Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Mang trong mình đứa con đầu tiên sắp chào đời, hẳn trong bạn ngập tràn những háo hức, mong chờ và cả lo âu cho những vụng về của lần đầu làm mẹ. Những lúc băn khoăn lựa chọn giữa muôn vàn thứ hay khi lúng túng thay miếng lót đầu tiên cho bé là cả một câu chuyện tình yêu không có hồi kết bạn sẽ kể cho con nghe sau này. Tỉ mỉ lựa chọn những vật dụng đơn giản mỗi ngày như miếng lót sơ sinh cũng là minh chứng cho con thấy tình yêu thương trọn vẹn của mẹ. Đừng quên 3 tiêu chí “vàng” dưới đây để chọn lựa miếng lót tốt nhất cho con nhé.



Lựa chọn nhà sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm


Kinh nghiệm thực tiễn giúp nhà sản xuất đem lại những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt với những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của bé. Mách nhỏ cho mẹ, mẹ nên chọn nhà sản xuất có tên tuổi uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc em bé sơ sinh để yên tâm về chất lượng sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đã đến Việt Nam, việc tìm ra một sản phẩm có chất lượng quốc tế ở trong nước không còn là điều khó khăn nữa đâu mẹ.


Được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã


Làn da của bé sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên vô cùng nhạy cảm. Vừa ra khỏi sự bảo bọc của mẹ, da con có thể bị kích ứng do sự thay đổi môi trường. Chính vì sự mỏng manh này mà da của bé rất dễ “phản ứng” với miếng lót không thoáng khí dẫn đến hăm tã. Tiêu chí số 2 dành cho mẹ: nên chọn miếng lót có ứng dụng công nghệ được chứng nhận Y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã để bảo vệ con yêu tốt hơn.


Hàng triệu mẹ trên thế giới tin dùng


Điều cuối cùng không thể không cân nhắc trước khi mẹ quyết định chọn mua miếng lót nào đó là sự xác nhận về chất lượng của các mẹ “đi trước”. Giữa vô vàn sản phẩm có trên thị trường hiện nay, đôi khi mẹ cũng phải chóng mặt khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn. Lúc này thì chính trải nghiệm thực sự của các mẹ khác lại là một yếu tố quyết định. Lời khuyên cuối cùng dành cho mẹ đó là: hãy chọn miếng lót được tin dùng bởi các mẹ trên toàn cầu vì đó là những minh chứng thuyết phục nhất để mẹ nhận ra đâu là sự lựa chọn hoàn hảo cho con.


Miếng lót cho bé sơ sinh Huggies sử dụng công nghệ được chứng nhận Y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã sẽ là một sự lựa chọn tiện lợi cho các mẹ. Với 40 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ và làn da em bé và được hàng triệu mẹ tại 35 quốc gia trên thế giới tin dùng, Huggies sẽ là sự lựa chọn tốt nhất mà mẹ có thể dành cho bé yêu.

Ngay khi bạn sinh con, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên chăm sóc em bé từ bà nội, bà ngoại của bé cho đến những người bạn thậm chí mới gặp lần đầu. Nhiều lời khuyên trong số đó nghe rất quen và có vẻ cũng đúng. Nhưng một vài điều rất quen tai đó đã được chứng minh là “xưa như trái đất” rồi và bạn nên bỏ qua chúng.



1. Cần tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày


Sự thật là những em bé sơ sinh không bị bẩn do mồ hôi như người lớn, vậy nên bé chỉ cần được tắm mỗi 2-3 ngày là đủ – trừ trường hợp bé tự làm bẩn người vì “bĩnh” đầy ra tã. Nếu bạn đã quen với việc tắm bé hàng ngày, cũng không sao cả, nhưng nhớ để ý giữ ấm và kín gió cho bé, cũng như dưỡng ẩm cho da bé ngay khi tắm xong.


2. Bé ngủ tốt nhất trong không gian tối và yên tĩnh


Điều đó cũng tốt nhưng không nhất thiết như vậy. Một số bé nhạy cảm có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong phòng tối và yên tĩnh, nhưng đa số các bé có thể ngủ khi mọi hoạt động vẫn diễn ra xung quanh vì các bé sơ sinh hầu như ngủ cả ngày. Hơn nữa, không cầu kỳ về điều kiện ngủ cũng giúp bé dễ ngủ hơn ở bất kỳ tình huống nào.


3. Hạ sốt cho bé bằng cồn


Điều này là hoàn toàn không nên! Cồn không giúp hạ sốt cho bé, ngược lại còn không an toàn khi thấm qua da bé.


4. Đừng cho bé đứng hoặc nhún nhảy trên đùi nếu không bé sẽ bị vòng kiềng


Rõ là lời khuyên này lạc hậu rồi! Bé sẽ không bị vòng kiềng nếu bạn cho bé tập đứng hoặc nhún nhảy trên đùi mình. Trẻ con sẽ học cách xử lý trọng lực trên đôi chân và tìm trọng tâm để đứng. Cho bé nhún nhảy trên đùi bạn không chỉ làm bé vui mà còn tạo điều kiện cho bé học kỹ năng đứng lên.


5. Nhạc cổ điển giúp bé thông minh hơn


Nghe nhạc cổ điển giúp bé được tiếp cận nghệ thuật sớm hơn nhưng không có bằng chứng nào cho thấy trí não của trẻ phát triển đáng kể so với những trẻ không nghe nhạc cổ điển.


6. Cứ để bé khóc, nếu bạn bế bé bất kỳ lúc nào bé khóc, bạn sẽ làm hư bé


Trẻ dưới 4 tháng tuổi sẽ chỉ biết khóc khi bé sợ hãi, lo lắng và cần bạn chăm sóc bé. Chắc chắn là ở lứa tuổi này, các bé chưa thể có “chiêu trò” để làm nũng bố mẹ. Bế và vỗ về bé lúc bé khóc sẽ giúp bé cảm thấy bố mẹ luôn yêu thương và ở bên bé lúc bé cần.


7. Bé nhất thiết phải được đánh thức giữa đêm để thay tã


Nước tiểu trẻ con là vô trùng nếu không tiếp xúc với không khí, hơn nữa các loại tã hiện đại cũng đã thấm hút nước tiểu của bé rất tốt. Nếu bé chỉ làm ướt tã, hãy để bé ngủ tròn giấc. Tuy nhiên, nếu bạn để bé mặc tã có phân quá lâu, bé có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu và bàng quang, đặc biệt với bé gái. Nếu bạn ngửi thấy tã bé bốc mùi, hãy thay ngay!


8. Không nên tiêm vắc-xin cho bé khi bé đang cảm hoặc sốt nhẹ


Bệnh nhẹ không làm suy yếu hệ miễn dịch của bé khiến bé không chống chọi được với các mầm bệnh làm yếu trong các mũi tiêm chủng như bạn nghĩ, chúng không làm bé dễ bị bệnh hơn. Hãy nghe chỉ dẫn của bác sĩ.


9. Đừng dùng kem chống nắng cho bé dưới 6 tháng tuổi


Nguy cơ ung thư da do tia UV cao hơn khả năng bé bị phản ứng với kem chống nắng. Tốt hơn hết là tránh cho bé tiếp xúc ánh nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên nếu buộc phải cho bé ra nắng. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, nên thoa một lượng kem nhỏ trên một khoảng da nhỏ như mặt hoặc mu bàn tay. Hiện nay trên thị trường cũng đã có các loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ.


10. Trong 1 tháng đầu đời, phải tiệt trùng bình và núm vú trước khi cho bé bú.


Bạn chỉ phải tiệt trùng bình và núm vú cho lần sử dụng đầu tiên, sau đó chỉ cần rửa kỹ với nước xà phòng là được. Thực tế là bé tiếp xúc với vi trùng bên ngoài nhiều hơn là trên bình và núm vú.


11. Tập cho bé ăn ngủ theo một lịch trình nghiêm ngặt là tốt nhất.


Cái gì tự nhiên mới là tốt nhất. Con bạn sẽ hạnh phúc nếu bé được ăn ngủ theo nhu cầu của cơ thể bé. Ép con tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt sẽ nhàn cho bố mẹ nhưng lại có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt lành mạnh tự nhiên của bé.


12. Nên cho trẻ nhỏ mang giày đế cứng để bảo vệ ngón chân và giữ chân bé thẳng


Trẻ nhỏ dùng ngón chân để bấu xuống mặt sàn khi bước đi, hãy để bé được đi chân trần trong nhà. Chọn giày đế bám tốt để bảo vệ đôi bàn chân tí xíu của bé khi ra ngoài, giày đế cứng thường khá trơn.

Lúc bé khóc bạn nên làm gì? Mẹ mất bao lâu để hồi phục sức khỏe sau khi sinh? Trả lời 10 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết được kiến thức của mình về cách chăm sóc em bé cũng như bản thân khi mới sinh.



1. Tư thế nào tốt nhất để đặt bé khi ngủ?


a. Nằm nghiêng


b. Nằm sấp


c. Nằm ngửa


Câu c đúng: Bạn nên để bé nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, trừ khi trường hợp của bé có gì đặc biệt và bác sĩ nhi khoa của bạn khuyên khác.


2. Khi nào bạn nên bắt đầu cho bé bú?


a. Ngay sau khi sinh, khi bé muốn ăn lần đầu tiên


b. Vài ngày sau khi sinh, khi bé đã quen với mẹ


c. Vài tuần sau khi sinh


Câu a đúng: Một bé mới sinh có thể tìm thấy bầu sữa mẹ và vơ lấy nó ngay lập tức. Sữa non của mẹ lúc mới sinh còn giúp bé có khả năng miễn dịch tốt.


3. Phản xạ Moro của bé là phản xạ nào dưới đây?


a. Phản xạ co người lại


b. Phản xạ tự vệ


c. Phản xạ muốn chơi đùa


Câu b đúng: Phản xạ moro (như phản xạ giật mình) là một phản xạ tự vệ, khi đó, bé mới sinh duỗi thẳng tay ra và muốn bám lấy hay được ai đó ôm chặt.


4. Bạn để ý thấy bé của mình dường như lớn chậm hơn đứa con bằng tuổi của người bạn thân. Bạn:


a. Đưa bé đến bác sĩ nhi khoa khám xem có vấn đề gì không


b. Quát mắng bé


c. Không phải lo lắng gì, cứ để bé phát triển theo tốc độ riêng của nó


Câu c đúng: Mỗi đứa trẻ cần được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng theo “nhịp” riêng của nó, trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương.


5. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là do:


a. Ứ đọng axit amin


b. Ứ đọng hắc tố melanin


c. Ứ đọng sắc tố màu da cam ở trong mật, ruột…


Câu c đúng: Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ mới sinh. Hiện tượng này xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.


6. Bạn nên đáp lại thế nào với những lời khuyên không phải lúc nào cũng đúng của bố mẹ mình và bố mẹ chồng?


a. Đánh giá cao nhưng vẫn tin vào bản năng của mình


b. Bảo họ cứ tập trung mà lo việc của mình


c. Làm theo lời khuyên của họ ngay cả khi bạn không đồng ý bởi có thể họ biết nhiều thứ hơn bạn


Câu a đúng: Hãy thể hiện cho các bậc phụ huynh thấy bạn trân trọng những lời khuyên của họ và bạn biết họ có thể giúp bạn làm những điều tốt nhất chăm sóc trẻ. Nhưng thực tế, chính bạn có thể quyết định điều tốt nhất cho gia đình mình và bản năng của bạn sẽ chỉ lối cho bạn làm điều đó.


7. Cách nào là tốt nhất để dỗ dành khi bé khóc?


a. Đưa cho bé những món đồ chơi mới, màu sắc sặc sỡ


b. Bế bé


c. Mở một đoạn nhạc cổ điển cho bé nghe


Câu b đúng: Bế bé cách tốt nhất để làm cho trẻ thấy dễ chịu


8. Bé của bạn nhận ra giọng mẹ ngay sau khi sinh?


a. Không đúng


b. Chỉ khi đó là giọng rất đặc biệt


c. Đúng vậy


Câu c đúng: Một em bé có thể nghe tiếng mẹ mình ngay từ khi ở trong tử cung và nhận ra giọng mẹ ngay lập tức sau khi chào đời


10. Bé mệt và dễ cáu kỉnh, nghẹt mũi và có nước chảy ra từ mắt, tai. Bé bị làm sao vậy?


a. Bé có chỉ số APGAR thấp (Đây là chỉ số về tình trạng em bé dựa trên: nhịp tim, nhịp thở, tình trạng hoạt động của tay chân, thân thể, phản xạ, màu sắc cơ thể. Chỉ số APFAR càng cao thì tình trạng bé càng tốt)


b. Bé bị viêm tai giữa


c. Bé có mụn sữa


Câu b đúng: Bé của bạn có thể bị viêm tai giữa – một dạng nhiễm trùng tai


10. Mất bao lâu để người mẹ hồi phục sức khỏe sau khi sinh?


a. Hai tuần


b. 6 tuần


c. Có thể hàng tháng


Những ý kiến cho rằng mất 6 tuần để hồi phục sức khỏe và chăm sóc sau sinh là phi thực tế với hầu hết phụ nữ. Thậm chí, khi chính các bà mẹ trẻ cảm thấy tình trạng của mình rất tốt thì giai đoạn phục hồi sức khỏe và tâm lý của họ cũng phải tính bằng tháng chứ không phải mấy tuần. Cần có đủ thời gian để chị em hồi phục lại sau những thay đổi ghê gớm từ quá trình mang thai, sinh nở và sắp xếp cho cuộc sống mới có con.


Câu c đúng.

Chăm sóc em bé và đưa bé vào được một lịch trình quy củ cho giấc ngủ, bữa ăn, và các hoạt động khác sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để bắt đầu?  7 hướng dẫn tuyệt vời dưới đây hy vọng có thể sẽ giúp được bạn:



Thói quen trước khi đi ngủ


Cách dễ nhất để thiết lập giờ giấc đi ngủ cố định cho con là hãy bắt đầu thực hiện lặp đi lặp những chuỗi hoạt động quen thuộc trước khi cho bé đi ngủ mỗi đêm. Bạn không thể ép buộc con ngay lập tức nhưng hãy bắt đầu đi, sau khoảng 2 tháng thực hành, mọi thứ sẽ vào quy củ.


Bạn chỉ cần làm những việc đơn giản: tắm cho bé nước ấm, lau mình, thay đồ ngủ cho con, cho bé uống sữa, sau đó tắt đèn nê-ông và vặn đèn ngủ… Dù lúc này con bạn vẫn rất tỉnh táo và ham chơi nhưng không sao cả, bạn cứ từ từ, nhẹ nhàng, rồi chẳng bao lâu sau dù bạn có muốn bé tỉnh táo, thức dài hơn đi nữa thì mắt của bé cũng đã “quen giờ” và díp lại rồi.


Dạy cho con sự khác biệt giữa ngày và đêm


Nhiều trẻ sơ sinh lúc đầu gần như lẫn lộn giữa ngày và đêm, bé có thể ngủ dài trong ngày nhưng lại thức chơi khi mặt trời lặn. Vậy nên giúp con học cách phân biệt giữa ngày với đêm cũng là một trong những việc rất quan trọng cần làm để giúp bé có thể ngủ có giờ giấc. Trong ngày, bạn nên giữ ngôi nhà nhiều ánh sáng và làm ngược lại vào ban đêm – để không gian mờ và yên tĩnh. Trong đêm, khi con dậy bú sữa, bạn đừng nói chuyện với bé nhiều, hãy để bé nhận biết được đêm là để ngủ và ngày là cho các hoạt động giao tiếp và thời gian chơi.


Tìm hiểu để đọc tín hiệu của con


Các trang web, sách, bác sỹ và tất cả các phụ huynh khác đều có thể giúp bạn tìm ra một lịch trình thích hợp cho con của mình. Tuy nhiên, con mới là hướng dẫn quan trọng nhất, bé sẽ cho bạn biết những gì mà bé cần – nếu bạn quan tâm học được cách đọc các chỉ dẫn của bé.


Chị Liên cho biết, đến 9 tháng tuổi, bé Kitty của chị đã giúp chị dự đoán được nhu cầu của bé, làm cho cuộc sống của chị dễ dàng hơn, chị hạnh phúc hơn rất nhiều. “Bây giờ tôi có thể để đến khi bé thực sự đói để cho bé bú và ăn cháo sao cho ngon miệng nhất, và cho bé đi ngủ trước khi bé mệt và quấy khóc.” Để đọc được những tín hiệu của con, bạn cần có thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng cũng không phải là quá khó đâu. Là một người mẹ tinh tế, yêu con, bạn sẽ dễ nhận biết thôi, cả khi con còn sơ sinh.


Lịch trình của con là ưu tiên hàng đầu


Nếu đang khuyến khích em bé của mình tuân theo một lịch trình nào đó, bạn cần ưu tiên hàng đầu cho lịch trình này, ít nhất là trong tuần đầu tiên. Tránh sai lệch các thói quen của lịch trình (khi vướng phải các kỳ nghỉ, các bữa ăn không phải ở nhà, thay đổi người chăm sóc em bé…). Một khi đã thiết lập một thời gian biểu để con đi ngủ đúng giờ, bạn cần thay đổi các hoạt động khác của gia đình cho phù hợp. Đừng để tình trạng sai lịch trình đã định, nếu không sẽ ảnh hưởng, làm mọi thứ trở lại như cũ và khó cho lần tập sau rất nhiều.


Mẹ cũng thay đổi khi con thay đổi


Con của bạn sẽ lớn lên rất nhanh trong năm đầu tiên. Bé gần như tăng gấp ba trọng lượng của mình và đạt được một số “kỳ công” như biết ngồi, bò, thậm chí đứng lên bước đi.


Trong thời kỳ này, khi cơ thể con đang phấn đấu để đạt được một cột mốc mới, đừng ngạc nhiên nếu những thói quen của bé cũng thay đổi. Bé có thể đói hơn bình thường, cần ngủ nhiều hơn, hoặc trở lại thức dậy nhiều lần trong đêm. Khi điều này xảy ra, bạn hãy hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh lại các thói quen để phù hợp hơn với bé.


Điều phù hợp với độ tuổi của bé


Khi lớn hơn, con bạn sẽ cần ít ngủ ít hơn vào ban ngày, và thức chơi nhiều hơn. Bé cũng cần ăn những thực phẩm đặc như cháo, bột nhiều hơn là chỉ có sữa. Những sự thay đổi trong quá trình phát triển kỹ năng là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu lo lắng, bạn có thể tìm đọc về những cột mốc phát triển quan trọng của 1 em bé thông thường ở tất cả các lứa tuổi để yên tâm hơn và có sự chuẩn bị sẵn sàng.


Đừng mong đợi sự hoàn hảo


Đôi khi cha mẹ kỳ vọng rằng con sẽ có những thói quen sinh hoạt luôn luôn chạy đúng như đồng hồ. Nhưng thực tế, kể cả khi con luôn có những hoạt động nhất quán thì bạn cũng cần hiểu rằng, cùng với sự phát triển kỹ năng và thế chất của con, sẽ có những lúc lịch trình kia gần như rối loạn. Đôi khi, vì lý do gì đó, em bé của bạn sẽ muốn bỏ qua một giấc ngủ ngắn, muốn bú thêm 1 cữ sữa nữa, thức dậy trước lúc bình minh hoặc không thích bú…. Những điều này là bình thường bạn nhé. Đừng nên quá lo lắng, miễn là em bé của bạn vẫn ngủ, chơi, ăn uống và bạn vẫn yêu thương,  chăm sóc trẻ để trẻ  phát triển tốt.


Chúc bạn nhanh chóng hiểu được những tín hiểu của con để giúp bé sinh hoạt theo giờ giấc, con khỏe và mẹ vui!

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Bánh flan kem tươi


Cách làm Bánh flan kem tươi đơn giản, ăn lại ngon, các mẹ hãy thử làm món bánh plan kem tươi cho con yêu và ông xã dùng nhé.


Nguyên liệu


250ml sữa công thức pha như bình thường (hoặc sữa tươi đối với bé trên 1 tuổi)


1 quả trứng gà + 2 lòng đỏ trứng


3 muỗng canh kem tươi whipping cream


1 muỗng cà phê bột bắp


3 muỗng canh đường trắng để làm caramel.


1/2 quả chanh


Cách làm bánh flan kem tươi


Bước 1: Cho đường và một ít nước vào nồi, thắng cho đến khi đường chuyển sang màu sậm hơn màu mật ong một chút thì các mẹ nhanh tay đổ vào khuôn để đường đông lại.


Bước 2: Sau đó, vắt vài giọt chanh vào mùi sẽ rất thơm và lạ.


Bước 3: Sữa các mẹ đun hơi lăn tăn, đừng để sôi rồi đổ vào hỗn hợp trứng vừa rồi, khuấy đều. Rót hỗn hợp trứng sữa vào khuôn. Dùng 1 cái rây để lược cho bánh được mịn đẹp.


Bước 4: Cho bánh flan vào hấp cách thủy, đun lửa vừa để bánh mịn màng không bị rỗ. Trong lúc hấp bánh khoảng 10 phút mở nắp nồi hấp bánh 1 lần, hấp khoảng 15 – 20 phút là chín bánh.


Cà chua dầm sữa


- Nếu không có cà chua bi, bạn có thể thay bằng cà chua thường.


- Món này có nhiều nước, vị ngọt mát nên trẻ cũng rất dễ ăn.


Nguyên liệu


- Cà chua bi 1 quả


- Sữa bột khoảng 10 cc


Hướng dẫn


Bước 1: Cà chua bi trần qua nước nóng, lột sạch vỏ.


Bước 2: Cho vào lò vi sóng quay chín, bỏ hạt, đánh nhuyễn.


Bước 3:  Tiếp đó cho sữa vào, đánh đều.


Chuối và sữa tươi


Chuối và sữa tươi là những thức phẩm rất bổ dưỡng và cũng rất dễ ăn. Đặc điểm của món ăn này là rất giàu canxi, sắt.


Nguyên liệu


Chuối: 25g.


Sữa tươi: 60ml.


Bột bắp: 5g.


Đường: 5g.


Hướng dẫn


Bước 1: Chuối lột bỏ vỏ, tán nhuyễn. Sữa tươi, bột bắp, đường trộn đều.


Bước 2: Cho vào nồi nấu, trong khi nấu khuấy đều liên tục, khi đã chín, cho chuối vào đun sôi trở lại là được. Để nguội, rồi mới cho bé dùng.


Hỗn hợp táo và sữa



Ngoài việc cho bé ăn táo tây như hoa quả, mẹ cũng có thể coi đây là một loại rau củ để chế biến đồ ăn dặm cho bé.


Nguyên liệu


½ quả táo


¼ cốc nước lọc


¼ cốc sữa – loại bé thường dùng (hoặc ¼ cốc sữa đậu nành).


Hướng dẫn


Bước 1: Táo được gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ.


Bước 2: Cho táo vào nồi nước, mực nước trong nồi cao hơn mực táo một chút. Có thể thêm nước lọc nếu cần.


Bước 3: Đặt nồi táo lên bếp, điều chỉnh nhỏ lửa, cho đến khi những miếng táo chín mềm, khoảng 10 phút. Luôn kiểm tra mực nước trong nồi để nước không bị cạn, thêm nước nếu cần.


Bước 4: Đổ táo trong nồi ra một chiếc bát, chờ táo nguội. Sau đó, thêm sữa vào hỗn hợp táo, dùng thìa dầm nhuyễn táo và cho bé thưởng thức.

Uống sữa bị sôi bụng, Đầy hơi, khó tiêu hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, kéo theo đó là tiêu chảy. Đây là những triệu chứng của hiện tượng cơ thể không dung nạp Lactose. Không chỉ trẻ em mà theo số liệu ước tính, khoảng 75% dân số sau tuổi vị thành niên mắc phải tình trạng bất dung nạp Lactose. Đây thực sự là con số đáng báo động.



Triệu chứng lâm sàng “Chứng bất dung nạp Lactose


Các triệu chứng uống sữa bị sôi bụng thường xuất hiện từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm có chứa Lactose như sữa, bơ và các sản phẩm khác từ sữa. Người dùng cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng này ngưng lại ngay khi không dùng các thực phẩm chứa Lactose nữa. Tình trạng bất dung nạp nặng hay nhẹ là khác nhau ở mỗi người. Vì vậy mới có tình trạng có người thích uống sữa, có người không uống được sữa.


Tại sao cơ thể lại bất dung nạp Lactose?


Tình trạng không dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường Lactose. Đây là một loại đường phức. Cơ thể muốn hấp thụ được thì ruột non phải tiết ra một loại enzyme là Lactase để phân giải Lactose thành đường đơn glucose và galactose. Tuy nhiên cơ thể thiếu Lactase khiến cho đường Lactose không được tiêu hóa, vi khuẩn trong ruột kết biến nó thành acid lactic và cacbon dioxide. Trong vòng khoảng 30 phút, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy.


Bất dung nạp Lactose có thể do di truyền, do nguyên nhân tuổi tác hoặc là do rối loạn tiêu hóa.


Lượng enzyme trong cơ thể không chỉ phụ thuộc vào thể trạng mà còn do gen quy định. Nên nếu cha mẹ có lượng enzyme Lactase ít thì con cái của họ cũng có khả năng ít loại enzyme này. Hơn thế nữa, theo sự tăng lên của tuổi tác, cơ thể của chúng ta cũng không sản sinh ra nhiều enzyme Lactase như khi còn nhỏ. Một số người bị rối loạn tiêu hóa cũng gặp trục trặc trong việc tiết Lactase.


Đối tượng dễ mắc chứng không dung nạp đường Lactose


Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc chứng bất dung nạp Lactose nhất do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, đang tập thích nghi và tăng dần khả năng hấp thụ, miễn dịch. Hầu hết trẻ em đều ít nhất bị tiêu chảy một lần trong đời. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi bị mắc các triệu chứng bất dung nạp tiêu hóa phổ biến nhất, không chỉ lactose, nhiều trẻ còn bất dung nạp cả sữa của mẹ mình.


Bên cạnh đó, nhiều trẻ vị thành niên, người trưởng thành cũng như lớn tuổi không uống được sữa do cơ thể có ít enzyme Lactase. Hiện tượng một số người lớn uống sữa vào buổi sáng khi chưa ăn gì bị đau bụng, tiêu chảy, từ đó họ ngại uống sữa hoặc phải lót dạ trước. Điều này cho thấy, khi dạ dày hoạt động (kiểu lót dạ) thì enzyme ruột non mới được kích thích tiết ra, trong đó có cả Lactase.


Những người lớn tuổi và trẻ có cha mẹ mắc chứng bất dung nạp Lactose thường có khả năng mắc chứng này cao hơn người bình thường.


Điều trị chứng bất dung nạp đường Lactose


Chứng bất dung nạp Lactose không nguy hiểm, các triệu chứng uống sữa bị sôi bụng này dừng lại ngay khi dừng ăn các món có nhiều Lactose. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường được phát hiện muộn vì không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy nhiều gây mất nước có thể đe dọa tính mạng của trẻ.


Để khắc phục tình trạng này trước hết là chú ý chế độ ăn uống giảm các loại thực phẩm chứa nhiều Lactose, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Các ba mẹ cũng cần chú ý khi trẻ quấy khóc nhiều, trào ngược, bé bị tiêu chảy để có thể phát hiện sớm và hạn chế các trường hợp tử vong không mong muốn. Đặc biệt, cần bổ sung can xi cho trẻ vì cơ thể thiếu Lactase cũng đồng nghĩa với việc cơ thể hấp thụ canxi kém hơn.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Nguyên nhân của chứng bất dung nạp đường Lactose?


Do di truyền:


Thiếu hụt men Lactase nguyên phát: là bệnh lý di truyền gây thiếu hụt men Lactase khiến cơ thể không tiêu hóa được đường lactose. Triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên ít khi xuất hiện trước 6 tuổi.


Thiếu men Lactase bẩm sinh: Thiếu hụt hoàn toàn men Lactase từ ngay sau sinh. Triệu chứng xuất hiện ngay từ khi bé được cho ăn sữa.



Thiếu Lactase thứ phát: Xảy ra khi những tế bào niêm mạc ở phần trên của ruột non (là những tế bào sản xuất ra men Lactase) bị tổn thương. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em và thường xảy ra sau khi bị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột hoặc có thể do hóa trị liệu.


Chưa hoàn thiện khả năng sản xuất men lactase: Sau khi sinh ra trẻ cần một khoảng thời gian để có thể sản sinh một lượng đủ men Lactase. Trẻ đẻ non thường có lượng Lactase thấp dẫn đến thiếu hụt men Lactase tạm thời. Hiện tượng uống sữa bị sôi bụng trên sẽ hết khi trẻ lớn dần lên.


Triệu chứng của bất dung nạp đường Lactose?


Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa bị sôi bụng hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ, bao gồm những biểu hiện như: tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.


Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào lượng Lactose đưa vào cơ thể. Rất nhiều người không dung nạp đường Lactose nhưng vẫn có thể ăn một lượng nhỏ Lactose mà không gây triệu chứng uống sữa bị sôi bụng. Thường thì càng ăn nhiều đường Lactose thì triệu chứng xuất hiện càng rõ.


Trẻ nhỏ bị bất dung nạp Lactose thường có nôn, đầy hơi, chán ăn, quấy khóc, ỉa chảy, mất nước, hậu môn đỏ, phân chua.


Không dung nạp Lactose ở trẻ em có thể gây ra tiêu chảy kéo dài, mất nước, chậm lớn, suy dinh dưỡng nếu không được chẩn đoán và xử trí sớm.


Cần làm gì để con uống được sữa?


Nếu bé có triệu chứng bất dung nạp Lactose thì trước khi ăn uống nên đọc kỹ nhãn của thực phẩm xem có chứa đường Lactose hay không.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.