Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Chúng ta đều đã biết rằng chơi đùa là cách mà trẻ con học hỏi, tuy nhiên đó phải là những trò chơi và những món đồ chơi an toàn, phù hợp, giúp bé phát triển kỹ năng toàn diện và bé có được người bạn cùng chơi hoàn hảo… Và người sẽ bảo đảm những tiêu chí này giúp con không ai khác mà chính là bố mẹ.


 


Bố mẹ là người bảo vệ


Vấn đề an toàn luôn phải được lưu ý ưu tiên hàng đầu, điều này không có gì khó hiểu cả. Nhưng còn chuyện đồ chơi, trò chơi phù hợp là như thế nào, có quan trọng không?


Quan trọng lắm chứ! Bạn có thể dễ dàng nhớ lại mình bực bội thế nào khi không thể hoàn thành việc gì đó. Trẻ nhỏ cũng vậy thôi, khi bạn cho con chơi những món đồ chơi quá đơn giản, thấp hơn lứa tuổi của mình, tất nhiên bé sẽ chán; còn khi cho con chơi đồ chơi quá phức tạp khiến bé khó có thể tự mình hoàn thành thì không những chơi chẳng vui mà còn khiến bé cáu kỉnh, nản lòng. Sự không phù hợp thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến trẻ con hơn là người lớn, do các bé thường vẫn chưa thông thạo việc điều chỉnh cảm xúc của chính mình.


Vì vậy, bố mẹ, cùng với hiểu biết và kinh nghiệm của mình, sẽ là những người tốt nhất giúp con tránh được những khó chịu không đáng có khi chơi đùa.


 


Bố mẹ là người giúp đỡ


Cân nhắc, sàng lọc được những món đồ chơi phù hợp nhất, trò chơi an toàn nhất cho con, nhưng việc chưa phải đã xong. Kế hoạch này của bạn có thể bị phá sản vì rất nhiều lý do.


Chẳng hạn có một tình huống khá thường xảy ra, đó là khi bé chưa kịp nắm bắt một trò chơi mới, và thất bại trước bạn bè cùng lứa khiến bé thất vọng, lo lắng. Lúc này chỉ bố mẹ mới có thể trở thành người hùng của con bằng cách cùng chơi và luyện tập với con ở nhà, giúp bé phát triển kỹ năng và tăng cường thể lực trong một môi trường an toàn. Con có thể thử (và cũng có thể thất bại) những điều mới lạ mà không e ngại bị bạn bè đánh giá. Cùng lúc đó, bố mẹ cũng có được một khoảng thời gian thật hữu ích và thú vị.


 


Bố mẹ là bạn cùng chơi tốt nhất


Và để có thể đi đến cùng, phát huy hết mức những lợi ích mà bạn đã kỳ vọng từ lựa chọn của mình, khơi dậy hết mức tiềm năng của con, bố mẹ cần tiếp tục là người bạn cùng chơi tốt nhất với bé. Đừng vội nghĩ rằng điều này thật gượng ép hay nực cười, rằng bạn đã lớn thì làm sao có thể chơi những trò chơi trong nhà của con trẻ; hãy tham khảo và thử làm theo một số gợi ý của chuyên gia đã nhé:


- Quan sát – hãy xem con chơi để biết được khả năng, sở thích của con, từ đó có cách dẫn dắt và giúp đỡ phù hợp khi cần thiết;


- Có sự tương tác – hãy chủ động chơi cùng với con thay vì chỉ cung cấp những món đồ chơi hay giám sát bé;


- Làm theo – khi chưa cần bạn “ra tay”, hãy “hạ mình” xuống ngang tầm của con, để bé dẫn dắt cuộc chơi;


- Thử thách – trong khi chơi, bạn có thể nêu lên những vấn đề (phù hợp với lứa tuổi của con) để bé tìm cách giải quyết, bạn cũng có thể đóng góp thêm ý kiến cho con để bé vừa chơi vừa học;


- Hãy vui đi, sáng tạo đi, hãy tìm lại đứa trẻ ngày xưa trong chính bạn, đừng để bị đóng khung trong những suy nghĩ già cỗi, vì e sợ nên chẳng dám làm gì. Con bạn sẽ có được kỷ niệm rất đẹp đấy, nếu bạn chịu cùng bé chơi những trò mà nhiều bố mẹ khác “sợ” và chẳng bao giờ chịu chơi. Chúc bạn có thể trở thành người bạn chơi lý tưởng của con, để khiến khoảng thời gian chơi đùa thật sự hạnh phúc và có ích với tất cả mọi người, đặc biệt là sự phát triển kỹ năng với những thiên thần nhỏ!

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Ngoài chuyện bú và ngủ, vệ sinh thân thể cho bé sơ sinh là kỹ năng cơ bản mà mọi bà mẹ và ông bố cần phải biết khi có con. Bài viết này sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc bé sơ sinh ở một số bộ phận quan trọng trên cơ thể bé.


 


Chăm sóc cuống rốn


Sau khi bé ra đời, dây rốn của bé được kẹp và cắt gần sát với cơ thể của bé (việc này không làm đau bé) để lại một đoạn cuống rốn ngắn. Phần cuống rốn này cần được giữ sạch và khô ráo nhất có thể trong khoảng 10-21 ngày để nó khô và rụng đi. Cuống rốn rụng đi để lại một chiếc rốn với phần da còn hơi non và bạn có thể thấy một chút máu thấm vào mép tã của bé (đừng lo, điều này là bình thường!), vài ngày sau rốn của bé sẽ lành hẳn.


 


Để giữ sạch và khô ráo cho phần cuống rốn chưa rụng, hãy mặc tã cho bé dưới rốn để cuống rốn thoáng khí và không bị tiếp xúc với nước tiểu. Tránh tắm bé sơ sinh trong chậu và ngâm người bé vào nước khi cuống rốn chưa rụng.


 


Nếu trời ấm áp, bạn chỉ cần mặc tã dưới rốn cùng với áo thun cotton rộng thoáng để không khi có thể lưu chuyển trên da và giúp làm khô cuống rốn của bé. Đừng nên cho bé mặc đồ bộ liền quần cho đến khi cuống rốn rụng hẳn.


 


Ngày nay, nhiều bác sỹ không còn khuyên các bà mẹ dùng cồn y tế để sát trùng cuống rốn cho bé vì có bằng chứng cho thấy rốn bé lành nhanh hơn khi không dùng cồn. Bạn chỉ cần lau người cho bé bằng bọt biển mềm trong thời gian cuống rốn chưa rụng. Triệu chứng nhiễm trùng cuống rốn (hiếm gặp) gồm có sưng hoặc tấy đỏ, có mủ ở gốc rốn và bé bị sốt.


 


“Xử lý” cứt trâu trên da đầu


Dù trông không dễ coi chút nhưng lớp cứt trâu đóng trên da đầu trẻ sơ sinh là rất thường gặp và không hại gì đến sức khoẻ của bé. Em bé có thể có những vảy da khô bong tróc trông như gàu hoặc nặng hơn là các mảng mày đóng dày màu ngả vàng và bết dầu.


 


Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng giữa tuần tuổi thứ hai đến 3 tháng tuổi và thường tự biến mất sau vài tháng. Trẻ 6-7 tháng tuổi có những mảng cứt trâu đóng trên da đầu là bình thường và không có gì đáng ngại.


 


Cứt trâu là kết quả của việc các tuyến nhờn ở da đầu bé sản xuất ra quá nhiều dầu, sau đó lượng bã nhờn này khô đi, đóng thành mảng và bong tróc. Nhiều chuyên gia cho rằng các hormone từ cơ thể người mẹ chuyển sang bé trong quá trình sinh nở khiến các tuyến nhờn bị kích thích và hoạt động quá mức. Khi các hormone cân bằng trở lại sau vài tháng, tình trạng đáng ghét này sẽ dần mất đi.


 


Cách tốt nhất để loại bỏ lớp cứt trâu là gội đầu cho bé hàng ngày với dậu gội dịu nhẹ cho em bé. Trước tiên, hãy nhẹ nhàng massage đầu cho bé với các ngón tay hoặc khăn bông mềm để làm mềm và rã các lớp mày. Trước khi xả nước, chải tóc cho bé với bàn chải tóc mềm dành cho em bé để loại bỏ những mảng cứt trâu đã bong ra.


 


Một số bố mẹ thoa dầu khoáng hoặc dầu em bé lên đầu bé để làm mềm lớp mày, nhưng các chuyên gia từ Viện Nhi khoa Mỹ cho rằng việc này chẳng ích lợi gì và thậm chí còn góp thêm dầu vào lớp cứt trâu vốn là bã nhờn khiến những lớp mày này càng có điều kiện phát triển thêm.


Thường thì lớp cứt trâu này sẽ tự hết nhưng hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu tình hình kéo dài, tệ hơn hoặc lan rộng ra. Bác sỹ có thể kê toa dầu gội đặc trị hoặc kem chứa cortisone.


 


Cắt móng tay và móng chân


Móng tay của em mềm và dẻo hơn của người lớn, nhưng đừng chủ quan, chúng cũng rất sắc và bé hoàn toàn có thể cào xước mặt bé và cả bạn nữa khi bé vẫn chưa thể kiểm soát được cử động của mình.


 


Móng tay của bé mọc rất nhanh nên bạn có thể phải cắt móng tay cho bé đến vài lần một tuần. Trong khi đó, móng chân mọc chậm hơn nên bạn cũng sẽ ít phải cắt móng chân cho bé thường xuyên hơn.


 


Một số cha mẹ “xử lý” những chiếc móng mọc dài của bé bằng cách cắn, nhưng mọi chuyên gia đều cho rằng việc này không nên vì có thể gây nhiễm trùng cho bé.


Bạn cần sắm một bộ bấm hoặc cắt móng tay cho bé và nhớ tìm một người phụ bạn mỗi lần cắt móng tay cho bé. Người này sẽ giữ cho bé không giẫy để bạn có thể cắt móng tay cho bé nhanh chóng và an toàn; hoặc bạn cũng có thể cắt móng tay cho bé khi bé đang ngủ say. Hãy giữ chặt bàn tay bé khi cắt và hơi tách phần đầu ngón tay ra khỏi móng để không cắt phạm vào da bé.


Nếu quá lo lắng có thể cắt nhầm vào tay bé, bạn có thể dùng dũa móng tay mềm dành cho em bé để chăm sóc em bé tốt nhất.

Trên thực tế việc sinh đa thai đồng nghĩa tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và con. Do vậy, gần như đã thành một quy luật, kể từ khi có kết quả xác nhận mang đa thai, các bà mẹ thường cùng bác sĩ bắt đầu lập kế hoạch sao cho việc sinh nở của họ được diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất có thể. Bởi chúng ta cần phải xác định rằng sự an toàn của mẹ và bé luôn là mục tiêu tối quan trọng.


 


Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình sẽ sinh thường, và do vậy không chuẩn bị kế hoạch cho những can thiệp y tế nào cho đến khi đối mặt với thực tế. Thật vậy, khả năng cần đến sự hỗ trợ của những y cụ như kẹp hoặc dụng cụ hút, hoặc phải thực hiện mổ lấy thai đối với các ca song sinh trở lên là cao hơn rất nhiều so với một ca sinh đơn thai bình thường.


 


Các bác sĩ sản khoa có các tiêu chí xử lý riêng cho các ca sinh đa thai. Và để đảm bảo an toàn cũng như để tránh các nguy cơ kiện tụng trên thực tế, họ chỉ đề nghị sinh mổ khi có đa thai.


 


Việc mang đa thai luôn cần được theo dõi chặt chẽ. Do vậy, điều quan trọng là thai phụ phải có được sự chăm sóc sản khoa cẩn thận và tỉ mỉ nhất. Cần phải sớm lập kế hoạch cho việc sinh nở ở đâu và như thế nào. Đối với những người sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa  thì việc di chuyển chổ ở thường là cần thiết. Địa điểm lý tưởng để chuyến đến là các thành phố hoặc các quận huyện lớn, nơi có các bệnh viện phụ sản và các cơ sở hộ sinh uy tín.Tuy nhiên, cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mấy, vẫn có trường hợp phải chuyển các em bé và bà mẹ bằng đường bộ hoặc đường không đến bệnh viện phụ sản lớn ở tuyến trên.


 


Điều quan trọng bạn cần nhớ là không thể có một kế hoạch nào là hòan hảo với tất cả các ca sinh đa thai. Tùy vào mỗi tình huống của người mẹ mà các bác sĩ sản khoa sẽ đề xuất cách thức và địa điểm để thai phụ hạ sinh các em bé tốt nhất và an toàn nhất..


 


Chuẩn bị đi sinh?


Chuẩn bị mọi thứ sớm và kỹ càng luôn tốt cho bạn và gia đình bạn. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị “hành lý” đi bệnh viện từ sớm. Nên viết ra các việc cần làm, đồng thời lên danh sách sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của ai trong gia đình và bạn bè sau khi em bé ra đời.


 


Trong trường hợp sinh đa thai, nếu có khả năng tài chính thì bạn cũng nên đầu tư để cho các tiện ích hiện đại như máy rửa chén, máy sấy quần áo, hay các thiết bị gia dụng khác. Ngoài ra,cũng nên dự trữ sẵn nhu yếu phẩm trong nhà và những món cần thiết cho em bé một cách chu đáo và đầy đủ.


 


Nên tránh bắt tay vào việc sửa nhà vào thời gian trước ngày dự sinh. Mặc dù có nhà mới để đón em bé thật sự là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng thực tế sẽ luôn có khả năng bạn phải chi quá ngân sách và phải mất nhiều thời gian hơn cho việc này..


 


Những rủi ro cụ thể khi sinh đa thai


Sinh non, tức là sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non thường cần sự chăm sóc đặc biệt (xem bên dưới).


Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng – thường là do tử cung chật chội không đủ chỗ cho các bé phát triển đầy đủ.


Khi bào thai phát triển thì hiện tượng tăng huyết áp ở mẹ là phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cần phải được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp huyết áp tăng quá cao.


Bong nhau thai có hoặc không có xuất huyết.


Nhau tiền đạo: Đây là tình huống mà nhau thai nằm một phần hoặc hoàn toàn choàng qua cổ tử cung và có khả năng ngăn thai nhi di chuyển xuống qua cổ tử cung.


Người mẹ thiếu máu: tùy thuộc vào lượng sắt và các tế bào hồng cầu trong máu của người mẹ mà có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và giảm lượng truyền ôxy ở các em bé.


Các rủi ro có thể xảy ra cho các em bé: gồm chứng bại não, khó thở do phổi chưa trưởng thành, khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể và/hoặc lượng đường bình thường trong máu, ăn uống khó khăn, và bệnh vàng da.


 


Sinh đa thai được kiểm soát như thế nào?


Trước tiên, bạn cần phải được ở trong hoặc gần khu vực để có thể nhanh chóng đến một bệnh viện phụ sản lớn, nơi có trung tâm hoặc bộ phận đặc biệt chăm sóc chuyên sâu cho trẻ sơ sinh.


Thông thường, vào giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn sẽ được tư vấn sớm rằng có thể cần phải chọn phương pháp sinh mổ. Nếu bạn đã từng sinh mổ trước đó hoặc từng gặp khó khăn khi sinh thường thì khả năng sinh mổ cho lần này là cao.


Nhiều bệnh viện phụ sản có quy định không cho phép người thân vào phòng mổ nếu sản phụ cần được gây mê toàn thân. Tuy nhiên, nếu sản phụ chỉ cần gây tê ngoài màng cứng người chồng (hay người thân) luôn có thể có mặt trong phòng mổ. Bạn nên kiểm tra lại với bệnh viện của mình để biết chắc chắn về quy định ở đó.


 


Có thể cần phải theo dõi nhịp tim của em bé bằng dụng cụ đo tim thai trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ, để có thể phát hiện ngay dấu hiệu bất thường ở bé.


Bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch (để truyền nước và thuốc) nhằm giữ nước cho cơ thể trong trường hợp có vấn đề gì đó xảy ra hoặc trường hợp cần chuyển qua mổ lấy thai.


Hầu hết các bác sĩ sản khoa khuyên nên áp dụng gây tê ngoài màng cứng ở giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ. Điều này là cần thiết trong trường hợp em bé thứ hai cần phải được chuyển sang vị trí quay đầu xuống.


 


Bạn cần suy nghĩ cởi mở và linh hoạt, vì mặc dù bạn có thể đã có kế hoạch sinh thường nhưng trên thực tế có khi bạn phải chọn phương pháp sinh mổ, trong trường hợp sinh thường có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chính bạn hoặc em bé của bạn.


Bạn có thể yêu cầu tiêm oxytocin để kích thích co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ. Sau khi các em bé chào đời, bạn sẽ được tiêm syntometrine để giúp tử cung co lại và giảm thiểu xuất huyết.


 


Sẽ có nhiều nhân viên y tế có mặt trong phòng sinh hoặc phòng mổ để theo dõi, chăm sóc sản phụ và các em bé, mỗi nhóm được phân công tập trung cho một em bé. Đây là để giảm thiểu sự nhầm lẫn, giúp cho từng em bé có được sự chăm sóc tốt nhất, đồng thời cũng giúp phân biệt rõ giữa các bé và các phương pháp điều trị dành riêng cho mỗi em.


Các em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các không xảy ra vấn để gì trong suốt quá trình mẹ chuyển dạ và sinh.


Nếu bé đầu tiên ra được rồi thì (các) bé sau cũng sẽ ra?


Với một ca sinh đôi hoặc sinh ba theo ngã âm đạo, mối quan tâm phổ biến thường là việc lọt lòng của em bé thứ hai hoặc kế tiếp. Ngay cả khi em bé đầu tiên đã có ngôi đầu (đầu ra trước) thì cũng không có cách nào có thể dự đoán bé thứ hai (và tiếp theo) sẽ ra như thế nào.


 


Các em bé trong ca sinh đa thai thường lọt lòng cách nhau 15 phút hoặc lâu hơn một chút. Hoặc chúng cũng có thể ra rất nhanh chóng. Mặc dù việc sinh nhanh chóng có thể làm cho người mẹ thấy dễ chịu hơn, song nó lại không tốt cho em bé bởi vì các bé có thể bị ảnh hưởng hoặc bị tổn thương. Có một hướng dẫn chung là, nếu em bé sau không được sinh ra trong vòng 30 phút cách em bé trước, thì cần phải chuyển qua sinh mổ.


 


Cách nào để dễ ra?


Các em bé ra sau có khuynh hướng thay đổi vị trí trong tử cung, thay vì lý tưởng là ngôi đầu (đầu hướng xuống) và sẵn sàng để ra thì bé lại di chuyển vào vị trí ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) hoặc ngôi ngược (mông hoặc chân ra trước). Do vốn đã quen với môi trường “chật chội”, việc đột nhiên có thêm chổ trống để di chuyển dễ khiến các bé thay đổi tư thế nằm trong tử cung của người mẹ. Đây là một vấn đề, bởi vì sẽ có khả năng bé bị mắc kẹt và không thể di chuyển xuống bình thường để ra khỏi âm đạo. Trong trường hợp này thì cần phải mổ để đưa em bé ra. Vì lý do này mà hầu hết các ca sinh mổ chủ động đều được lên kế hoạch xung quanh tuần thứ 38 trở đi của thai kỳ. Nếu người mẹ  bắt đầu chuyển dạ trước đó và không có kế hoạch sinh thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ cấp cứu.


 


Trong trường hợp bạn mang thai đôi hoặc thai ba và rất muốn được sinh thường, bạn sẽ cần phải được theo dõi rất chặt chẽ bởi các bác sĩ. Việc tiêm thuốc giục sinh thường được bố trí ở khoảng tuần 37-38 vì nếu lố qua giai đoạn này, càng về sau thì bạn có thể sẽ càng cảm thấy rất khó chịu. Một vấn đề khác nữa là, khi đó thì các biến chứng sẽ trở nên phổ biến hơn.


 


Các nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa (sơ sinh) cũng cần phải có mặt tại phòng sinh trong trường hợp cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng sinh thường thì cũng sẽ được khuyên nên gây tê ngoài màng cứng để đề phòng trường hợp phải chuyển qua sinh mổ.


 


Việc phục hồi sau sinh đa thai có gì khác?


Sinh thường có thể mất nhiều thời gian để phục hồi hơn (so với sinh đơn thai).


Nếu các bé bị sinh non hoặc không khỏe, cha mẹ có thể sẽ khá căng thẳng và lo lắng.


Có thể có chảy máu âm đạo nhiều hơn và trong thời gian lâu hơn so với sinh đơn thai.


Thời gian bé tập bú mẹ cũng có thể lâu hơn, đặc biệt là trong trường hợp em bé không thể bú mẹ trực tiếp và người mẹ cần phải vắt sữa ra cho con.


Có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng, bởi vì việc mang đa thai làm cho da bụng bị giãn ra nhiều hơn và dư thừa nhiều hơn.


Việc tập luyện sau sinh, đặc biệt với cơ sàn chậu và cơ bụng, vì vậy, là rất quan trọng. Và sắp xếp thời gian thế nào để có thể duy trì việc tập luyện này trên thực tế thật sự là một thử thách không nhỏ.


Có thể phải mất một khoảng thời gian để người mẹ quen dần về mặt cảm xúc và tâm lý với việc làm mẹ của nhiều em bé cùng một lúc. Nhiều bậc phụ huynh có con sinh đôi sinh ba phải trải nghiệm khó khăn với vấn đề điều chỉnh cuộc sống, đặc biệt là khi họ không có được sự hỗ trợ tích cực từ những người thân khác trong gia đình.


 


Bạn cần tự tìm hiểu để rút ra những gì phù hợp với gia đình mình. Bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè và người thân nhưng trên hết, bạn cần thảo luận với người bạn đời của mình về những gì phù hợp nhất cho bạn và các thiên thần nhỏ của bạn.


Nếu các con bạn được sinh sớm và cần chế độ chăm sóc sau sinh đặc biệt thì bạn sẽ cần phải sắp xếp để dành thời gian cho các bé theo lịch mỗi ngày. Điều này sẽ rất mệt mỏi, đặc biệt khi bạn còn đang trong thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh.


Tuy nhiên, sau tất cả những khó khăn thử thách đó thì niềm hạnh phúc của có được nhiều con cùng một lúc luôn là một đền bù hết sức xứng đáng.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ, chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi dưới đây (được tổ chức Y tế thế giới – WHO công bố năm 2007) áp dụng cho trẻ em trên toàn thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng.


Các dữ liệu bảng biểu chuẩn của WHO nên mức độ tin cậy là rất cao. Các bạn có thể tìm thấy biểu đồ cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi của bé trai, bé gái tại đây. Mong rằng việc theo dõi định kỳ, thường xuyên và liên tục sẽ giúp các bậc cha mẹ nâng cao được chất lượng chăm sóc bé kịp thời nhất.


 


1. Biểu đồ cân nặng và chiều cao theo tuổi của bé gái


Hướng dẫn đọc biểu đồ:


• Đường màu xanh: bình thường


• Khu vực bao gồm đường màu xanh được giới hạn bởi đường 2 đường màu cam: trong giới hạn cho phép


Biểu đồ cân nặng theo tuổi của bé gái từ 0 đến 5 tuổi:


Dưới đây là bảng tổng hợp cân nặng và chiều cao của bé gái:
























































































































































































































































































































Tuổi: ThángThángSuy dinh dưỡngBình thườngThừa cân
0: 02,8kg – 47,3cm3,2kg – 49,1cm3,7kg – 51,0cm
0: 113,6kg – 51,7cm4,2kg – 53,7cm4,8kg – 55,6cm
0: 224,5kg – 55,0cm5,1kg – 57,1cm5,9kg – 59,1cm
0: 335,1kg – 57,7cm5,8kg – 59,8cm6,7kg – 61,9cm
0: 445,6kg – 59,9cm6,4kg – 62,1cm7,3kg – 64,3cm
0: 556,1kg – 61,8cm6,9kg – 64,0cm7,3kg – 66,2cm
0: 666,4kg – 63,5cm7,3kg – 65,7cm8,3kg – 68,0cm
0: 776,7kg – 65,0cm7,6kg – 67,3cm8,7kg – 69,6cm
0: 887,0kg – 66,4cm7,9kg – 68,7cm9,0kg – 71,1cm
0: 997,3kg – 67,7cm8,2kg – 70,1cm9,3kg – 72,6cm
0:10107,5kg – 69,0cm8,5kg – 71,5cm9,6kg – 73,9cm
0:11117,7kg – 70,3cm8,7kg – 72,8cm9,9kg – 75,3cm
1: 0127,9kg – 71,4cm8,9kg – 74,0cm10,2kg – 76,6cm
1: 1138.1-72.5cm9.2-75.2cm10.4-77.9cm
1: 2148.3-73.6cm9.4-76.4cm10.7-79.2cm
1: 3158.5-74.7cm9.6-77.5cm10.9-80.3cm
1: 4168.7-75.7cm9.8-78.6cm11.2-81.5cm
1: 5178.8-76.7cm10.0-79.7cm11.4-82.6cm
1: 6189,0kg – 77,8cm10,2kg – 80,7cm11,6kg – 83,6cm
1: 7199.2-78.7cm10.4-81.7cm11.9-84.8cm
1: 8209.4-79.6cm10.6-82.7cm12.1-85.8cm
1: 9219.6-80.5cm10.9-83.7cm12.4-86.8cm
1:10229.8-81.4cm11.1-84.6cm12.6-87.8cm
1:11239.9-82.2cm11.3-85.5cm12.8-88.8cm
2: 02410,1kg – 83,2cm11,5kg – 86,4cm13,1kg – 89,6cm
2: 12510.3-83.2cm11.7-86.6cm13.3-90.0cm
2: 22610.5-84.0cm11.9-87.4cm13.6-90.9cm
2: 32710.7-84.8cm12.1-88.3cm13.8-91.8cm
2: 42810.8-85.5cm12.3-89.1cm14.0-92.7cm
2: 52911.0-86.3cm12.5-89.9cm14.3-93.5cm
2: 63011,2kg – 87,1cm12,7kg – 90,7cm14,5kg – 94,2cm
2: 73111.3-87.7cm12.9-91.4cm14.7-95.2cm
2: 83211.5-88.4cm13.1-92.2cm15.0-95.9cm
2: 93311.7-89.1cm13.3-92.9cm15.2-96.7cm
2:103411.8-89.8cm13.5-93.6cm15.4-97.5cm
2:113512.0-90.5cm13.7-94.4cm15.7-98.3cm
3: 03612,1kg – 91,2cm13,9kg – 95,1cm15,9kg – 98,9cm
3: 13712.3-91.7cm14.0-95.7cm16.1-99.7cm
3: 23812.5-92.4cm14.2-96.4cm16.3-100.5cm
3: 33912.6-93.0cm14.4-97.1cm16.6-101.2cm
3: 44012.8-93.6cm14.6-97.7cm16.8-101.9cm
3: 54112.9-94.2cm14.8-98.4cm17.0-102.6cm
3: 64213,1kg – 95,0cm15,0kg – 99,0cm17,3kg – 103,1cm
3: 74313.2-95.4cm15.2-99.7cm17.5-103.9cm
3: 84413.4-96.0cm15.3-100.3cm17.7-104.6cm
3: 94513.5-96.6cm15.5-100.9cm17.9-105.3cm
3:104613.7-97.2cm15.7-101.5cm18.2-105.9cm
3:114713.8-97.7cm15.9-102.1cm18.4-106.6cm
4: 04814,0kg – 98,4cm16,1kg – 102,7cm18,6kg – 107,0cm
4: 14914.1-98.8cm16.3-103.3cm18.9-107.8cm
4: 25014.3-99.4cm16.4-103.9cm19.1-108.4cm
4: 35114.4-99.9cm16.6-104.5cm19.3-109.1cm
4: 45214.5-100.4cm16.8-105.0cm19.5-109.7cm
4: 55314.7-101.0cm17.0-105.6cm19.8-110.3cm
4: 65414,8kg – 101,6cm17,2kg – 106,2cm20,0kg – 110,7cm
4: 75515.0-102.0cm17.3-106.7cm20.2-111.5cm
4: 85615.1-102.5cm17.5-107.3cm20.4-112.1cm
4: 95715.3-103.0cm17.7-107.8cm20.7-112.6cm
4:105815.4-103.5cm17.9-108.4cm20.9-113.2cm
4:115915.5-104.0cm18.0-108.9cm21.1-113.8cm
5: 06015,7kg – 104,7cm18,2kg – 109,4cm21,3kg – 114,2cm

2. Bảng cân nặng và chiều cao theo tuổi của bé trai


Biểu đồ cân nặng theo tuổi của bé trai từ 0 đến 5 tuổi:


Dưới đây là bảng tổng hợp cân nặng và chiều cao của bé trai:
























































































































































































































































































































Tuổi: ThángThángSuy dinh dưỡngBình thườngThừa cân
0: 02,9kg – 48,0cm3,3kg – 49,9cm3,9kg – 51,8cm
0: 113,9kg – 52,8cm4,5kg – 54,9cm5,1kg – 56,7cm
0: 224,9kg – 56,4cm5,6kg – 58,4cm6,3kg – 60,4cm
0: 335,6kg – 59,4cm6,4kg – 61,4cm7,2kg – 63,5cm
0: 446,2kg – 61,8cm7,0kg – 63,9cm7,9kg – 66,0cm
0: 556,7kg – 63,8cm7,5kg – 65,9cm8,4kg – 68,0cm
0: 667,1kg – 65,5cm7,9kg- 67,6cm8,9kg – 69,8cm
0: 777,4kg – 67,0cm8,3kg – 69,2cm9,3kg – 71,3cm
0: 887,7kg – 68,4cm8,6kg – 70,6cm9,6kg – 72,8cm
0: 997,9kg – 69,7cm8,9kg – 72,0cm10,0kg – 74,2cm
0:10108,2kg – 71,0cm9,2kg – 73,3cm10,3kg – 75,6cm
0:11118,4kg – 72,2cm9,4kg – 74,5cm10,5kg – 76,9cm
1: 0128,6kg – 73,4cm9,6kg – 75,7cm10,8kg – 78,1cm
1: 1139.2-74.4cm10.4-76.9cm11.9-79.4cm
1: 2149.4-75.5cm10.6-78.0cm12.1-80.6cm
1: 3159.6-76.5cm10.9-79.1cm12.4-81.8cm
1: 4169.8-77.5cm11.1-80.2cm12.6-82.9cm
1: 5179.9-78.5cm11.3-81.2cm12.8-84.0cm
1: 6189,7kg – 79.5cm10,9kg – 82,3cm12,3kg – 85.1cm
1: 7199.2-80.4cm10.4-83.2cm11.9-86.1cm
1: 8209.4-81.3cm10.6-84.2cm12.1-87.1cm
1: 9219.6-82.2cm10.9-85.1cm12.4-88.1cm
1:10229.8-83.0cm11.1-86.0cm12.6-89.1cm
1:11239.9-83.8cm11.3-86.9cm12.8-90.0cm
2: 02410,8kg – 83.9cm12,2kg – 87.1cm13,7kg – 90,3cm
2: 12510.3-84.7cm11.7-88.0cm13.3-91.2cm
2: 22610.5-85.5cm11.9-88.8cm13.6-92.1cm
2: 32710.7-86.3cm12.1-89.6cm13.8-93.0cm
2: 42810.8-87.0cm12.3-90.4cm14.0-93.8cm
2: 52911.0-87.7cm12.5-91.2cm14.3-94.7cm
2: 63011,8kg – 88.4cm13,3kg – 91.9cm15,0kg – 95.5cm
2: 73111.3-89.1cm12.9-92.7cm14.7-96.2cm
2: 83211.5-89.7cm13.1-93.4cm15.0-97.0cm
2: 93311.7-90.4cm13.3-94.1cm15.2-97.8cm
2:103411.8-91.0cm13.5-94.8cm15.4-98.5cm
2:113512.0-91.6cm13.7-95.4cm15.7-99.2cm
3: 03612,7kg – 92.2cm14,3kg – 96,1cm16,3kg – 99,9cm
3: 13712.3-92.8cm14.0-96.7cm16.1-100.6cm
3: 23812.5-93.4cm14.2-97.4cm16.3-101.3cm
3: 33912.6-94.0cm14.4-98.0cm16.6-102.0cm
3: 44012.8-94.6cm14.6-98.6cm16.8-102.7cm
3: 54112.9-95.2cm14.8-99.2cm17.0-103.3cm
3: 64213,5kg – 95,7cm15,3kg – 99,9cm17,5kg – 104.0cm
3: 74313.2-96.3cm15.2-100.4cm17.5-104.6cm
3: 84413.4-96.8cm15.3-101.0cm17.7-105.2cm
3: 94513.5-97.4cm15.5-101.6cm17.9-105.8cm
3:104613.7-97.9cm15.7-102.2cm18.2-106.5cm
3:114713.8-98.5cm15.9-102.8cm18.4-107.1cm
4: 04814,3kg – 99.0cm16,3kg – 103,3cm18,7kg – 107,7cm
4: 14914.1-99.5cm16.3-103.9cm18.9-108.3cm
4: 25014.3-100.0cm16.4-104.4cm19.1-108.9cm
4: 35114.4-100.5cm16.6-105.0cm19.3-109.5cm
4: 45214.5-101.1cm16.8-105.6cm19.5-110.1cm
4: 55314.7-101.6cm17.0-106.1cm19.8-110.7cm
4: 65415,2kg – 102.1cm17,3kg – 106,7cm19,9kg – 111,2cm
4: 75515.0-102.6cm17.3-107.2cm20.2-111.8cm
4: 85615.1-103.1cm17.5-107.8cm20.4-112.4cm
4: 95715.3-103.6cm17.7-108.3cm20.7-113.0cm
4:105815.4-104.1cm17.9-108.9cm20.9-113.6cm
4:115915.5-104.7cm18.0-109.4cm21.1-114.2cm
5: 06016,0kg – 105,2cm18,3kg – 110,0cm21,1kg – 114,8cm

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Sinh thường, hay sinh tự nhiên là cách phổ biến và lâu đời nhất để chào đón một em bé chào đời. Phương pháp này dựa trên quan điểm về thiên chức làm mẹ của người phụ nữ: họ có thể thụ thai, mang thai và sinh nở mà không cần máy móc hay sự trợ giúp kỹ thuật nào.


 


Trong lịch sử, gần như tất cả phụ nữ đều sinh nở theo cách này. Ngày nay, tuy khoa học đã phát triển và đem đến cho phụ nữ vài lựa chọn khác, nhưng rất nhiều người vẫn chọn phương pháp tự nhiên này.


 


Đối với những người đang chuẩn bị làm mẹ, họ lựa chọn phương pháp sinh thường không phải vì họ “dũng cảm”, chịu đau giỏi hơn những người khác mà vì họ muốn việc sinh nở diễn ra một cách bình thường tự nhiên. Nhiều phụ nữ mang thai khỏe mạnh đã chọn một sinh thường bởi vì họ:


 


Muốn trải nghiệm quá trình lâm bồn và trở thành mẹ


Tin tưởng rằng sinh thường là hoàn toàn an toàn


Hãy tin tưởng khả năng và sức khỏe của mình để có thể vượt cạn một cách tự nhiên


Tự tin rằng họ có thể vượt qua  và chịu đựng các cơn đau


Muốn tránh các nguy cơ mà các loại thuốc như gây tê, gây mê có thể gây ra cho mẹ và bé


Tại sao không dùng thuốc giảm đau để hỗ trợ quá trình sinh thường?


Khi một người phụ nữ bắt đầu chuyển dạ, những cơn co thắt mỗi lúc lại trở nên mạnh mẽ hơn. Quá trình này diễn ra vì cổ tử cung bắt đầu mở ra, và em bé di chuyển thấp hơn và xuống ống sinh. Với từng cơn co thắt, cảm giác đau sẽ gửi những tín hiệu đến não để giải phóng oxytocin, do đó làm tăng cường độ của các cơn co thắt. Cảm giác đau và những cơn co thắt càng tăng thì lượng oxytocin được giải phóng càng nhiều các cơn co thắt trở nên dồn dập hơn để “đẩy” em bé xuống vùng thấp hơn và chuẩn bị chào đời.


 


Đau chuyển dạ là điều mà hầu hết phụ nữ lo sợ nhất. Nhưng những cơn đau này lại là “kim chỉ nam”, giúp phụ nữ nương vào, dùng hơi thở và sức mạnh để đẩy em bé ra ngoài theo lối sinh tự nhiên. Nếu dùng thuốc giảm đau, người phụ nữ sẽ không có cảm giác rõ ràng về những cơn co thắt nên quá trình “đẩy” thai nhi ra ngoài theo đường âm đạo sẽ kém hiệu quả hơn.


 


Ngoài ra, khi những cơn đau chuyển dạ ngày càng mạnh và nhiều, endorphin (một chất giảm đau tự nhiên do cơ thể của bạn tạo ra mạnh hơn morphine) sẽ được cơ thể tạo thành và giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn trong việc dùng sức mạnh và hơi thở để đưa thai nhi ra ngoài bằng những cơn rặn đẩy.


 


Sinh dưới nước


Sinh dưới nước là một trong những cách sinh thường rất phổ biến hiện nay, vì nó đã được chứng minh để giúp người mẹ kiểm soát những cơn đau và cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho mẹ và bé, hiện nay tại một số bệnh viện có cung cấp dịch vụ này. Bạn cũng có thể chọn sinh dưới nước tại nhà với sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh. Trong loạt bài này, Huggies sẽ giúp bạn hiểu thêm những ưu điểm của việc sinh dưới nước, lý do tại sao phụ nữ lựa chọn phương pháp này, và những việc cần chú ý khi chọn sinh dưới nước.


 


Sinh thường tại nhà


Trước thế kỷ 19, tuy việc sinh nở đã được coi là một sự kiện cần nhiều trợ giúp về mặt y tế hơn, nhưng tất cả các phụ nữ đều sinh con tại nhà. Hiện nay, vẫn có rất nhiều phụ nữ khỏe mạnh chọn phương pháp sinh con tại nhà với sự giúp đỡ của nữ hộ sinh. Huggies sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ lựa chọn việc sinh tại nhà, làm thế nào để lên một kế hoạch an toàn cho việc sinh tại nhà cũng như lường trước một số khó khăn khi lựa chọn phương pháp này.


 


Đau chuyển dạ


Trong phần này, Huggies sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về vai trò của đau chuyển dạ và làm thế nào những cơn đau này có thể giúp bạn hoàn thành việc sinh nở. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có một số kỹ thuật để chế ngự những cơn đau rất hiệu quả mà không cần dùng đến đến kim tiêm hoặc thuốc!


 


Giai đoạn chuyển dạ


Nhận diện chính xác những diễn biến bên trong cơ thể của bạn, biết mình đang ở trong giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ là rất quan trọng. Càng cảm nhận rõ rang một cách bình tĩnh, bạn sẽ càng đỡ mệt mỏi hơn, đồng thời tự tin và sáng suốt hơn trong việc mình có thể sinh em bé một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vậy nên hãy tìm hiểu về ba giai đoạn của quá trình chuyển dạ và vai trò của người trợ sinh để có thêm sức mạnh khi chọn phương pháp này nhé..


Sau khi sinh thường


Trải nghiệm sinh nở của mỗi người phụ nữ là khác nhau. Nhưng với phương pháp sinh tự nhiên, ngay sau khi em bé chào đời, bạn sẽ được ôm em bé mới sinh trong vòng tay của mình với niềm hạnh phúc, vui mừng và tự hào vô bờ. Nhưng kể cả khi em bé đã chào đời, quá trình sinh nở vẫn chưa kết thúc. Hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm về giai đoạn sau khi sinh này, bao gồm việc chăm sóc bạn và em bé của bạn nhé.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Khoảng 50-70% các ông bố bà mẹ tương lai biết được giới tính của con ngay cả khi trẻ chưa chào đời. Nếu đang trong tâm trạng không thể nén nổi sự tò mò, bạn có thể thử dự đoán với 10 phương pháp được nhiều bà mẹ ứng dụng. Một vài lựa chọn trong số này hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên, một số khác đã được chứng minh có độ chính xác cao mặc dù vẫn còn mơ hồ về tính khoa học


 


Đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim


Nhiều người tin rằng trẻ trai và trẻ gái có nhịp tim thai khác nhau, theo đó trẻ trai có tim thai dưới 140 nhịp / phút, còn trẻ gái là từ 140 nhịp / phút trở lên. Phương pháp này có vẻ dễ nhận biết nhưng thiếu chứng cứ khoa học. Một nghiên cứu đã kết luận không có sự tương quan giữa giới tính thai nhi và nhịp tim thai.


 


Đoán giới tính thai nhi bằng cách kiểm tra bằng nhẫn cưới


Bạn có thể treo nhẫn cưới bằng một sợi chỉ hoặc sợi tóc cũng được. Giữ chiếc nhẫn treo hơi đung đưa phía trên bụng bà bầu đang nằm. Nếu chiếc nhẫn chuyển động qua lại như một con lắc thì là thai con trai. Nếu nhẫn quay mạnh theo vòng tròn thì là thai con gái. Chẳng có bằng chứng khoa học nào xác thực cho phương pháp này cả!


 


Ốm nghén


Dường như tình trạng ốm nghén tệ hại hơn khi bạn mang bầu con gái. Về mặt lý thuyết, khi mang bầu con gái, cơ thể bạn sẽ dư nhiều lượng hormon nữ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vì phải điều chỉnh liên tục.


 


Đoán giới tính thai nhi qua Siêu âm


Siêu âm là phương pháp khoa học với độ chính xác cao có thể cho thấy hình ảnh con bạn bên trong tử cung. Những hình ảnh ban đầu này không xinh tí nào, nhưng cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy về thai kỳ của bạn. Hiếm khi bác sĩ siêu âm nhận biết sai giới tính của thai nhi, song đôi khi không ai biết được đứa trẻ là trai hay gái nếu bé “mắc cỡ” bắt chéo hai chân để giấu phần dưới cơ thể. Siêu âm được thực hiện vào khoảng từ 18 đến 26 tuần thai là dự đoán chính xác nhất giới tính của trẻ.


 


Biết trai hoặc gái theo lịch âm


Cách tính dựa trên ngày sinh của người mẹ và tháng thụ thai (tất cả dựa trên lịch âm) được cho là dự đoán đúng 90% giới tính thai nhi. Quan niệm này đã tồn tại hơn 700 năm, mặc dù nghe khá mơ hồ nhưng nhiều mẹ đã thử và rất hào hứng quả quyết về độ chính xác của nó.


Bạn có thể khám phá với Công cụ dự đoán giới tính của bé tại MarryBaby


Dự đoán giới tính bé bằng lịch âm


Biết tuổi âm và tháng thụ thai theo âm lịch, bạn có thể dự đoán khá chính xác giới tính của con


 


Dùng bột Drano


Đó là rắc bột Drano vào mẫu nước tiểu của bà bầu rồi theo dõi màu sắc biến đổi tức thì. Nếu dung dịch đổi sang màu nâu đậm nghĩa là bạn có bầu bé trai, nếu không đổi màu thì là bé gái. Mặc dù có một số người sử dụng, mẹ bầu không nên làm theo vì khói độc bốc lên sau khi hoá chất phản ứng.


 


Bầu bụng thấp hay bụng cao


Rất tiếc giả thuyết sinh trai hay gái dựa trên hình dáng bụng bầu không đáng tin, bởi nó còn tuỳ theo khổ người, trọng lượng của mẹ và vị trí của thai nhi nữa. Tuy nhiên nhiều người vẫn tin rằng bụng bầu thấp là sinh con trai, còn bụng cao là con gái.


 

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Thực đơn ăn dặm kiểu Pháp cho bé 6-7 tháng tuổi


Chỉ ăn 1 bữa súp rau trong tháng này. Cách làm: 1-2 củ khoai tây + 1 loại rau : cải, cải cúc, đỗ xanh, xu hào, su su, cà rốt, xà lách, rau ngót, rau muống, rau rền….. Không dùng cà chua, rau thơm. Thái khoảng bằng đốt ngón tay, đổ sấp nuớc, đun sôi khoảng 10 phút, khi thấy chín khoai tây (thừong thì khoai tây lâu chín hơn, vì thế có thế cho rau vào sau khoai tây). Đổ vào bính sinh tố xay nhuyễn. Lúc mới ăn súp thì bé sẽ chỉ ăn 1-2 thìa thôi, thậm chí chả ăn, vì nó chưa quen, bé chỉ quen uống lỏng như sữa thôi mà. Ko sao. Hàng ngày cứ làm thế cho bé ăn cho quen. Sau đó cho thêm bình sữa. Bé sẽ ăn nhiều dần đến khoảng 2-300g (trên lưng bát tô) Lúc này nên làm 1 loai rau trong 2 ngày, để nó quen.


 


Ví dụ: hôm nay rau cải, mai cũng rau cải. ngày kia chuyển sang rau khác. Bố trí bữa ăn: ngày 4 bữa, nên ăn đúng giờ, ko ăn vặt: Sáng 7-8h: Sữa. Sữa mẹ hoặc bình : khoảng 250ml. Có thể thêm bột ngư cốc cho no lâu chắc dạ, loại dùng pha thêm vào sữa cho baby. Không chứa gluten, đường. Nếu bé bị táo bón thì không nên dùng. Khoảng 9-10h, bé ngủ khoảng 1h.


 


Trưa, 11-12h : Súp rau + Sữa. Nếu ăn được nhiều súp thì giảm sữa đi. Ngủ trưa khoảng 2-3h. Chiều : 16h Sữa. Ngủ chiều tối khoảng 30-1h từ 6-7h. Tối 7-8h: Sữa. Có thể cho thêm bột ngũ cốc như bữa sáng. Ngủ đêm : khoảng 8h30-9h. Có thể ngủ muộn hơn nếu lúc chiều tối ngủ đậy muộn họặc ngủ nhiều.


 


Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi


Có thể cho thêm 1 miếng Bò cười vào súp khi xay. Ko nấu chín với rau mà cho vào khi xay rau, khoai tây. Rất ngậy và thơm. Chưa nên cho ăn bò cười trực tiếp, cho vào súp thì hay hơn. Mỗi ngày 1 loại rau thay đổi.


 


Bữa trưa: ăn đặc hoàn toàn. Có thể làm súp rau, sau đó tráng miệng sữa chua hoặc phomát tưoi, phomat trắng (nó sệt như sữa chua) dành cho bé. Nếu ko có thì lấy sữa chua của người lớn ko đường, rồi cho tí tẹo đường cho dễ ăn.


 


Bữa chiều: Sữa, hoa quả xay hoặc sữa chua, phomát tươi. Nếu bé ngồi vững thì chuyển sang ăn ở Ghế Ngồi, có tựa, dây buộc, có bàn trước mặt. Bỏ transat. Lúc nó biết ngồi nó sẽ không thích ngồi ngả kiểu Transat nữa. Ghế ngồi có bàn trước mặt, sau này nó sẽ tập xúc luôn. Mỗi khi xúc cho bé ăn thì đũa cho nó luôn cái thìa, nó cầm ngó ngoáy cho quen. Sau các bữa ăn, có thể cho ăn thêm hoa quả dạng mẩu nhỏ, bánh mỳ. Cho bé gặm, luyện hàm. Nếu có răng rồi thì nó càng thích. Bé chưa có răng nhưng ăn cam, táo, nho rât tốt. Cho vào bát nhựa, đặt cái thìa vào bát cho bé biết. Thuờng thì bé bốc ăn, bày bừa, vứt bẩn lung tung. Kệ nó, ăn xong dọn dẹp rửa sau. Cho bé ăn như thế bé thích, yên cho bố mẹ ăn.


 


Thực đơn ăn cho bé dặm 9 tháng tuổi


Bắt đầu cho ăn súp thịt : thịt gà nạc, thịt lợn nạc, không nên cho thịt bò, không thơm. Tuần đâu tiên chỉ làm 20g mỗi ngày – khoảng 2 thìa cafe nhỏ. Cho vào cùng khoai tây, rau để đun rồi xay. Tuần thứ 2 thì 30g/ngày. Cứ dung lượng như vậy đến 1 tuổi. Đừng có làm 100g như các nhà khác, bé ko tiêu hóa đựợc đau, lại hại gan thận. Béo chả hay ho gì, miễn khỏe là được. Nếu buổi tối bé uống hơi ít sữa thì cho ăn thêm tí súp vào buổi tối. làm từ trưa, chia ra 2 bát, 1 bát để đến tối, khỏi phải làm thêm. Mỗi lần mua thịt về, thái rửa sạch, thái bằng hạt ngô, cho vào nhiều túi nilon nhỏ, để tủ đá. Mỗi ngày nầu thì lấy 1 túi ra, tiện, khỏi phải lach cạch hàng ngày làm.