhưng nhớ để ý giữ ấm và kín gió cho bé, cũng như dưỡng ẩm cho da bé ngay khi tắm xong.


2. Bé ngủ tốt nhất trong không gian tối và yên tĩnh


Điều đó cũng tốt nhưng không nhất thiết như vậy. Một số bé nhạy cảm có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong phòng tối và yên tĩnh, nhưng đa số các bé có thể ngủ khi mọi hoạt động vẫn diễn ra xung quanh vì các bé sơ sinh hầu như ngủ cả ngày. Hơn nữa, không cầu kỳ về điều kiện ngủ cũng giúp bé dễ ngủ hơn ở bất kỳ tình huống nào.


3. Hạ sốt cho bé bằng cồn


Điều này là hoàn toàn không nên! Cồn không giúp hạ sốt cho bé, ngược lại còn không an toàn khi thấm qua da bé.


4. Đừng cho bé đứng hoặc nhún nhảy trên đùi nếu không bé sẽ bị vòng kiềng


Rõ là lời khuyên này lạc hậu rồi! Bé sẽ không bị vòng kiềng nếu bạn cho bé tập đứng hoặc nhún nhảy trên đùi mình. Trẻ con sẽ học cách xử lý trọng lực trên đôi chân và tìm trọng tâm để đứng. Cho bé nhún nhảy trên đùi bạn không chỉ làm bé vui mà còn tạo điều kiện cho bé học kỹ năng đứng lên.


5. Nhạc cổ điển giúp bé thông minh hơn


Nghe nhạc cổ điển giúp bé được tiếp cận nghệ thuật sớm hơn nhưng không có bằng chứng nào cho thấy trí não của trẻ phát triển đáng kể so với những trẻ không nghe nhạc cổ điển.


6. Cứ để bé khóc, nếu bạn bế bé bất kỳ lúc nào bé khóc, bạn sẽ làm hư bé


Trẻ dưới 4 tháng tuổi sẽ chỉ biết khóc khi bé sợ hãi, lo lắng và cần bạn chăm sóc bé. Chắc chắn là ở lứa tuổi này, các bé chưa thể có “chiêu trò” để làm nũng bố mẹ. Bế và vỗ về bé lúc bé khóc sẽ giúp bé cảm thấy bố mẹ luôn yêu thương và ở bên bé lúc bé cần.


7. Bé nhất thiết phải được đánh thức giữa đêm để thay tã


Nước tiểu trẻ con là vô trùng nếu không tiếp xúc với không khí, hơn nữa các loại tã hiện đại cũng đã thấm hút nước tiểu của bé rất tốt. Nếu bé chỉ làm ướt tã, hãy để bé ngủ tròn giấc. Tuy nhiên, nếu bạn để bé mặc tã có phân quá lâu, bé có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu và bàng quang, đặc biệt với bé gái. Nếu bạn ngửi thấy tã bé bốc mùi, hãy thay ngay!


8. Không nên tiêm vắc-xin cho bé khi bé đang cảm hoặc sốt nhẹ


Bệnh nhẹ không làm suy yếu hệ miễn dịch của bé khiến bé không chống chọi được với các mầm bệnh làm yếu trong các mũi tiêm chủng như bạn nghĩ, chúng không làm bé dễ bị bệnh hơn. Hãy nghe chỉ dẫn của bác sĩ.


9. Đừng dùng kem chống nắng cho bé dưới 6 tháng tuổi


Nguy cơ ung thư da do tia UV cao hơn khả năng bé bị phản ứng với kem chống nắng. Tốt hơn hết là tránh cho bé tiếp xúc ánh nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên nếu buộc phải cho bé ra nắng. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, nên thoa một lượng kem nhỏ trên một khoảng da nhỏ như mặt hoặc mu bàn tay. Hiện nay trên thị trường cũng đã có các loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ.


10. Trong 1 tháng đầu đời, phải tiệt trùng bình và núm vú trước khi cho bé bú.


Bạn chỉ phải tiệt trùng bình và núm vú cho lần sử dụng đầu tiên, sau đó chỉ cần rửa kỹ với nước xà phòng là được. Thực tế là bé tiếp xúc với vi trùng bên ngoài nhiều hơn là trên bình và núm vú.


11. Tập cho bé ăn ngủ theo một lịch trình nghiêm ngặt là tốt nhất.


Cái gì tự nhiên mới là tốt nhất. Con bạn sẽ hạnh phúc nếu bé được ăn ngủ theo nhu cầu của cơ thể bé. Ép con tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt sẽ nhàn cho bố mẹ nhưng lại có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt lành mạnh tự nhiên của bé.


12. Nên cho trẻ nhỏ mang giày đế cứng để bảo vệ ngón chân và giữ chân bé thẳng


Trẻ nhỏ dùng ngón chân để bấu xuống mặt sàn khi bước đi, hãy để bé được đi chân trần trong nhà. Chọn giày đế bám tốt để bảo vệ đôi bàn chân tí xíu của bé khi ra ngoài, giày đế cứng thường khá trơn.

Lúc bé khóc bạn nên làm gì? Mẹ mất bao lâu để hồi phục sức khỏe sau khi sinh? Trả lời 10 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết được kiến thức của mình về cách chăm sóc em bé cũng như bản thân khi mới sinh.



1. Tư thế nào tốt nhất để đặt bé khi ngủ?


a. Nằm nghiêng


b. Nằm sấp


c. Nằm ngửa


Câu c đúng: Bạn nên để bé nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, trừ khi trường hợp của bé có gì đặc biệt và bác sĩ nhi khoa của bạn khuyên khác.


2. Khi nào bạn nên bắt đầu cho bé bú?


a. Ngay sau khi sinh, khi bé muốn ăn lần đầu tiên


b. Vài ngày sau khi sinh, khi bé đã quen với mẹ


c. Vài tuần sau khi sinh


Câu a đúng: Một bé mới sinh có thể tìm thấy bầu sữa mẹ và vơ lấy nó ngay lập tức. Sữa non của mẹ lúc mới sinh còn giúp bé có khả năng miễn dịch tốt.


3. Phản xạ Moro của bé là phản xạ nào dưới đây?


a. Phản xạ co người lại


b. Phản xạ tự vệ


c. Phản xạ muốn chơi đùa


Câu b đúng: Phản xạ moro (như phản xạ giật mình) là một phản xạ tự vệ, khi đó, bé mới sinh duỗi thẳng tay ra và muốn bám lấy hay được ai đó ôm chặt.


4. Bạn để ý thấy bé của mình dường như lớn chậm hơn đứa con bằng tuổi của người bạn thân. Bạn:


a. Đưa bé đến bác sĩ nhi khoa khám xem có vấn đề gì không


b. Quát mắng bé


c. Không phải lo lắng gì, cứ để bé phát triển theo tốc độ riêng của nó


Câu c đúng: Mỗi đứa trẻ cần được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng theo “nhịp” riêng của nó, trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương.


5. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là do:


a. Ứ đọng axit amin


b. Ứ đọng hắc tố melanin


c. Ứ đọng sắc tố màu da cam ở trong mật, ruột…


Câu c đúng: Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ mới sinh. Hiện tượng này xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.


6. Bạn nên đáp lại thế nào với những lời khuyên không phải lúc nào cũng đúng của bố mẹ mình và bố mẹ chồng?


a. Đánh giá cao nhưng vẫn tin vào bản năng của mình


b. Bảo họ cứ tập trung mà lo việc của mình


c. Làm theo lời khuyên của họ ngay cả khi bạn không đồng ý bởi có thể họ biết nhiều thứ hơn bạn


Câu a đúng: Hãy thể hiện cho các bậc phụ huynh thấy bạn trân trọng những lời khuyên của họ và bạn biết họ có thể giúp bạn làm những điều tốt nhất chăm sóc trẻ. Nhưng thực tế, chính bạn có thể quyết định điều tốt nhất cho gia đình mình và bản năng của bạn sẽ chỉ lối cho bạn làm điều đó.


7. Cách nào là tốt nhất để dỗ dành khi bé khóc?


a. Đưa cho bé những món đồ chơi mới, màu sắc sặc sỡ


b. Bế bé


c. Mở một đoạn nhạc cổ điển cho bé nghe


Câu b đúng: Bế bé cách tốt nhất để làm cho trẻ thấy dễ chịu


8. Bé của bạn nhận ra giọng mẹ ngay sau khi sinh?


a. Không đúng


b. Chỉ khi đó là giọng rất đặc biệt


c. Đúng vậy


Câu c đúng: Một em bé có thể nghe tiếng mẹ mình ngay từ khi ở trong tử cung và nhận ra giọng mẹ ngay lập tức sau khi chào đời


10. Bé mệt và dễ cáu kỉnh, nghẹt mũi và có nước chảy ra từ mắt, tai. Bé bị làm sao vậy?


a. Bé có chỉ số APGAR thấp (Đây là chỉ số về tình trạng em bé dựa trên: nhịp tim, nhịp thở, tình trạng hoạt động của tay chân, thân thể, phản xạ, màu sắc cơ thể. Chỉ số APFAR càng cao thì tình trạng bé càng tốt)


b. Bé bị viêm tai giữa


c. Bé có mụn sữa


Câu b đúng: Bé của bạn có thể bị viêm tai giữa – một dạng nhiễm trùng tai


10. Mất bao lâu để người mẹ hồi phục sức khỏe sau khi sinh?


a. Hai tuần


b. 6 tuần


c. Có thể hàng tháng


Những ý kiến cho rằng mất 6 tuần để hồi phục sức khỏe và chăm sóc sau sinh là phi thực tế với hầu hết phụ nữ. Thậm chí, khi chính các bà mẹ trẻ cảm thấy tình trạng của mình rất tốt thì giai đoạn phục hồi sức khỏe và tâm lý của họ cũng phải tính bằng tháng chứ không phải mấy tuần. Cần có đủ thời gian để chị em hồi phục lại sau những thay đổi ghê gớm từ quá trình mang thai, sinh nở và sắp xếp cho cuộc sống mới có con.


Câu c đúng.

Chăm sóc em bé và đưa bé vào được một lịch trình quy củ cho giấc ngủ, bữa ăn, và các hoạt động khác sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để bắt đầu?  7 hướng dẫn tuyệt vời dưới đây hy vọng có thể sẽ giúp được bạn:



Thói quen trước khi đi ngủ


Cách dễ nhất để thiết lập giờ giấc đi ngủ cố định cho con là hãy bắt đầu thực hiện lặp đi lặp những chuỗi hoạt động quen thuộc trước khi cho bé đi ngủ mỗi đêm. Bạn không thể ép buộc con ngay lập tức nhưng hãy bắt đầu đi, sau khoảng 2 tháng thực hành, mọi thứ sẽ vào quy củ.


Bạn chỉ cần làm những việc đơn giản: tắm cho bé nước ấm, lau mình, thay đồ ngủ cho con, cho bé uống sữa, sau đó tắt đèn nê-ông và vặn đèn ngủ… Dù lúc này con bạn vẫn rất tỉnh táo và ham chơi nhưng không sao cả, bạn cứ từ từ, nhẹ nhàng, rồi chẳng bao lâu sau dù bạn có muốn bé tỉnh táo, thức dài hơn đi nữa thì mắt của bé cũng đã “quen giờ” và díp lại rồi.


Dạy cho con sự khác biệt giữa ngày và đêm


Nhiều trẻ sơ sinh lúc đầu gần như lẫn lộn giữa ngày và đêm, bé có thể ngủ dài trong ngày nhưng lại thức chơi khi mặt trời lặn. Vậy nên giúp con học cách phân biệt giữa ngày với đêm cũng là một trong những việc rất quan trọng cần làm để giúp bé có thể ngủ có giờ giấc. Trong ngày, bạn nên giữ ngôi nhà nhiều ánh sáng và làm ngược lại vào ban đêm – để không gian mờ và yên tĩnh. Trong đêm, khi con dậy bú sữa, bạn đừng nói chuyện với bé nhiều, hãy để bé nhận biết được đêm là để ngủ và ngày là cho các hoạt động giao tiếp và thời gian chơi.


Tìm hiểu để đọc tín hiệu của con


Các trang web, sách, bác sỹ và tất cả các phụ huynh khác đều có thể giúp bạn tìm ra một lịch trình thích hợp cho con của mình. Tuy nhiên, con mới là hướng dẫn quan trọng nhất, bé sẽ cho bạn biết những gì mà bé cần – nếu bạn quan tâm học được cách đọc các chỉ dẫn của bé.


Chị Liên cho biết, đến 9 tháng tuổi, bé Kitty của chị đã giúp chị dự đoán được nhu cầu của bé, làm cho cuộc sống của chị dễ dàng hơn, chị hạnh phúc hơn rất nhiều. “Bây giờ tôi có thể để đến khi bé thực sự đói để cho bé bú và ăn cháo sao cho ngon miệng nhất, và cho bé đi ngủ trước khi bé mệt và quấy khóc.” Để đọc được những tín hiệu của con, bạn cần có thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng cũng không phải là quá khó đâu. Là một người mẹ tinh tế, yêu con, bạn sẽ dễ nhận biết thôi, cả khi con còn sơ sinh.


Lịch trình của con là ưu tiên hàng đầu


Nếu đang khuyến khích em bé của mình tuân theo một lịch trình nào đó, bạn cần ưu tiên hàng đầu cho lịch trình này, ít nhất là trong tuần đầu tiên. Tránh sai lệch các thói quen của lịch trình (khi vướng phải các kỳ nghỉ, các bữa ăn không phải ở nhà, thay đổi người chăm sóc em bé…). Một khi đã thiết lập một thời gian biểu để con đi ngủ đúng giờ, bạn cần thay đổi các hoạt động khác của gia đình cho phù hợp. Đừng để tình trạng sai lịch trình đã định, nếu không sẽ ảnh hưởng, làm mọi thứ trở lại như cũ và khó cho lần tập sau rất nhiều.


Mẹ cũng thay đổi khi con thay đổi


Con của bạn sẽ lớn lên rất nhanh trong năm đầu tiên. Bé gần như tăng gấp ba trọng lượng của mình và đạt được một số “kỳ công” như biết ngồi, bò, thậm chí đứng lên bước đi.


Trong thời kỳ này, khi cơ thể con đang phấn đấu để đạt được một cột mốc mới, đừng ngạc nhiên nếu những thói quen của bé cũng thay đổi. Bé có thể đói hơn bình thường, cần ngủ nhiều hơn, hoặc trở lại thức dậy nhiều lần trong đêm. Khi điều này xảy ra, bạn hãy hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh lại các thói quen để phù hợp hơn với bé.


Điều phù hợp với độ tuổi của bé


Khi lớn hơn, con bạn sẽ cần ít ngủ ít hơn vào ban ngày, và thức chơi nhiều hơn. Bé cũng cần ăn những thực phẩm đặc như cháo, bột nhiều hơn là chỉ có sữa. Những sự thay đổi trong quá trình phát triển kỹ năng là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu lo lắng, bạn có thể tìm đọc về những cột mốc phát triển quan trọng của 1 em bé thông thường ở tất cả các lứa tuổi để yên tâm hơn và có sự chuẩn bị sẵn sàng.


Đừng mong đợi sự hoàn hảo


Đôi khi cha mẹ kỳ vọng rằng con sẽ có những thói quen sinh hoạt luôn luôn chạy đúng như đồng hồ. Nhưng thực tế, kể cả khi con luôn có những hoạt động nhất quán thì bạn cũng cần hiểu rằng, cùng với sự phát triển kỹ năng và thế chất của con, sẽ có những lúc lịch trình kia gần như rối loạn. Đôi khi, vì lý do gì đó, em bé của bạn sẽ muốn bỏ qua một giấc ngủ ngắn, muốn bú thêm 1 cữ sữa nữa, thức dậy trước lúc bình minh hoặc không thích bú…. Những điều này là bình thường bạn nhé. Đừng nên quá lo lắng, miễn là em bé của bạn vẫn ngủ, chơi, ăn uống và bạn vẫn yêu thương,  chăm sóc trẻ để trẻ  phát triển tốt.


Chúc bạn nhanh chóng hiểu được những tín hiểu của con để giúp bé sinh hoạt theo giờ giấc, con khỏe và mẹ vui!