Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Canh nấm đùi gà giò sống với nước canh trong veo và ngọt mát nhờ có nấm đùi gà và bắp non rất thích hợp dùng trong những ngày hè. Món canh nấm giò sống rất đơn giản và dễ làm chị em nhé!



Nguyên liệu:


- 2 cái nấm đùi gà lớn


- 2 củ cà rốt


- 100 gr bắp non


- 150 gr giò sống


- Thì là, gia vị


Cách làm canh nấm đùi gà giò sống


Bước 1: Bắp non rửa sạch, để ráo. Nấm đùi gà xắt lát mỏng vừa ăn, ngâm rửa kỹ với nước muối, vớt ra để ráo nước. Cà rốt gọt vỏ, xắt khoanh vừa ăn hoặc tỉa hoa tùy thích.


Bước 2: Băm nhuyễn ít thì là, trộn đều với giò sống.


Bước 3: Nấu sôi nước, cho nấm và bắp non vào.


Bước 4: Khi nước sôi trở lại thì cho tiếp cà rốt.


Bước 5: Cà rốt vừa mềm thì dùng muỗng xắn từng miếng giò sống cho vào nồi. Đợi nồi canh sôi trở lại thì nêm hạt nêm.


Nước canh đã rất ngọt nhờ nấm, bắp non và cà rốt nên các bạn không cần nêm bột ngọt nhé. Cả nhà mình đều rất thích món canh nấm giò sống, một bữa cơm hết veo hẳn 2 tô canh đầy.


Mời các bạn trổ tài và thưởng thức món canh nấm đùi gà giò sống nhé.


Chúc các bạn ngon miệng với canh nấm giò sống!

Những nghiên cứu mới đây khẳng định điều mà chúng ta hầu như đều đã biết: rằng tình thương yêu, sự quan tâm và những chăm sóc cơ bản là tất cả những gì bé cưng của bạn cần và muốn.



Bạn không cần phải là một chuyên gia về sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh để có thể cho con một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, hãy để họ giúp bạn hệ thống lại 8 bước đơn giản giúp con lớn lên khỏe mạnh, phát huy được tiềm năng của mình:


Thể hiện tình thương yêu


Trẻ con cần tình thương yêu; sự quan tâm chăm sóc trẻ, hỗ trợ về tình cảm sẽ tạo cho con một nền vững chắc để từ đó bé bắt đầu khám phá thế giới. Và đây không phải là một lời khuyên vô căn cứ. Những bằng chứng khoa học nghiêm túc đã cho thấy rằng tình yêu, sự quan tâm, chú ý trong những năm đầu đời có tác động trực tiếp và vô cùng to lớn đến sự phát triển kỹ năng, thể chất, tinh thần và cảm xúc của một đứa trẻ.


Tình yêu và những tiếp xúc cơ thể thật sự có thể giúp não con phát triển. Vậy, bạn thể hiện tình yêu của mình ra sao? Hãy ôm, chạm vào bé, mỉm cười với bé, động viên, lắng nghe bé, chơi với bé bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, trong vòng khoảng sáu tháng đầu tiên, bạn cũng hãy đáp lại tiếng khóc của con ngay, vì các chuyên gia nói khi này bạn chưa thể làm hư con đâu. Thật ra, đáp lại con khi bé khó chịu hay buồn bực (cũng như khi con vui vẻ) sẽ giúp bạn xây dựng sự tin tưởng nơi con và sự gắn bó tình cảm mạnh mẽ với bé.


Chăm sóc em bé từ những nhu cầu cơ bản


Con bạn cần khỏe mạnh và cần năng lượng để học hỏi và lớn lên và bạn có thể giúp bằng cách đáp ứng cho con những nhu cầu cơ bản của bé. Hãy tham khảo thông tin cũng như lắng nghe lời khuyên của bác sỹ để cho con đi kiểm tra sức khỏe đều đặn, tiêm chủng đúng thuốc, đúng hạn.


Thời gian con ngủ rất nhiều và đó là điều cần thiết chứ không hề thừa thãi. Trong khi ngủ mắt chuyển động nhanh (REM), các tế bào não của con thực hiện những liên kết quan trọng. Những kỳ tiếp hợp này sẽ mở đường cho các hoạt động vận động, suy nghĩ… Đó là chìa khóa giúp con hiểu được mọi thứ mà bé nhìn thấy, nghe thấy, nếm, chạm, ngửi thấy khi khám phá thế giới.


Sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp tất cả dinh dưỡng mà bé cần trong 6 tháng đầu tiên, cũng như tiếp tục duy trì là một phần quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho đến ngày sinh nhật đầu tiên. Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho con, các nghiên cứu cho thấy các bé được nuôi bằng sữa mẹ thường ít bị dị ứng, tiêu chảy, ít bị các vấn đề về hô hấp hay nhiễm trùng tai. Sữa mẹ cũng có thể giúp bé thông minh hơn.


Tuy vậy, cũng có nhiều lý do khiến một số mẹ không thể cho con bú trực tiếp. Lúc này, mặc dù sữa công thức không thể tái tạo tất cả các thành phần độc đáo trong sữa mẹ nhưng những bé được nuôi lớn bằng sữa công thức cũng có thể phát triển kỹ năng tốt.


Bên cạnh chuyện ăn ngủ, mẹ cũng hãy nhanh chóng chăm lo cho sự thoải mái thể chất của con, để ý xem liệu bé có bị nóng quá, hay tã bé đã bẩn hay chưa. Bạn và con là một đội, trong đó bạn đóng vai trò “hậu cần” quan trọng, quan tâm đến những điều cơ bản và hỗ trợ để con có thể chinh phục được những thử thách khó khăn của mình!


Nếu có bất cứ lo lắng nào về việc ăn ngủ, phát triển của bé, hãy trao đổi với bác sỹ.

Sữa không chỉ tốt cho trẻ em mà cần thiết cho người lớn, người già. Thế nhưng, có người sau khi uống sữa bị đau bụng và tiêu chảy.



Sở dĩ có tình trạng trên là do cơ địa của những người này không hợp với chất lactose – một dạng đường có trong sữa động vật. Theo BS Nguyễn Minh Hồng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam, lactose khi vào đến ruột sẽ tạo thành đường glucose và galactose nhờ vào một chất có tên là lactose trong thành ruột non.


Trong trường hợp cơ thể thiếu chất lactose, sữa sẽ khó tiêu hóa và bị “tống ra ngoài” với biểu hiện tiêu chảy. Theo thống kê, có khoảng 75% người trên thế giới bị chứng này. Trong đó có khoảng 46% mắc chứng này ở tuổi 50 trở lên.


Lượng đường lactose trong cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: di truyền, bệnh tật, sau giải phẫu ruột non, bị nhiễm HIV, nghiện rượu, tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng, do dùng kháng sinh…


Theo BS Nguyễn Minh Hồng, sau khi uống sữa, nếu bị khó tiêu, đầy hơi, hay sôi bụng, tiêu chảy, đau bụng… thì chắc chắn bạn bị chứng không dung nạp sữa. Ngoài ra, bạn sẽ thấy những triệu chứng khác như bị mất nước, mất khoáng chất, mệt mỏi, khó chịu, đi kèm với tiêu chảy.


Thông thường, một người bị chứng không hợp lactose cũng có thể uống khoảng 100-200ml sữa (chứa khoảng 5-10g lactose) mà vẫn không có triệu chứng gì. Những loại sữa khác nhau cũng gây ra những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, như sữa không béo sẽ gây những triệu chứng trầm trọng hơn so với sữa có nhiều chất béo; sữa có chocolate sẽ gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không có chocolate.


Một số trường hợp, chủ yếu là trẻ nhỏ, lại bị dị ứng với chất protein trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Dị ứng với sữa bò thường xuất hiện ngay từ 2-12 giờ sau khi dùng, với các triệu chứng: choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, sốt không rõ nguyên nhân.


Người bị chứng không hợp với đường latose, nên chú ý điều gì?


BS Hồng khuyên, những người không hợp với lactose nên tránh hoặc giảm khẩu phần sữa và chế phẩm từ sữa trong bữa ăn. Khi mua sữa nên đọc kỹ nhãn hiệu để xem nó có chứa lactose hay các loại tương tự như: milk sugars, casein, caseinate, whey, nonfat dry milk; chỉ nên uống các loại sữa không lactose.


Ngoài ra, người bệnh có thể uống các loại lactose (dưới dạng thuốc nước, viên cho vào sữa trước khi uống). Sau 24 giờ, lactose sẽ biến hóa lactose có trong sữa thành một dạng đường khác, giúp cơ thể dung nạp sữa. lactose dạng viên hay viên con nhộng nên uống ngay trước khi uống sữa, hay các loại thức ăn có chứa sữa.


Với trẻ em, để phòng ngừa các tai biến dị ứng, khi uống sữa bò, cần lưu ý tiền sử dị ứng của bố mẹ.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm cuối của giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và cũng là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.



Thời kỳ này, tính từ đầu đến chân, thai nhi có chiều dài khoảng 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 25 – 25 cm), trọng lượng khoảng 1 – 1,2 kg.


Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu tháng thứ 6 cần phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ cần hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ và đường ngọt, tránh quá nhiều nhiệt lượng, làm cho thai nhi quá lớn, ảnh hưởng đến sinh nở.


Nếu phụ nữ thiếu máu thì cần chú ý bổ sung sắt. Với dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6, lượng lớn kích tố của thai làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, lượng nước bị thành ruột hấp thu nên thường dẫn đến táo bón. Do đó, cần phải ăn những thức ăn như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… Những thức ăn này chứa nhiều axit béo không bão hoà, có thể giảm được tỷ lệ phát những bệnh về da cho trẻ sau này. Chú ý, những thức ăn chứa nhiều vitamin B2 như: gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ sau khi sinh. Thường ăn những thức ăn chứa iốt, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh đần độn ở trẻ.


Ăn uống phù hợp khi mang thai tháng thứ 6 cần chú ý các điểm sau:


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai tháng thứ 6, mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng cho bà bầu  trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Các vấn đề khác


- Chú ý bảo vệ giữ gìn cho vú. Nên thường xuyên dùng khăn ướt vệ sinh và lau vú. Nếu đầu vú ngắn, chìm vào trong thì dùng tay mat xa nhẹ, lấy ngón tay cầm núm vú dần dần kéo ra phía ngoài…


- Phòng trị việc bắp chân bị co giật, chú ý ăn nhiều các món ăn có hàm lượng canxi phong phú; đi giày đế thấp và thật thoải mái; ngủ thì nằm cong như cánh cung, khi ngủ nghiêng thì nên kê gối mềm giữa hai chân, khi nằm ngửa thì có gối mềm kê dưới bụng chân; khi ngồi có thể nâng chân lên cao, để lợi cho lưu thông mạch máu. Khi ngủ đến lúc nửa đêm có thể nảy sinh mỏi chân thì nằm ngủ theo kiểu ngửa, dùng tay xoa bóp nhẹ chân, khi gác cao bắp chân thì nên làm nhiều lần, thì sẽ không cong bị bó buộc nữa. Khi đứng, chân bị co giật thì có thể duỗi thẳng bắp chân, vận động bàn chân, cũng có thể mang lại hiệu quả ngay.


- Chú ý kiểm tra trước khi sinh con. Kiểm tra huyết áp, kiểm tra xem tử cung nhỏ hay đã to, xem đủ hay thiếu máu, nhịp tim có bình thường không. Nghe xem vị trí thai nhi và nghe tim thai, xem tình trạng của thai nhi có bình thường không. Thai phụ cần đi siêu âm kiểm tra để sớm phát hiện để có biện pháp xử lý


Tác giả: Minh Thúy

Bạn đã bao giờ thắc mắc, 1 số người rất thích uống sữa, 1 số người lại dị ứng với sữa ? Trong trường hợp không thích uống sữa, có nên vẫn ép uống sữa hay ko ?



Bất dung nạp lactose là gì?


Đây là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường sữa – đường lactose có trong các sản phẩm từ sữa vì thiếu một loại enzyme trong ruột non. Khi lactose chưa được tiêu hóa xuống đến ruột già, thành phần này tương tác với vi khuẩn ruột và gây ra các triệu chứng của tình trạng bất dung nạp lactose.


Bất dung nạp lactose có thể di truyền, do nguyên nhân tuổi tác hoặc là hệ quả của các rối loạn tiêu hóa.


Triệu chứng thường gặp


Các triệu chứng thường gặp của bất dung nạp lactose bao gồm chướng bụng, đầy hơi, nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng này xuất hiện từ 30 phút đến 2 giờ sau khi dùng thực phẩm có lactose.


Phát hiện


Bác sĩ có thể dùng các xét nghiệm để chẩn đoán bất dung nạp lactose. Tuy nhiên, trước hết, bác sĩ có thể khuyên bạn hạn chế sữa bò trong khẩu phần hàng ngày và theo dõi xem các triệu chứng có hết hay không.


Điều trị


Chưa có phương pháp điều trị nào cho thấy có thể cải thiện khả năng hấp thu lactose của cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng của tình trạng bất dung nạp đường lactose có thể được kiểm soát bằng cách chọn khẩu phần ăn ít lactose. Hầu hết trẻ trưởng thành và người lớn không phải “cai” sữa hoàn toàn, nhưng có thể điều chỉnh lượng và loại thực phẩm phù hợp.


 


Lời khuyên cho bạn


Lựa chọn chế độ ăn uống cẩn thận để bảo vệ sức khỏe; đồng thời đảm bảo cung cấp đủ can-xi cho cơ thể bằng cách dùng loại sữa không lactose.


Thực phẩm giàu can-xi


Rau màu xanh đậm


Cá (cá hộp, cá hồi, cá ngừ)


Sữa đậu nành


Cam


Đậu Pinto


Cá ngừ


Rau diếp

Nấm đùi gà  giòn ngọt, được xào với cà rốt và ớt ăn mãi không ngán, cách làm lại đơn giản và rất nhanh chóng.



Chuẩn bị nguyên liệu


- 3 nấm đùi gà


- 1 trái ớt chuông xanh


- ¼ củ cà rốt


- Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, hạt vừng (mè), dầu ăn


Cách làm món nấm đùi gà xào rau củ


Bước 1:


Nấm đùi gà ngâm nước muối, rửa sạch, cắt miếng nhỏ dài cỡ 5cm (2 đốt ngón tay). Ớt chuông xanh bỏ hạt, rửa sạch, xắt miếng sợi dài. Cà rốt rửa sạch thái sợi.


Bước 2:


Làm nóng chảo, cho dầu vào, cho nấm đùi gà vào xào, nêm chút muối.


Tiếp theo, cho cà rốt vào xào, sau đó cho ớt chuông xanh xào cùng. Nêm gia vị vừa ăn, đảo đều tay để nấm, cà rốt và ớt ngấm gia vị.


Bước 3:


Khi nấm, cà rốt và ớt chuông chín tắt bếp rắc tiêu và hạt mè trộn đều cho thơm.


Hoàn thành


Khi ăn múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm nóng thật ngon.


Nguyên liệu đơn giản, thời gian chế biến ngắn do vậy nó sẽ là món ăn không tốn quá nhiều thời gian của bạn.


Ngoài ra món này còn có thể dùng làm món chay cho thực đơn bữa cơm nhà mình nữa nhé.


Chúc các bạn thành công!

Món bánh flan thơm tuyệt kết hợp với dừa tươi luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ bởi vị ngọt mát cùng hình thức hút mắt khó cưỡng. Nhiều người thắc mắc làm thế nào để có món bánh flan trái dừa tuyệt vời như thế, tự làm tại nhà liệu có khó không. Sau đây là cách làm bánh flan trái dừa tuyệt ngon không kém gì ngoài tiệm



Nguyên liệu làm bánh flan trái dừa


Sữa tươi 200ml


Trứng gà ta 4 quả


1 trái dừa non


Kem béo 200ml, bột caramen 10g


Đường cát trắng


Cách làm bánh flan trái dừa


Bước 1


Các bạn chặt bỏ và tách phần xơ cứng bên ngoài quả dừa, đục lấy hết nước.


Gọt hết phần vỏ nâu chúng ta sẽ có phần cơm dừa nguyên vẹn.


Bước 2


Bước này giống như khi chúng ta làm bánh flan trứng sữa thông thường nhé!


Cho  lẫn sữa tươi, kem béo cùng 2 thìa đường cát trắng vào 1 tô lớn rồi đánh đều.


Trứng gà bỏ vỏ, khuấy tan rồi lọc qua rây để phần trứng mịn chảy xuống bát kem – sữa.


Khuấy nhẹ hỗn hợp để các nguyên liệu quyện hết vào nhau và có màu vàng đều, đẹp mắt.


Cách làm bánh flan trái dừa thơm ngon


Cách làm bánh flan trái dừa


Bước 3


Từ từ rót hỗn hợp trứng – kem- sữa bên trên vào bên trong trái dừa.


Các bạn lưu ý đừng rót đầy trái dừa quá để khi hấp, hỗn hợp không bị tràn ra ngoài nhé!


Đem trái dừa cho vào nồi hấp chín. Để biết bánh chín chưa, các bạn dùng tăm xiên vào trong, khi thấy tăm còn sạch và không dính là bánh đã dùng được.


Bước 4


Các bạn làm caramen để ăn kèm với công thức cực đơn giản sau đây: hòa tan 200g đường cát trong 100ml nước rồi đem đun sôi lên. Chờ khi hỗn hợp sánh lại và chuyển màu vàng đẹp mắt thì tắt bếp. Đừng đun lâu quá để caramen không bị cháy và đắng là được.\


Cắt bánh flan trái dừa thành những miếng vừa ăn rồi rưới caramen lên trên và thưởng thức.


Chúng ta cũng có thể cho bánh flan trái dừa vào tủ lạnh rồi ăn cũng rất ngon nhé! Vị béo ngậy của cơm dừa cùng với vị ngọt mát của bánh flan khi kết hợp với nhau thì quá tuyệt! Chỉ cần một chút khéo léo thôi, các bạn sẽ có món tráng miệng vô cùng thơm ngon đấy!