Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Mẹ có biết bắt đầu từ 4 tháng đã có thể cho con ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn chính vì nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển.



Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Mặc dù Cơ quan Y tế khuyến khích nên cho con ăn dặm từ tháng tuổi thứ 6, nhưng mỗi bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.


Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu của bé chúng ta sẽ biết được khi nào bé muốn bắt đầu thì mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng thực đơn ăn dặm cho bé để sẵn sàng bước vào thời kì ăn dặm củabé nhé .


Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm.


+  Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.


+  Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.


+ Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.


+  Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.


+  Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.


Thực đơn ăn dặm như thế nào?


Theo y học hiện đại đến khi tròn 6 tháng tuổi bé mới có đủ kỹ năng về vận động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa như trước đây bé chỉ cần phản xạ mút. Ngoài ra, lúc này bé cũng đã có đủ men amylase trong đường ruột để thích hợp cho việc tiêu hóa tinh bột. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, biếng bú và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn… Tuy nhiên nếu thấy bé có những dấu hiệu muốn ăn dặm từ khi bé ở tuần thứ 17 trở đi thì các mẹ cũng có thể tiến hành cho bé làm quen dần với việc ăn dặm.


Khởi đầu chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít (vài ba thìa thức ăn) để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Khi đã chắc bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác. Giai đoạn đầu tập ăn không cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm, chỉ  cần bé quen với mùi vị mới là được.


Nên bột ăn dặm cho bé là gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau củ…) có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận trong thời gian đầu bé ăn dặm. Khi bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).


Ngoài các  bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt, táo…) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối, xoài, đu đủ…).


Dưới đây là kinh nghiệm được nhiều người mẹ chia sẻ khi tập cho con ăn dặm:


- “Mình cho bé ăn chuối đầu tiên và có vẻ bé rất thích thú. Tiếp đến là tập cho bé ăn khoai lang và dường như bé cũng khoái món này. Hôm sau nữa mình mới cho bé thử một thìa bột ăn dặm. Bé khoái hoa quả và rau củ hơn bột ăn dặm”, mẹ bé Na (Hà Nội).


- “Mình cho bé tập ăn 1-2 thìa bột ăn dặm lỏng trước cữ bú buổi trưa. Nên cho bé ăn bột dạng lỏng để tránh bé bị nghẹn. Khi mới tập ăn dặm, bé chỉ nên ăn từ từ, ăn một bữa một ngày. An toàn nhất là bột ăn dặm, rau xanh và một số loại hoa quả”, mẹ Bin (Hà Tây).


- “Mới đầu, mình tập cho bé ăn khoai lang trước vì khoai lang mềm, vị ngọt lại dễ tiêu hóa. Bé gái 5 tháng tuổi nhà mình rất thích khoai lang. Sau đó là thử cho bé nếm bột ăn dặm và chuối. Mình trộn thêm sữa công thức vào bột ăn dặm để bột có vị ngọt mà bé nhà mình thích”, chị Hồng (Hải Dương).


- “Mình cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó, mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Đầu tiên, mình mua bột ăn dặm có pha sẵn sữa để bé làm quen. Lúc đầu, mình chỉ cho con ăn được 1-2 thìa bột pha loãng. Một tuần sau, bé mới ăn được nửa bát bột con một ngày. Mình nghe bác sĩ nói, bé mới ăn dặm khó tiêu hóa nên nếu cho bé ăn nhiều bột, bé dễ bị rối loạn”, mẹ Bông (Đà Nẵng).


- “Bác sĩ dinh dưỡng chỗ mình khuyên, nên cho bé thử loại rau có màu xanh trước, tiếp đến là những loại củ, quả có màu cam như carrot, bí ngô và tiếp nữa là các loại quả. Nên cho bé ăn đa dạng, nếu không sau này bé sẽ kén ăn”, mẹ Nấm (Hà Nam).

Sang đến tháng thứ 6, các mẹ có thể làm một số món để bé tập nhai. Các mẹ đừng nghĩ rằng phải có răng bé mới biết nhai nhé, kể cả khi mới nhú một chiếc răng hay chưa có răng nào, bé cũng sẽ tự biết cách xử lý thức ăn của riêng mình.



Việc chuẩn bị thực đơn cho bé 6 tháng tuổi cũng như cách làm các mẹ đã biết chưa , cùng tham khảo kiến thức dưới đây để quá trình cho bé ăn dặm tốt nhất nhé .


Các loại thực phẩm cho bé ăn dặm


Trong thực đơn ăn dặm cho bé  mẹ cần chú ý đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:


1 .Nhóm thực phẩm cung cấp bột đường: trong bột ăn dăm cho bé mẹ nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.


2 .Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: để đảm bảo dinh dưỡng, trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu ng dầu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riê gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.


3 .Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: đối với những trẻ mới tập ăn dặm thì thịt lợn, gà, lòng đỏ trứng gà là gợi ý cho mẹ. Bước sang tháng thứ 7 mẹ cho bé ăn cả thịt bò, cá, trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.


4 .Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Cách chế biến thực đơn ăn dặm


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu cho bé ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ thực đơn ăn dặm cho bé phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Thực đơn ăn dặm cho bé cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm hợp lí và khoa học để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cản trở quá trình cho con ăn dặm .



1. Đỗ xanh nấu chưa chín


Đỗ xanh là món nhiều dinh dưỡng cho bé nhưng khi cho bé ăn, mẹ cần phải nấu chín đỗ xanh. Đỗ xanh nấu chưa chín có chứa saponin và lectins, saponin, có thể gây xuất huyết và ngộ độc cho bé.


2. Trứng gà chưa nấu chín kỹ


Trứng gà là thực phẩm ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ. Mẹ nhớ chế biến trứng thật chín bởi trứng gà nấu chưa chín kỹ có chứa nhiều vi khuẩn, gây bệnh cho bé. Ngoài ra, bé ăn trứng gà nấu chưa chín kỹ sẽ làm cản trở hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.


3. Cà chua xanh


Chứa trong mình chất độc solanine, bé ăn cà chua xanh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn… Với cà chua xanh sống, lượng chất độc càng lớn nên mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn.


4. Khoai tây mọc mầm


Khoai tây mọc mầm không chỉ có độc cho trẻ em mà cho cả người lớn. Khoai tây mọc mầm có chứa độc chất solamine, kích thích đến hệ thần kinh trung ương của bé. Bé ăn phải khoai tây mọc mầm có dấu hiệu bị tiêu chảy, nặng hơn là suy hô hấp. Bởi thế, mẹ tuyệt đối nên loại bỏ khoai tây đã mọc mầm khi chế biến món ăn cho bé.


5. Cá nóc


Cá nóc chứa một chất cực độc là tetrodotoxin, có thể gây suy hô hấp, tử vong nhanh cho người lớn, chưa nói tới các bé. Đã có rất nhiều vụ ngộ độc cá nóc dẫn tới tử vong ở nước ta.


6. Cá ngừ nấu chưa chín kỹ


Bé ăn cá ngừ chưa chín kỹ có thể bị hội chứng chậm phát triển trẻ em. Bé bị ngộ độc các ngừ nấu chưa chín kỹ có dấu hiệu ban đầu là tiêu chảy; dấu hiệu nặng hơn là mù mắt. Bởi thế, khi chế biến món cá này cho con, mẹ cần đặc biệt chú ý phải nấu thật chín.


7. Hàu nấu chưa chín kỹ


Trong hàu có nhiều mầm bệnh như vi khuẩn gây bệnh viêm ruột, bệnh tả, thậm chí gây tử vong do nhiễm trùng máu cho người ăn. Các mẹ tuyệt đối không cho bé ăn hàu nấu chưa chín kỹ vì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.


8. Bí ngô để lâu


Bí ngô là thực phẩm được bé yêu thích, đặc biệt trong thời kì ăn dặm. Nhưng tuyệt đối mẹ không để cho bé ăn bí ngô để lâu. Bởi lúc này bí sẽ bị biến chất, mất chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ gây ngộ độc cho bé.


9. Rau cải nấu chín rồi để qua đêm


Rau cải để qua đêm sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, tạo thành chất gây ngộ độc cho bé như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

Con yêu đã bắt đầu bước sang tháng thứ 6 trông cao lớn hơn rõ rệt. Để giúp con có sự phát triển toàn diện bạn nên thiết lạp lại chế độ dinh dưỡng cho bé từ việc bổ sung bột cho bé ăn dặm.


Thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong bảng thực đơn ăn dặm cho bé các bữa ăn cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.


Công thức nấu bột ngọt cho con ăn dặm



Hiện nay, để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn, các mẹ thường chia sẻ với nhau kinh nghiệm nấu bột ngọt cho bé ăn dặm. Bé sẽ ngon miệng hơn khi mẹ biết cách kết hợp chế biến bột ngọt cùng với các loại rau xanh , củ , hoa quả.


Bột cho bé ăn dặm bổ sung nguồn dinh dưỡng


Khi bé bước sang tháng thứ 3 trở lên, bé bắt đầu có những thay đổi mới như tập lẫy, tập bò và chập chững biết đi. Để thực hiện những hoạt động đó, bắt buộc cơ thể trẻ cần nạp thêm năng lượng và không thể chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Mẹ cần cho bé tập ăn dặm và bột là thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm.


Bởi trong thời kì ăn dặm thức ăn cần đảm bảo loãng mịn để bé dễ nuốt và không nôn trớ. Hơn nữa, bột là dạng thức ăn dễ kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, trứng rau củ quả. Các loại thức ăn được xay nhuyễn tạo thành nguồn dinh dưỡng tổng hợp dễ bổ sung đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho bé ăn dặm.


Cách nấu bột mặn cho bé ăn ngon:


Bột ăn dặm cho bé dùng để nấu cháo có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Mẹ có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, các mẹ nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín).


Không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nếu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề. Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính… trong khẩu phần ăn của trẻ. Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.


Cách nấu bột ăn dặm cho bé


Để giúp bé cảm thấy ăn ngon với bột ăn dặm các mẹ cũng cần có bí quyết để nấu bột ăn dặm ngon cho bé và thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé một cách hợp lý .


Bước một: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.


Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.


Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.

Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài.


Vì vậy chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng chăm sóc em bé  cơ bản  :


1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu


Cách chăm sóc trẻ đầu tiên là  bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú.



Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da.


2. Băng kín rốn


Có một số phụ huynh quan niệm không để rốn hở ra vì sợ vi khuẩn bay vào gây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc bịt kín rốn lại dễ gây nhiễm trùng, hôi thối rốn. Có trường hợp còn đắp sái thuốc phiện làm trẻ chướng bụng, ngưng thở. Vì vậy, cần phải biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Có thể dùng ancol 70 độ hoặc dung dịch muối phù hợp để rửa rốn cho trẻ.


3.Tiêm phòng


Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:


Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.


4. Ngủ chung với bé


Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.


5. Cần dỗ ngay khi bé khóc


Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé.


6. Kịp thời thay tã lót


Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.


7. Quấn tã cho bé


Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ.


8 . Hãy hát ru bé ngủ


Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.


9 . Bế ẵm bé


Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành…


Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể.


10 . Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ


Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.


 

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Nếu thời tiết xấu, bạn không thể cho nhóc tì hiếu động của mình ra ngoài trời thì có thể cùng con chơi những trò dưới đây để vừa mang lại tiếng cười trong gia đình, vừa giúp bé phát triển kỹ năng.


Đối với các bé, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi, mọi người xung quanh đều là bạn chơi ; tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng biết cách chấp nhận và sống chung với điều đó một cách vui vẻ ngay cả những trò chơi trong nhà .



Chiếc hộp thần kỳ:


Các bậc cha mẹ phát hiện ra rằng mỗi khi mua đồ chơi cho bé độ một tuổi, bé chỉ thích chơi hộp. Lợi dụng sở thích của trẻ khi mở quà, bạn hãy tổ chức một trò chơi với những hộp còn đủ nắp (tốt nhất là hộp giầy). Trong mỗi hộp bạn đặt một loại đồ vải nào đó như miếng xốp tắm, trái banh len, vải chùi nồi mới, quả bóng làm bằng giấy kiếng, giấy nhám vuông khổ to hay một túi đá nhỏ.


Trẻ thích cầm xem và khám phá những đồ vật này. Bạn hãy nói cho trẻ biết sự khác nhau về hình dạng và chất liệu của đồ vật. Ðặt hộp nhỏ bên trong hộp lớn, trẻ sẽ thích thú và ngạc nhiên khi phát hiện ra điều này. Ðối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bạn hãy đặt ra những trò chơi có liên hệ đến trí nhớ hay  trò sắp xếp nhà cửa (như trò tìm chìa khóa của mẹ trong hộp) sẽ tại hứng thú cho bé yêu .


Trò chơi tấm ảnh dính:


Trò chơi bắt đầu bằng việc thu lượm vật thải. Bạn cùng bé nhặt những thứ rác nhẹ trong sân (lá cây, cỏ dại, cây con). Sau đó trở vào nhà, nhặt thêm các loại rác thủ công (lông chim, chỉ vải, các trái bóng nhỏ, khăn giấy nhàu) tập trung thành đống. Dán một tờ giấy lớn (tốt nhất dùng giấy có mặt dính, nếu không bạn có thể dán băng keo 2 mặt lên mặt giấy) lên tủ lạnh.


Cho bé chơi và dán những vật thu lượm được lên mặt dính của tờ giấy. Ðặt tên những vật mà bé đã dán. Bạn chú ý đừng để bé tiếp cận những vật nhỏ có thể gây ngạt. Ðể giữ cho vật dán không rơi ra, bạn dán thêm một tờ decal trong cùng cỡ phủ lên và nhấn mạnh xuống. Nào, ta cùng nhấn.


Ban nhạc của bé:


Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng.


Trẻ con thích gây tiếng động, vậy hãy chơi trò tạo tiếng . Ngoài những vật có thể gây tiếng động như xoong nồi, bạn có thể cho trẻ chơi những vật có sẵn trong nhà:


 


Hộp lắc: thu thập các loại vỏ đồ hộp nắp nhựa như hộp khoai tây chiên khô hay hộp cà phê. Cho gạo hay các hạt khô vào hộp. Dán kín nắp lại. Bạn và trẻ cùng trang trí bên ngoài hộp. Khi làm xong bạn hãy đưa hộp cho trẻ lắc.


Trống: Bạn hãy tháo nắp những hộp trống rồi dán băng keo các cạnh hộp lại. Dán nhiều hộp lại với nhau rồi cho trẻ gõ. Chú ý âm thanh khác nhau của từng cái trống.


Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng nghe, phân biệt âm thanh trầm và bổng.


Trò chơi nước có liên quan đến toán:


Trẻ nhỏ thích xem bố mẹ chúng đổ nước vào các vật chứa. Trẻ em rất thích nước. Chúng bị lôi cuốn bởi tiếng nước róc rách và cảm giác khác lạ khi chạm nước. Nước còn giúp trẻ định hình các khái niệm toán (nước ở ly này nhiều hơn ly kia, hoặc nước trong muỗng ít hơn trong chén…).


 


Trẻ em rất thích nước, hãy tạo cho trẻ những trò chơi an toàn và thú vị với nước.


Cho một ít nước vào chậu tắm trẻ. Bạn cần chú ý nhiệt độ trong phòng phải đủ ấm cho trẻ, nếu dùng bồn tắm người lớn phải lót tấm trải chống trượt. Cho vào bồn tắm các loại đồ chơi như tô, chén, phễu, chai lọ, búp bê… Ðể trò chơi thêm phần vui nhộn, bạn thổi bong bóng xà phòng vào bồn tắm trò chơi này sẽ giúp bé sự phát triển trí tuệ bé rất tốt


 


Vườn thú giả:


 


Hãy thu thập những con thú nhồi bông bé thích, xếp chúng lên ghế trường kỷ hay ghế dựa ở các phòng khác nhau trong nhà. Giả bộ cho thú ăn, chăm sóc chúng và nói cho trẻ biết những đặc điểm của chúng (con này tai mềm, con kia đuôi dài, con khác thì có bộ lông mịn) và tiếng kêu của chúng (gừ gừ, meo meo, tiếng ngựa hí…). Kế đó bạn hỏi bé đặc điểm của từng con thú, cố gắng giúp bé trả lời bằng cách hình dung con vật. Trò chơi này giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo và phát triển ý tưởng cá nhân. Nó còn giúp cháu vận dụng trí nhớ.


Cát hay bột nặn?


Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn – việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé. Thay vì đi tới tiệm đồ chơi và mua những loại bột nặn đắt tiền, hãy tự chế bột nặn an toàn cho bé, thêm vào ít cát sạch, vậy là bé sẽ có thêm cực nhiều trò chơi mới!


Xé và dán giấy


 


Trò chơi này có lẽ không ít các bậc cha mẹ biết tới tuy nhiên không nhiều người tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại trong việc chơi với con.


Không chỉ là trò chơi tốn ít chi phí, việc xé và dán giấy thành những hình khối khác nhau còn giúp bé luyện đôi tay thêm khéo léo, kết hợp màu sắc thêm hài hòa mà nó còn giúp bé luyện trí nhớ rất tốt khi bạn biết cách. Ví dụ bạn có thể cùng bé xếp hình các loại cờ của các quốc gia, xếp đến đâu gọi tên nước đến đó, bé sẽ rất nhớ cờ nào của nước nào sau khi xếp được hình cờ đấy


 

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Dưới 3 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ bú mẹ hoàn toàn và dùng thêm sữa công thức nếu cần. Bước sáng tháng thứ 4, bữa ăn của bé đã thay đổi. Ba mẹ cần hiểu rõ hơn về thực đơn cho bé trong thời gian này để bé yêu có đủ dinh dưỡng để phát triển.đã đến lúc cần ăn dặm, nhưng làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng học làm người lớn chưa?



6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm


Cần hiểu rằng 4-6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:


- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.


- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.


- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.


- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.


- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).


- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.


Bé yêu của bạn sẽ không làm bất cứ điều gì để ba mẹ có thể nhận biết được chúng đã sẵn sàng với thức ăn lỏng. Ba mẹ cần quan sát và hiểu bé muốn gì.


Bé cứng cáp hơn và có thể giữ đầu đứng thẳng. Bé cũng ngồi khá vững trong lòng bố mẹ hoặc trên ghế cao dành cho bé. Bé biết tạo ra các chuyển động nhai. Đặc biệt, cân nặng của bé cho thấy sự cải thiện đáng kể, tăng gấp khoảng 2 lần so với khi sinh ra đó thực sự là cách chăm sóc em bé tốt .


Ngoài ra, có vẻ bé rất có hứng thú với thực phẩm, bé có thể ngậm miệng xung quanh một cái muỗng, cũng có thể di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. Bé có thể đá lưỡi qua lại nhưng đang mất dần xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra. Và bé đang mọc răng. Đó đều là những dấu hiệu bé đã sẵn sàng với thức ăn lỏng hơn.


Thực đơn cho bé 4-6 thang tuoi


Mẹ vẫn có thể cho bé tập ăn dặm ngay cả khi bé chưa đủ 6 tháng


Bé yêu của bạn đang trong độ tuổi này, bạn băn khoăn không biết bé có thể ăn món gì? Trong thời kỳ này, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức hoặc PLUS là công thức chăm sóc trẻ rất thông minh . Bên cạnh đó, đây là thời gian mẹ tập cho bé ăn bột loãng, quen dần với đồ ăn xay nhuyễn có độ đặt sệt tăng dần.


Bột trẻ em và ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn bổ dưỡng nhất dành cho bé trong những ngày đầu ăn dặm. Hơn thế nữa, bột gạo trẻ em và bột ngũ cốc rất mịn, khi trộn với sữa công thức và sữa mẹ mang lại hương vị quen thuộc giúp bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm lành tính, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng dị ứng nào cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngay cả khi trẻ chưa đầy 6 tháng.


Tuy nhiên, lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen, yến mạch tuyệt đối không dành cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi do trong các loại ngũ cốc này có chứa gluten, được khuyến cáo có thể gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt với gia đình có tiền sử Celiac hoặc dị ứng. Ba mẹ có thể cho  bé ăn các loại ngũ cốc này khi bé ngoài 6 tháng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dành cho  bé từ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm chuối, bơ, khoai lang, cà rốt, táo, lê, bí đỏ…


Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi


Bé yêu có thể ngồi là lúc bé có thể thử một số món ăn mới


Ba mẹ bắt đầu cho bé làm quen với khoảng 1 muỗng cà phê thực phẩm hoặc ngũ cốc xay nhuyễn. Trộn lượng ngũ cốc này với 4 – 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức, để cho hỗn hợp thật loãng cho bé dễ ăn hơn.


Ba mẹ tiếp tục tăng lên 1 muỗng thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho bé ăn 2 lần một ngày. Mẹ nhớ mức tăng dần lượng ngũ cốc tương đương với lượng sữa thêm vào giảm đi để độ đặc sệt tăng dần.


Ban đầu, ba mẹ cho bé ăn 1 lần bột loãng mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 2 – 3 lần. Lồng ghép bột loãng vào các bữa ăn chính và phụ cho bé. Vì đây chỉ là thời gian tập cho bé ăn nên có thể bé chưa ăn được nhiều. Ba mẹ cũng không nên ép bé ăn nhiều, vì bé sẽ cảm thấy sợ ăn và lảng tránh các món ăn mới.


Tips cho bé ăn dặm


Nếu bé không chịu thử thức ăn bạn chuẩn bị trong lần thứ nhất thì ba mẹ chớ nên nản chí, bạn hãy cố gắng cho bé ăn một lần nữa trong ngày. Nếu khởi đầu không suôn sẻ, ba mẹ thử bắt đầu lại sau 2 – 3 ngày nhé.


Ba mẹ cho bé ăn dần dần và theo dõi các phản ứng của bé sau khi ăn, đề phòng bé bị dị ứng. Thời gian thử mỗi món ăn mới là 4 ngày.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Những biểu hiện của trí tuệ thông qua sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên…chứng tỏ bé có một tư duy tốt .


Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ được chứng kiến nhiều thứ đầu tiền của trẻ: bước đi đầu tiên, nói những từ đầu tiên, nỗ lực tự lập đầu tiên…vậy để hoàn chỉnh trí tuệ cho bé cha mẹ nêntham khảo bài viết dưới đây.



1.Khả năng tư duy


Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này. Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác vì vậy để phát triển tư duy , phát triển trí tuệ của trẻ bố mẹ cần để ý kỹ hành động , cử chỉ , lời nói ..


2..Khả năng tập trung


Ở độ tuổi này sẽ bắt đầu hình thành nơi trẻ mầm mống của “chú ý có ý thức”.


Còn “chú ý vô thức” đã có tiến bộ vượt bậc. Điều đó giúp bé có thể tập trung chú ý trong thời gian dài vào một vật gì đó. Chỉ chú tâm vào trò chơi đó mà không lưu tâm, chú ý đến lời nói và hành động của người xung quanh.


Trẻ có thể chơi một mình với đồ chơi khoảng 30 phút, sau khi chơi chán thì sẽ ném đồ chơi đó đi.


3 . Tưởng tượng


Thời kỳ 12-18 tháng, hình thái ban đầu của tưởng tượng xuất hiện. Tưởng tượng là từ dùng để chỉ một hoạt động tổng hợp, phân tích có tính sáng tạo từ một biểu hiện có sẵn.


4.Ghi nhớ


Trí nhớ của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Ký ức non nớt giúp trẻ có thể nhớ được một vài bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn.


Thực ra đối với trẻ, cái dễ nhớ nhất vẫn là những ấn tượng mạnh mẽ hoặc những sự thể mang đậm màu sắc tình cảm.


Thông thường, một sự việc nào đó chỉ được ghi nhớ trong vài ngày có thể chục ngày hoặc không lưu lại ấn tượng gì cả.


5.Vận động


Nhiều trẻ có thể tập đi được từ khi tròn 12 tháng nhưng cũng có nhiều trẻ chậm hơn.


Trẻ 15 tháng chập chững đi không cần trợ giúp, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống, chơi xếp gỗ đơn giản.


18 tháng, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi trong nhà có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.


Khi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác đã nhuần nhuyễn, bé sẽ học cách đi giật lùi, tập chạy.


Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động tinh tế và phối hợp: có thể cầm bút chì, vẽ nguyệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to, có thể cầm thìa múc đồ ăn.


6.Ngôn ngữ


Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn thậm chí những câu đơn giản như gọi bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách.


Nếu được chỉ bảo, trẻ sẽ nhanh chóng nắm được tên các đồ vật, phân biệt được to nhỏ, khoảng cách, nông sâu, có khái niệm về thời gian.


7. Phát triển kỹ năng khác


Trẻ đã bắt đầu có thể phân loại các đồ vật vào các nhóm. Ví dụ như: bé biết con gà và con vịt giống nhau là cùng có cánh và lông. Trẻ cũng có ý niệm về sự sở hữu, ví dụ nhận biết được áo của bố, áo của mình, giầy của mẹ…


Lúc này, trẻ thường thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.

Một vài lí do thời tiết xấu như mưa to , quá nóng nực dễ làm trẻ ốm nên bạn phải để trẻ chơi đùa trong nhà nhưng lại không muốn trẻ lãng phí cả ngày ngồi trước tivi. Vậy thì hãy thử cùng bé chơi những trò chơi lành mạnh dưới đây để cho bé không cảm thấy nhàm chán nhé!



1. Tổ chức dã ngoại trong nhà


Chỉ cần trải một mảnh vải hoặc khăn trải bàn trên sàn nhà, bày đồ ăn thật đẹp và ngồi xuống thưởng thức là bạn đã có một chuyến picnic trong nhà đáng nhớ cho bé. Bạn cũng có thể nhờ bé cùng chuẩn bị đồ ăn để vừa dạy cho bé những kỹ năng cần thiết vừa gắn bó sâu sắc hơn tình cảm gia đình.


2. Cùng trẻ “xây nhà”


“Xây nhà” là một trò chơi rất thú vị giúp bạn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn và sự sáng tạo. Hãy để bé chơi ở bất cứ góc nào trong phòng khách hay phòng ngủ có khoảng không gian đủ rộng hay việc sắp xếp nhà cửa theo cách của bé cũng là trò chơi thú vị . Với một vài thùng các-tông, đệm, gối tựa hay bất cứ món đồ nào trong nhà là bạn đã tạo ra được những giây phút vui vẻ bên con rồi đấy. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen với trò chơi nhưng sau đấy hãy để bé tự xây dựng những pháo đài, những ngôi nhà của riêng mình nhé.


3. Đọc sách


Đọc sách là một hoạt động rất bổ ích và đơn giản mà bé có thể thực hiện ngay trong nhà. Bạn có thể tìm cho bé những cuốn truyện ngụ ngôn về những nhân vật mà bé yêu thích. Mỗi độ tuổi đều có những quyển sách phù hợp, vì vậy hãy cho trẻ kết thân với sách càng sớm càng tốt. Điều này cũng giúp bé tránh xa được thói quen nghiện xem tivi trong những ngày rảnh rỗi mà lại giúp bé phát triển kỹ năng đọc và hiểu .


4. Chơi đất nặn


Những thỏi đất nặn đầy màu sắc và dễ dàng tạo hình luôn có sức hút đặc biệt với các bé , đặc biệt hơn nữa là trò chơi này còn giúp bé nhà mình phát triển trí tuệ , giúp bé sáng tạo hơn . Vậy thì tại sao bạn không cùng bé nhào nặn chúng thành những hình khối, những con vật thật đáng yêu nhỉ. Tuy vậy, nhớ nhắc bé rửa tay sau khi nặn đất để giữ vệ sinh thật sạch nhé


5.Mở nhà hàng


Chuẩn bị tạp dề, xoong chảo, thìa dĩa và một số thực phẩm đồ chơi để giúp bé mở một nhà hàng của riêng mình. Sau đó hãy trở thành thực khách để bé phục vụ và nấu ăn cho bạn. Bạn cũng có thể để bé rủ thêm một vài người bạn hàng xóm sang chơi cùng để cửa hàng được “đông khách” nhé.


6. Làm đồ thủ công


Một hoạt động vui vẻ khác mà trẻ có thể chơi ở nhà là làm đồ thủ công. Trò chơi này giúp kích thích sự sáng tạo và khuyến khích trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm thủ công phù hợp với độ tuổi của các bé. Đối với các bé nhỏ bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu, cắt dán giấy… Với các bé lớn hơn, bé có thể may vá, lắp ráp mô hình hay chế tạo đồ vật từ phế liệu.


7.  Bowling


Bowling là một hoạt động gây hứng thú không chỉ cho người lớn mà với cả trẻ em. Giữ lại lõi giấy toilet hoặc những vỏ chai, vỏ lon để làm “nguyên liệu” cho trò chơi này. Sau đó, hãy cùng bé lăn bóng và thi xem ai làm đổ nhiều chai hơn nhé.

Thời điểm bé tập nói là thời điểm khá quan trọng trong sự phát triển của bé, làm thế nào để bé phát triển kỹ năng nói tốt ? Đừng chờ đến khi bé biết đi mới bắt đầu dạy bé nói. Làm thế là bạn đã bỏ lỡ cả năm trời tích lũy vốn từ của trẻ Ngoài ra, nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình…Dưới đây là 8 bí quyết góp phần phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ:


1. Lưu ý chế độ dinh dưỡng


Sự hấp thu đa dạng và hợp lý các chất dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của não bộ, cơ thể và cả khả năng ghi nhớ và diễn đạt từ ngữ của trẻ. Trong nhóm này bạn nên tránh cho trẻ dùng những chất quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay. Thuốc lá rất nguy hại đến phổi và hệ thống phát âm của trẻ. Cần lập ra của biểu đồ tăng trưởng bé để giúp trẻ phát triển đồng đều theo từng tháng


2. Đọc sách cho trẻ nghe thật nhiều


Tương tự phương pháp như đã nêu trên, ngay từ lúc bào thai, bạn cũng hãy đọc cho trẻ nghe những bài thơ, các đoạn văn, ca dao tục ngữ…. Bạn cũng có thể hát hoặc ngâm thơ cho bé nghe bằng chính giọng bình thường của mình (không cần có nhạc).


Với trẻ lớn hơn, bạn hãy đọc cho bé nghe các truyện tranh vui (Hãy để trẻ cắt và sưu tập những truyện nó thích). Bạn cũng có thể đọc cho trẻ nghe các mục liên quan đến lứa tuổi của bé trên báo hay tivi, hoạt động của các bạn cùng lứa, quảng cáo mua bán đồ chơi, quần áo dành cho lứa tuổi của trẻ. Bạn hãy đọc cho bé nghe thật nhiều, từ lúc bé không hiểu gì cho đến lúc chúng bật cười khi hiểu được những điều ấy.


3. Giải tỏa stress và chữa tật nói lắp



Những trẻ 3-5 tuổi thường bị tật nói lắp. Nguyên nhân là do stress. Các bậc cha mẹ có thể chữa được tật này bằng cách hướng dẫn các em cách đối phó hoặc giải tỏa các trạng thái căng thẳng. Chỉ khi nào bé thật sự có cảm giác bình an thì tật nói lắp cũng sẽ tự nhiên được khắc chế.


Ngay từ lúc còn là bào thai, nếu một người mẹ có khả năng cảm nhận tinh tế, người mẹ ấy sẽ nhận ra những điều làm con mình vui thích. Khi sinh ra và những năm đầu đời, các bậc cha mẹ cũng có thể nhận ra những gì làm con mình yêu – ghét – vui mừng hoặc sợ hãi. Bạn hãy ghi nhớ những cảm nhận quan trọng ấy. Khi nhận thấy con yêu có những biểu hiện căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi, bạn hãy tìm cách giúp bé giải tỏa. Nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình.


4. Dạy trẻ chính xác từ mới


Trẻ bắt đầu học nói từ lúc 10 tháng tuổi. Thời gian này trẻ quan tâm đến những từ bạn nói có liên quan đến vật mà chúng thích. Bạn cần dạy trẻ chính xác tên gọi những vật mà bé thích (cái gối, cây viết, quyển sách….). Bạn không nên dùng từ “măm măm” để thay từ “ăn”, không dùng “gâu gâu” để chỉ con chó…. Hãy dạy trẻ tên chính xác của mọi vật theo khoa học.


Từ 18 tháng trẻ bắt đầu quan tâm đến sự hứng thú của người nói. Đây là giai đoạn chuyển biến khác hẳn cách thức trẻ học từ mới so với giai đoạn trước đó. Từ chỗ trẻ “thích hỏi” từ mới sẽ chuyển sang “lắng nghe” những gì bạn đề cập đến. Ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết “phản ứng” khi bạn gọi tên một vật khác với những gì mà chúng “đã biết” trước đó!


Với trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ cả về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, các tên gọi khác nhau của một vật/hiện tượng. Hãy mở từ điển và chọn một từ (trẻ đã biết), đọc cho trẻ nghe định nghĩa của từ đó và xem trẻ có thể đoán được là từ gì không.


5. Luyện đọc nhiều hơn


Các chuyên gia đã khẳng định, kỹ năng nói có liên hệ nhân quả với kỹ năng đọc. Do vậy, muốn trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tinh tế thì trước hết phải giúp trẻ đọc giỏi. Cũng cần giúp trẻ phân biệt cách đọc theo ngữ pháp và đọc hiểu ý.


Khi trẻ biết đọc, cần giúp trẻ đọc các dòng chữ trên các bảng hiệu/pano, tên đường phố, đặc biệt là những dòng chữ trong các chương trình TV, phim ảnh có phụ đề…


6. Lưu ý rèn luyện vận động


Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về điều này. Tại sao vận động lại có tác động đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của con người? Các nghiên cứu khoa học đã kết luận, những người thuận tay phải sẽ ăn nói lưu loát hơn những người thuận tay trái. Các hoạt động của tay phải sẽ tác động đến bán cầu não trái – còn gọi là “bán cầu ưu thế ngôn ngữ”. Do đó, để con bạn có kỹ năng nói tốt hãy tập cho trẻ chơi và sử dụng tay phải nhiều hơn.


Mặt khác, trẻ sẽ không thể phát triển ổn định khả năng nói khi sức khỏe kém. Bạn cần cho trẻ vận động nhiều hơn. Chú ý những trò chơi kéo dài hơi thở (như chơi u) và tăng cường vận động đồng đều cả 2 tay 2 chân.


7. Hãy nói chuyện nhiều hơn


Có thể bạn đã từng nghĩ rằng trẻ sơ sinh không hiểu những gì bạn đã nói. Những công trình khoa học mới nhất đã bác bỏ điều ấy. Thật ra bé đã có thể cảm nhận được những cử chỉ yêu thương và những lời trìu mến của bạn ngay từ khi còn trong bào thai. Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn nữa, cho dù chúng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của những từ ấy. Đây chính là quá trình trẻ tích lũy vốn từ của mình.


Với trẻ lên 3 tuổi, hãy trò chuyện với con về các chương trình TV hay về bất kỳ phim nào mà nó từng xem. Theo đó, trẻ có thể kể lại cho bạn nghe về cảnh trí hay nhân vật trong phim. Hãy giúp trẻ tưởng tượng và hành động nếu chúng đóng vai các nhân vật đó. Phim có gợi cho trẻ nhớ về một câu chuyện nó đã từng đọc hay nghe trước đây không?


8. Một số bài tập tăng cường khả năng diễn đạt của trẻ


Bạn có thể giúp trẻ nói chuyện lưu loát hơn khi áp dụng các “bài tập” từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với yêu cầu phải chỉnh sửa kịp thời các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Hãy cùng trẻ chơi trò “Tự giới thiệu mình, nhóm bạn hoặc gia đình mình”. Hãy biến các ngôn từ giao tiếp hàng ngày (cảm ơn, xin lỗi, chào, chúc…) thành phản xạ nói tự nhiên của trẻ. Cũng nên bảo trẻ kể lại tóm tắt một sự kiện, bộ phim hoặc câu chuyện đã xem và bài học qua các câu chuyện ấy… Hãy giúp trẻ thể hiện khả năng nói của mình với số lượng cử tọa đông dần. Cũng đôi khi bạn nên để trẻ đứng trên bục cao khi hát hoặc “bi bô” để cả nhà cùng thưởng thức. Một số trẻ tỏ ra rất thích khi xem lại những đoạn video clip mà mình làm “nghệ sĩ” chính!


Bạn hãy lưu tâm thực hiện tất cả những vấn đề nêu trên, sự “bùng phát vốn từ” của mỗi bé có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, có khi chỉ sau một đêm, nhưng cũng có khi “nhích từng bước một”. Bạn chỉ thực sự cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc chuyên gia, khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 mà vẫn chưa hình thành và ổn định khả năng diễn đạt ngôn ngữ của mình.


Tham khảm thêm những kinh nhiệm giúp bé phát triển trí tuệ một cách hoàn chỉnh nhất.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn sáng là cử ăn quan trọng nhất trong ngày đối với trẻ. Để các bé không bị chán ăn, các mẹ hãy tích học cách nấu những thực đơn cho bé mới, lạ miệng để thay đổi thực đơn bữa sáng của bé liên tục. Sau đây các chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu 2 món súp ngon cho bé: súp nui gà xé và súp nui gạo chả cua.


Tác dụng của bữa ăn sáng đối với trẻ


Bữa sáng đảm bảo chất sẽ giúp bé có nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho các hoạt động trí tuệ và thể chất. Buổi sáng là khoảng thời gian bé cần nạp thêm năng lượng sau mỗi giấc ngủ dài từ 8 – 10 giờ. Nguồn calo dự trữ trong cơ thể chỉ đủ năng lượng cho bé đến giữa buổi sáng nếu không được dung nạp thêm.


Thực đơn cho bé vào bữa ăn sáng còn giúp bé duy trì trọng lượng cân đối vì buổi sáng là thời gian khởi động cho sự trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; sự trao đổi chất thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy calo.


Có bữa ăn sáng, trẻ sẽ nhận được một loạt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tham gia các hoạt động khác nhau. Vào bữa sáng, trẻ cũng tiêu thụ ít chất béo và cholesterol – những chất rất có hại cho sức khỏe.


 


Bữa sáng sẽ giúp trẻ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hàng ngày và cũng có thể nâng cao năng lực vận động, suy nghĩ… tạo ra những thành quả lao động tốt.


Nào, còn chần chờ gì nữa các bà mẹ đảm đang, hãy dành 15 phút cùng vào bếp chế biến 2 món súp nui ngon cho bé sau đây thôi.


Món ngon cho bé: Súp nui gà xé


Vị ngọt của các loại rau củ và gà xé được nấu cùng với nui mang đến cho bé yêu nhà bạn một món súp rất ngon miệng và hấp dẫn với cách làm rất nhanh mà đơn giản.



Nguyên liệu làm món súp nui gà xé:


– 1 bát nui khô


– 1 bát nhỏ gà luộc xé nhỏ (tùy thích có thể chọn thịt đùi hay ức)


– 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1 củ hành tây nhỏ


– 1 bát đầy đậu Hà Lan và ngô hạt


– 2 lít nước luộc gà


– Dầu ô liu loại nhẹ dùng để xào, muối, hạt nêm.


Cách làm súp nui gà xé cho bé yêu thưởng thức:


– Cà rốt và hành tây gọt vỏ rửa sạch rồi thái hạt lựu to.


– Cho khoảng 1 lít nước lã vào nồi đun sôi cùng với một thìa nhỏ muối rồi cho nui vào luộc sơ (không luộc chín hẳn), sau đó cho nui ra rổ cho ráo nước.


– Bắc nồi nấu súp lên bếp để lửa vừa, cho vào nồi khoảng một thìa canh dầu ô liu, tiếp theo cho hành tây và cà rốt vào xào, nêm vào chút muối cho đậm đà.


– Xào đến khi hành và cà rốt hơi mềm thì các bạn cho 2 lít nước luộc gà cùng thịt gà xé vào nấu sôi, nêm vào nồi muối và chút hạt nêm.


– Sau cùng cho toàn bộ nui, ngô hạt và đậu Hà Lan vào nấu cùng khoảng 5 phút là được, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.


– Tùy thích có thể dùng nóng hay nguội đều ngon.


Cà rốt, hành tây thái nhỏ.


Gà luộc xé miếng nhỏ


Luộc nui, đổ ra rổ cho ráo nước.


Đậu Hà Lan và ngô để nguyên hạt.


Xào cà rốt với hành tây.


Cho nước luộc gà vào, đun sôi rồi cho ngô, đậu, nui và thịt gà xé vào.


Nêm nếm cho vừa khẩu vị.


Tham khảo thêm món nui xào bò cho bữa sáng của bé.