Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Bánh flan kem tươi


Cách làm Bánh flan kem tươi đơn giản, ăn lại ngon, các mẹ hãy thử làm món bánh plan kem tươi cho con yêu và ông xã dùng nhé.


Nguyên liệu


250ml sữa công thức pha như bình thường (hoặc sữa tươi đối với bé trên 1 tuổi)


1 quả trứng gà + 2 lòng đỏ trứng


3 muỗng canh kem tươi whipping cream


1 muỗng cà phê bột bắp


3 muỗng canh đường trắng để làm caramel.


1/2 quả chanh


Cách làm bánh flan kem tươi


Bước 1: Cho đường và một ít nước vào nồi, thắng cho đến khi đường chuyển sang màu sậm hơn màu mật ong một chút thì các mẹ nhanh tay đổ vào khuôn để đường đông lại.


Bước 2: Sau đó, vắt vài giọt chanh vào mùi sẽ rất thơm và lạ.


Bước 3: Sữa các mẹ đun hơi lăn tăn, đừng để sôi rồi đổ vào hỗn hợp trứng vừa rồi, khuấy đều. Rót hỗn hợp trứng sữa vào khuôn. Dùng 1 cái rây để lược cho bánh được mịn đẹp.


Bước 4: Cho bánh flan vào hấp cách thủy, đun lửa vừa để bánh mịn màng không bị rỗ. Trong lúc hấp bánh khoảng 10 phút mở nắp nồi hấp bánh 1 lần, hấp khoảng 15 – 20 phút là chín bánh.


Cà chua dầm sữa


- Nếu không có cà chua bi, bạn có thể thay bằng cà chua thường.


- Món này có nhiều nước, vị ngọt mát nên trẻ cũng rất dễ ăn.


Nguyên liệu


- Cà chua bi 1 quả


- Sữa bột khoảng 10 cc


Hướng dẫn


Bước 1: Cà chua bi trần qua nước nóng, lột sạch vỏ.


Bước 2: Cho vào lò vi sóng quay chín, bỏ hạt, đánh nhuyễn.


Bước 3:  Tiếp đó cho sữa vào, đánh đều.


Chuối và sữa tươi


Chuối và sữa tươi là những thức phẩm rất bổ dưỡng và cũng rất dễ ăn. Đặc điểm của món ăn này là rất giàu canxi, sắt.


Nguyên liệu


Chuối: 25g.


Sữa tươi: 60ml.


Bột bắp: 5g.


Đường: 5g.


Hướng dẫn


Bước 1: Chuối lột bỏ vỏ, tán nhuyễn. Sữa tươi, bột bắp, đường trộn đều.


Bước 2: Cho vào nồi nấu, trong khi nấu khuấy đều liên tục, khi đã chín, cho chuối vào đun sôi trở lại là được. Để nguội, rồi mới cho bé dùng.


Hỗn hợp táo và sữa



Ngoài việc cho bé ăn táo tây như hoa quả, mẹ cũng có thể coi đây là một loại rau củ để chế biến đồ ăn dặm cho bé.


Nguyên liệu


½ quả táo


¼ cốc nước lọc


¼ cốc sữa – loại bé thường dùng (hoặc ¼ cốc sữa đậu nành).


Hướng dẫn


Bước 1: Táo được gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ.


Bước 2: Cho táo vào nồi nước, mực nước trong nồi cao hơn mực táo một chút. Có thể thêm nước lọc nếu cần.


Bước 3: Đặt nồi táo lên bếp, điều chỉnh nhỏ lửa, cho đến khi những miếng táo chín mềm, khoảng 10 phút. Luôn kiểm tra mực nước trong nồi để nước không bị cạn, thêm nước nếu cần.


Bước 4: Đổ táo trong nồi ra một chiếc bát, chờ táo nguội. Sau đó, thêm sữa vào hỗn hợp táo, dùng thìa dầm nhuyễn táo và cho bé thưởng thức.

Uống sữa bị sôi bụng, Đầy hơi, khó tiêu hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, kéo theo đó là tiêu chảy. Đây là những triệu chứng của hiện tượng cơ thể không dung nạp Lactose. Không chỉ trẻ em mà theo số liệu ước tính, khoảng 75% dân số sau tuổi vị thành niên mắc phải tình trạng bất dung nạp Lactose. Đây thực sự là con số đáng báo động.



Triệu chứng lâm sàng “Chứng bất dung nạp Lactose


Các triệu chứng uống sữa bị sôi bụng thường xuất hiện từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm có chứa Lactose như sữa, bơ và các sản phẩm khác từ sữa. Người dùng cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng này ngưng lại ngay khi không dùng các thực phẩm chứa Lactose nữa. Tình trạng bất dung nạp nặng hay nhẹ là khác nhau ở mỗi người. Vì vậy mới có tình trạng có người thích uống sữa, có người không uống được sữa.


Tại sao cơ thể lại bất dung nạp Lactose?


Tình trạng không dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường Lactose. Đây là một loại đường phức. Cơ thể muốn hấp thụ được thì ruột non phải tiết ra một loại enzyme là Lactase để phân giải Lactose thành đường đơn glucose và galactose. Tuy nhiên cơ thể thiếu Lactase khiến cho đường Lactose không được tiêu hóa, vi khuẩn trong ruột kết biến nó thành acid lactic và cacbon dioxide. Trong vòng khoảng 30 phút, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy.


Bất dung nạp Lactose có thể do di truyền, do nguyên nhân tuổi tác hoặc là do rối loạn tiêu hóa.


Lượng enzyme trong cơ thể không chỉ phụ thuộc vào thể trạng mà còn do gen quy định. Nên nếu cha mẹ có lượng enzyme Lactase ít thì con cái của họ cũng có khả năng ít loại enzyme này. Hơn thế nữa, theo sự tăng lên của tuổi tác, cơ thể của chúng ta cũng không sản sinh ra nhiều enzyme Lactase như khi còn nhỏ. Một số người bị rối loạn tiêu hóa cũng gặp trục trặc trong việc tiết Lactase.


Đối tượng dễ mắc chứng không dung nạp đường Lactose


Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc chứng bất dung nạp Lactose nhất do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, đang tập thích nghi và tăng dần khả năng hấp thụ, miễn dịch. Hầu hết trẻ em đều ít nhất bị tiêu chảy một lần trong đời. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi bị mắc các triệu chứng bất dung nạp tiêu hóa phổ biến nhất, không chỉ lactose, nhiều trẻ còn bất dung nạp cả sữa của mẹ mình.


Bên cạnh đó, nhiều trẻ vị thành niên, người trưởng thành cũng như lớn tuổi không uống được sữa do cơ thể có ít enzyme Lactase. Hiện tượng một số người lớn uống sữa vào buổi sáng khi chưa ăn gì bị đau bụng, tiêu chảy, từ đó họ ngại uống sữa hoặc phải lót dạ trước. Điều này cho thấy, khi dạ dày hoạt động (kiểu lót dạ) thì enzyme ruột non mới được kích thích tiết ra, trong đó có cả Lactase.


Những người lớn tuổi và trẻ có cha mẹ mắc chứng bất dung nạp Lactose thường có khả năng mắc chứng này cao hơn người bình thường.


Điều trị chứng bất dung nạp đường Lactose


Chứng bất dung nạp Lactose không nguy hiểm, các triệu chứng uống sữa bị sôi bụng này dừng lại ngay khi dừng ăn các món có nhiều Lactose. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường được phát hiện muộn vì không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy nhiều gây mất nước có thể đe dọa tính mạng của trẻ.


Để khắc phục tình trạng này trước hết là chú ý chế độ ăn uống giảm các loại thực phẩm chứa nhiều Lactose, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Các ba mẹ cũng cần chú ý khi trẻ quấy khóc nhiều, trào ngược, bé bị tiêu chảy để có thể phát hiện sớm và hạn chế các trường hợp tử vong không mong muốn. Đặc biệt, cần bổ sung can xi cho trẻ vì cơ thể thiếu Lactase cũng đồng nghĩa với việc cơ thể hấp thụ canxi kém hơn.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Nguyên nhân của chứng bất dung nạp đường Lactose?


Do di truyền:


Thiếu hụt men Lactase nguyên phát: là bệnh lý di truyền gây thiếu hụt men Lactase khiến cơ thể không tiêu hóa được đường lactose. Triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên ít khi xuất hiện trước 6 tuổi.


Thiếu men Lactase bẩm sinh: Thiếu hụt hoàn toàn men Lactase từ ngay sau sinh. Triệu chứng xuất hiện ngay từ khi bé được cho ăn sữa.



Thiếu Lactase thứ phát: Xảy ra khi những tế bào niêm mạc ở phần trên của ruột non (là những tế bào sản xuất ra men Lactase) bị tổn thương. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em và thường xảy ra sau khi bị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột hoặc có thể do hóa trị liệu.


Chưa hoàn thiện khả năng sản xuất men lactase: Sau khi sinh ra trẻ cần một khoảng thời gian để có thể sản sinh một lượng đủ men Lactase. Trẻ đẻ non thường có lượng Lactase thấp dẫn đến thiếu hụt men Lactase tạm thời. Hiện tượng uống sữa bị sôi bụng trên sẽ hết khi trẻ lớn dần lên.


Triệu chứng của bất dung nạp đường Lactose?


Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa bị sôi bụng hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ, bao gồm những biểu hiện như: tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.


Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào lượng Lactose đưa vào cơ thể. Rất nhiều người không dung nạp đường Lactose nhưng vẫn có thể ăn một lượng nhỏ Lactose mà không gây triệu chứng uống sữa bị sôi bụng. Thường thì càng ăn nhiều đường Lactose thì triệu chứng xuất hiện càng rõ.


Trẻ nhỏ bị bất dung nạp Lactose thường có nôn, đầy hơi, chán ăn, quấy khóc, ỉa chảy, mất nước, hậu môn đỏ, phân chua.


Không dung nạp Lactose ở trẻ em có thể gây ra tiêu chảy kéo dài, mất nước, chậm lớn, suy dinh dưỡng nếu không được chẩn đoán và xử trí sớm.


Cần làm gì để con uống được sữa?


Nếu bé có triệu chứng bất dung nạp Lactose thì trước khi ăn uống nên đọc kỹ nhãn của thực phẩm xem có chứa đường Lactose hay không.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Uống sữa bị sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc ăn những thực phẩm có sữa, các triệu chứng trên giảm nhanh chóng khi ngưng uống sữa. Đó là hiện tượng bất dung nạp đường Lactose.



Lý do trẻ không uống được sữa?


Lactose là một loại đường có nhiều trong sữa. Cơ thể không thể tự hấp thu đường lactose. Để cơ thể hấp thu được thì đường lactose cần phải được phân tách thành đường glucose và galactose trước nhờ men lactase. Vì thế, bất dung nạp đường Lactose thật ra do trong cơ thể thiếu men Lactase.


Nếu thiếu men lactase ở ruột non thì đường lactose không được phân tách và như vậy sẽ không được hấp thu vào máu mà bị tồn đọng ở ruột điều này dẫn đến những rối loạn tiêu hóa, gọi là bất dung nạp đường lactose. Đây là nguyên nhân làm cho con bạn không uống được sữa.


Nhiều người nhầm lẫn giữa không dung nạp đường lactose và dị ứng sữa bò. Bản chất của dị ứng sữa bò là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa bò dẫn đến những rối loạn.


Sự thiếu hụt men lactase


Trong các loại động vật có vú, lượng men Lactase sẽ giảm dần sau thời thơ ấu, chỉ có con người lượng Lactase vẫn giữ nguyên trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, với những người không hợp với Lactose thì lượng Lactase có thể giảm từ lúc 2 tuổi, hay cũng có những người giảm lượng Lactase ở bất cứ lứa tuổi nào.Lượng Lactase thuyên giảm trong thời gian bao lâu tùy thuộc vào yếu tố di truyền. Và cũng có người bị thuyên giảm lượng Lactase do những bệnh tật hay những cuộc giải phẫu hoặc những thuốc men gây nên hay những người nghiện rượu, hoặc do tiêu chảy cấp tính.


Nguyên nhân của hiện tượng bất dung nạp đường lactose?


Do di truyền:


Thiếu hụt men lactase nguyên phát: là bệnh lý di truyền gây thiếu hụt men lactase. Triệu chứng uống sữa bị đau bụng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào tuy nhiên ít khi xuất hiện trước 6 tuổi.


Thiếu men lactase bẩm sinh: Gây thiếu hụt hoàn toàn men lactase từ ngay sau sinh. Triệu chứng xuất hiện ngay từ khi bé được cho ăn sữa.


Bất dung nạp Lactose có thể do di truyền, do tuổi tác hoặc do rối loạn tiêu hóa


Thiếu lactase thứ phát: xảy ra khi những tế bào niêm mạc ở phần trên của ruột non (là những tế bào sản xuất ra men lactase) bị tổn thương. Hiện tượng trên hay gặp ở trẻ em và thường xảy ra sau khi bị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột hoặc có thể xảy ra do hóa trị liệu.


Chưa hoàn thiện khả năng sản xuất men lactase: Sau khi được sinh ra trẻ cần một khoảng thời gian để có thể sinh ra một lượng đủ men lactase. Trẻ đẻ non thường có lượng lactase thấp dẫn đến thiếu hụt men lactase tạm thời. Hiện tượng trên sẽ hết khi trẻ lớn dần lên.


Triệu chứng của bất dung nạp đường lactose?


Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa bị sôi bụng hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ bao gồm những biểu hiện như là: đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi. Ỉa chảy cũng hay gặp và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.


Mức độ nặng phụ thuộc vào lượng lactose đưa vào cơ thể. Rất nhiều người không dung nạp đường lactose nhưng vẫn có thể ăn một lượng nhỏ đường lactose mà không gây triệu chứng. Thường thì càng ăn nhiều đường lactose thì triệu chứng xuất hiện càng rõ.


Trẻ nhỏ bị bất dung nạp lactose thường có nôn, đầy hơi, chán ăn, quấy khóc, ỉa chảy, mất nước, hậu môn đỏ, phân chua, uống sữa bị sôi bụng.


Điều trị bất dung nạp lactose như thế nào?


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chứng không dung nạp lactose nguyên phát:  Điều trị có thể cho trẻ làm quen dần bằng cách sử dụng liên tục với một lượng nhỏ và tăng dần sữa và sản phẩm sữa.


Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều khoáng chất như canxi và vitamin D, cần thiết cho sức khoẻ của trẻ em và cả người trưởng thành, đặc biệt tốt cho xương.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa không đường lactose – sữa tiệt trùng Flex được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiếnã thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – sữa không đường Lactose, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang bầu là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ăn thực phẩm giống nhau.



Những đòi hỏi về lượng dinh dưỡng cũng cấp cho bà bầu cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Từng thời điểm, từng tháng mang thai, bà bầu nên biết mình thiếu và cần bổ sung gì cho cơ thể và tìm được chế độ ăn an toàn, phù hợp nhất.


Tháng đầu: Tháng đầu của kỳ mang thai có nhiều người không biết rằng mình đã mang bầu. Với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều. Hơn nữa, thai nhi còn nhỏ nên những đòi hỏi về chất dinh dưỡng không quá mạnh mẽ, quá nhiều. Còn người mẹ gầy yếu, sức khỏe kém thì cần bổ sung dinh dưỡng liên tục để tăng cân chuẩn bị cho thai nhi thời gian sau này.


Trong tháng đầu mang thai nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá…  Nên ăn những thức ăn được ninh nhừ, dùng nhiều bột lúa mạch. Với các loại thức ăn phụ thì nên ăn các loại hoa quả để bổ sung vitamin…Không ăn những thức ăn hôi, tanh, cay.


Tháng thứ 2: Thời gian này cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi, tình trạng ốm nghén cũng bắt đầu kèm với những dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn… nên hầu như không ăn được nhiều.


Tuy vậy bà bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Để tránh buồn nôn nên ăn ít một nhưng ăn làm nhiều bữa, 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày. Uống những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.


Tháng thứ 3: Tháng này vẫn trong thời kỳ ốm nghén tuy nhiên em bé bắt đầu lớn nhanh và đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ vì thế thức ăn thích hợp sẽ là các món canh gà; canh cá và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


Tháng thứ 4: Thời điểm này tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai phụ bổ sung nhiều dạng thức ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa thai nhi giúp thai ổn định.


Đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá


Tháng thứ 5: Ở tháng thứ 5, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g. Lúc này, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân; mũi và miệng dần dần rõ rệt; tóc, móng tay bắt dầu mọc. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin.


 


Lúc này, người mẹ cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật…


Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.


Tuy nhiên ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, vì thế  thai phụ không nên ăn quá nhiều thịt vì sẽ không tốt cho sự phát triển của não thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não.


Mang thai tháng thứ 6: Chế độ ăn tháng 6 không khác quá nhiều so với tháng 5. Thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng sắt nhiều như: thịt động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


Bổ sung canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


tháng thứ 6, bà bầu nên chia thành 4 – 5 bữa ăn trên ngày,\mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Tháng thứ 7: Tháng thứ 7 bào thai có trọng lượng khoảng 1,1kg: tăng gấp 10 lần so với tuần thứ 11; chiều dài đạt khoảng 39cm.


Bà bầu nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi


Tháng thứ 8: Thời điểm này đã đến gần ngày sinh, thai phụ thường tăng cân nhanh vì thế ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.


Nên ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.


Uống thật nhiều nước khi mang thai, đặc biệt là trong nhũng tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.


Tháng thứ 9 và 10 ngày cuối


Ở tháng thứ 9 chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến chân đạt khoảng 44-46cm, nặng khoảng 2,6-2,75kg lớp mỡ dưới da bé đã hoàn chỉnh nên cơ thể bé trở nên trọn trịa. Lớp lông máu ở mặt, ngực, bụng, tay chân của trẻ dần thưa đi, da hồng hào vào có động bóng, móng tay của bé mọc dài ra. Thời kỳ này trẻ thường xuyên đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ người mẹ nên việc ăn uống cũng không được qua loa.


Thai phụ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống thêm sữa để bổ sung canxi cho trẻ và tránh thiếu canxi gây loãng xương ở bản thân.


Bên cạnh đó thai phụ còn cần một cơ thể khỏe mạnh cho thời điểm sinh nở sắp tới, tăng khả năng hồi phục do tiêu hao thể lực, mất máu khi sinh, cho con bú. Do vậy những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc các loại cá cũng không thể bỏ qua.


 


Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu.  Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.


 


Ngọc Anh

Trước tiên cần phải phân biệt với tình trạng bất dung nạp Lactose, là một tình trạng hoàn toàn khác với tình trạng dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa đường Lactose, một loại đường có trong sữa. Còn dị ứng với sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ “tấn công” một cách bất thường những thành phần protein đã được định lượng một cách chuẩn mực trong thành phần của sữa dành cho trẻ, gây ra phản ứng dị ứng.



Theo các thống kê cho thấy, có từ 1-7,5% trẻ nhỏ bị dị ứng với các protein chứa trong sữa bò. Khi bị dị ứng với sữa bò, việc đầu tiên các thầy thuốc thường khuyến cáo cha mẹ là cho trẻ chuyển sang uống sữa đậu nành thay cho sữa bò, tuy nhiên lại có khá nhiều trẻ bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng với các protein trong thành phần của sữa đậu nành.


Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực miễn dịch học ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng sữa bò nói riêng, cũng như tại sao lại có một số trẻ bị dị ứng còn một số trẻ khác lại không? Nhưng người ta tin rằng, nguyên nhân gây ra dị ứng sữa bò là do sự kết hợp giữa những yếu tố về di truyền học và việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm. Một số nghiên cứu đã cho thấy những trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít bị nguy cơ dị ứng hơn so với những trẻ chỉ bú sữa bò hay sữa đậu nành. Tuy nhiên, để có được những giải đáp một cách thấu đáo, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.


Những biểu hiện của tình trạng dị ứng sữa


Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi đầu tiên và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện: Phản ứng dị ứng nhanh hoặc chậm. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp.


Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.


Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là: trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa vào lúc 2 tuổi.


Cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là: chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.


Trẻ dị ứng sữa bò : Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa dị ứng sữa bò các bà mẹ nên biết – phần 3


Chẩn đoán bệnh ra sao?


- Nếu những triệu chứng xảy ra rõ ràng, nhất là ở thể phản ứng dị ứng nhanh, việc chẩn đoán thường không khó, nhưng nếu là thể phản ứng dị ứng chậm thì khó hơn vì có thể nhầm với những bệnh lý khác.


- Tình trạng bứt rứt khó chịu và quấy khóc ở trẻ là biểu hiện bình thường, bất kỳ trẻ nào cũng có thể có, nhưng nếu xảy ra quá nhiều thì có thể có một sự bất thường nào đó. Vì không thể chắc được đây là những quấy rối bình thường của trẻ hay là bệnh lý, và có phải do dị ứng sữa bò hay do một tình trạng nào khác hay không? Do đó tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác. Tại phòng khám, để xác định chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của gia đình bạn, khám bệnh, đồng thời sẽ làm những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ.


- Xét nghiệm phân có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu. Trong khi đó phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính acid và chứa thành phần đường không tiêu hóa được.


- Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da được thực hiện bằng cách tiêm một ít protein có trong sữa bò vào dưới da để tạo ra phản ứng miễn dịch. Nếu có dị ứng thì sẽ thấy nổi một đốm đỏ, cứng ở chỗ tiêm mà thông thường hay được gọi là nổi mề đay. Tuy nhiên, test này vẫn chưa phải là đặc hiệu hoàn toàn vì có rất nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, và nhiều trẻ lớn hơn không bị dị ứng sữa lại cho kết quả dương tính.

Dị ứng sữa ở trẻ cần được phát hiện sớm, vì nếu không rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.  Mỗi năm có hơn 100.000 bé bị bị ứng sữa, gây nên các vấn đề về tiêu hóa, về da và thường khó nhận ra. Theo bác sĩ John Moissidis, thành viên của Hội đồng chống dị ứng ở trẻ em tại Bệnh viện Hen suyễn Dị ứng thì  “Những bé bị dị ứng sữa không thể xử lý các chuỗi protein phức tạp trong sữa công thức có các thành phần chính như trong sữa mẹ. Và cũng có nhiều trẻ dị ứng với cả sữa công thức đậu nành.” Sau đây là những dấu hiệu cho thấy có thể bé đang bị dị ứng sữa:


1. Tiêu chảy


Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài ( trung bình bé đi ị 2-4 làn/ngày và kéo dài trong hơn 5-7 ngày) và trong phân có máu thì đó là đáu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng. Ở một số bé gặp hiện tượng uống sữa bị sôi bụng, đau bụng cũng là dấu hiệu của bất dung nạp lactose trong sữa.


2. Nôn mửa


Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.


3. Phát ban


Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.


4. Cáu gắt


Trẻ nhỏ thì tất nhiên sẽ rất hay quấy khóc nhưng nếu quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường.



5. Cân năng giảm hoặc không tăng cân


Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.


6. Xì hơi


Tất cả các bé sơ sinh đều ‘xì hơi’. Nhưng ‘xì hơi’ đi kèm cùng với một vài triệu chứng như trên thì có thể bé đang bị dị ứng sữa.


7. Gặp vấn đề ở hệ thống hô hấp


Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa.


8. Chậm lớn


Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.


Triệu chứng của dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi và thuộc 1 trong 2 kiểu phản ứng: nhanh hoặc chậm.


- Kiểu phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân.


 


- Biểu hiện của phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ hơn hoặc không rõ ràng như trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể dính ít máu), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Những triệu chứng này thường khó chẩn đoán vì rất giống với biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ ở thể này sẽ qua tình trạng bất dung nạp sữa lúc 2 tuổi.


Cần phân biệt triệu chứng dị ứng sữa bò với sự bất dung nạp Lactose, trong đó trẻ thường bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose trong sữa.


Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ).


Không dung nạp được đường lactose có nghĩa là cơ thể không sản xuất ra đủ lactase – một enzym cần thiết để tiêu hóa lactose.


Để chẩn đoán bệnh chính xác cần:


- Xét nghiệm phân. Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu, trong khi phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính axit và chứa thành phần đường không tiêu hóa được.


- Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da. Nếu thấy nổi một đốm đỏ và cứng ở chỗ tiêm thì có phản ứng. Tuy nhiên, test này chưa phải là đặc hiệu vì nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, trong khi nhiều em lớn hơn không bị dị ứng lại cho kết quả dương tính.


 


Nguyên tắc điều trị dị ứng sữa bò chủ yếu là:


Tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống: Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng nhanh, cần chuyển sang dùng sữa đậu nành. Nếu không có hiệu quả thì tiếp tục chuyển sang những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây phản ứng dị ứng như sữa gạo, sữa hạnh nhân và những sản phẩm ghi nhãn là Non-dairy hay Pareve. Thời gian sử dụng các sản phẩm thay thế kéo dài từ 2 đến 12 tháng, sau đó cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra sự dung nạp. Nếu vẫn còn dị ứng thì tiếp tục dùng lại sản phẩm thay thế và cứ 3-6 tháng lại kiểm tra một lần.


Ngoài ra, có thể chuyển sang bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn sữa, tuy nhiên chế độ ăn của mẹ cần loại bỏ những thực phẩm chứa sữa, do các protein trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ.