Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Hiểu những thói quen và dự đoán nhu cầu bé là những trải nghiệm chỉ có bố mẹ mới hiểu được. Dù bạn nhận được rất nhiều lời khuyên bổ ích từ những nguồn đáng tin cậy, nhưng bạn là người hiểu rõ nhất lời khuyên nào sẽ hiệu quả với gia đình nhỏ của mình. Cùng nghe những chuyên gia của ta Huggies tư vấn cách chăm sóc bé 3 tuần tuổi khoa học nhất.


Chăm sóc cuống rốn


Cuống rốn của bé bây giờ đã rụng, tuy nhiên, có thể để lại một diện tích nhỏ đỏ ở trung tâm rốn. Trừ khi rốn có mùi không bình thường, và ẩm ướt hoặc da xung quanh màu đỏ, nếu không bạn không cần bận tâm. Qua thời gian và tiếp xúc với không khí, vùng da này sẽ hoàn toàn được chữa lành.


Một số trẻ sơ sinh bị thoát vị (sa ruột) nhỏ trong rốn. Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột lồi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể. Nếu bạn lo lắng, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của bé.


Cho bé ăn đúng cách


Việc cho ăn và ngủ sẽ gắn kết rất chặt chẽ với nhau ở tuần thứ 3 này. Việc bé dần chìm và giấc ngủ khi đang bú là rất bình thường. Bú là công việc khó khăn và làm cho bé mệt mỏi. Phối hợp các hoạt động phức tạp như mút, nuốt, tạm dừng và tiếp tục lại toàn bộ quá trình liên tục bé sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Sau khi bú, bé sẽ ngủ trong vài giờ trước khi thức dậy vì đói.


Dạ dày bé không thể tiêu thụ quá nhiều sữa cùng một lúc vì vậy nên cho bé bú thường xuyên. Nếu cho bé bú sữa mẹ thì tốt nhất là nên cho bé bú mỗi 2 tiếng một lần. Nếu bú sữa bình thì khoảng thời gian giữa các lần bú là 3 đến 4 tiếng. Điều quan trọng là không ép buộc một chế độ ăn thường xuyên ở tuần thứ 3. Bạn hãy thực tế và đừng kì vọng quá nhiều.


Giấc ngủ


Bé 3 tuần tuổi rất dễ chìm vào giấc ngủ, thường là sau khi bú hay khi bạn ôm ấp chúng. Một bụng sữa ấm như một liều thuốc an thần tự nhiên để bé ngủ yên giấc.


Khi đói bé không thể ngủ yên mà có xu hướng tìm sữa. Nếu bé không ngủ yên giữa các cữ ăn, hãy kiểm tra lại với y tá/bác sĩ để chắc rằng bé đã lấy lại trọng lượng lúc sơ sinh của mình. Thông thường sẽ mất khoảng 2 tuần sau khi sinh nhưng cũng có thể lâu hơn trong trường hợp sinh non hay biến chứng.


Quấn và bọc ta Huggies cho bé trước khi cho bé vào giường hoặc cũi. Một tấm chăn vải muslin hay cotton sẽ giúp bé cảm thấy an toàn hơn và cũng giúp kìm lại cơn phản xạ giật mình. Hãy nhớ đặt bé nằm ngửa, đây là một cách giảm nguy cơ đột tử ở trẻ em (SIDS).


Ta Huggies cho bé


Khi bạn đang cho con bú, kể từ khi bé bắt đầu nút thì tã bắt đầu đầy. Đây là một phản xạ tự nhiên và sẽ đi vào nề nếp trong vài tuần. Một số cha mẹ chọn không thay tã cho bé trước khi bú vì việc tã bẩn là điều chắn chắn xảy ra, miễn sao bé không hăm tã và da không bị tổn thương.


Tìm ra giải pháp hiệu quả cho việc thay tã như: đặt tã ở vài nơi trong nhà để thuận tiện hơn thay vì chỉ đặt ở một chỗ cố định hay bạn cũng có thể khuyến khích chồng thường xuyên thay tã cho bé.


Vệ sinh


Bạn không cần thiết tam be so sinh hàng ngày, nhưng đây có thể là một kinh nghiệm rất dễ chịu cho cả hai mẹ con. Nếu con bạn chưa được nằm yên và không muốn ngủ, tắm nước ấm có thể là một cách đáng yêu để thư giãn. Một số bé không thích cảm giác tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể. Đặt một chiếc khăn ấm trên bụng bé khi đặt bé vào chậu tắm có thể giúp bé cảm thấy an toàn hơn.


Những cảm xúc của bạn


Bạn có thể cảm thấy một chút mệt mỏi và kiệt sức khi bé được 3 tuần tuổi. Sự phấn khích ban đầu được lắng xuống và thực tế việc có em bé ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong gia đình. Sau nhiều tháng mong chờ sự chào đời của bé, bạn có thể cảm thấy thất vọng và một chút trống rỗng, đây là một cảm xúc bình thường và nó không có nghĩa là bạn không biết ơn vì sự hiện diện của bé.


Bạn có thể cảm thấy dễ dàng rơi nước mắt. Nhìn vào em bé, nghe tiếng khóc, cho ăn và ôm ấp chúng có thể tiếp thêm sức mạnh và mang lại những cảm xúc mạnh mẽ, cứ khóc nếu bạn muốn. Trừ khi bạn đang cảm thấy đau khổ và không hưởng thụ những tuần đầu, một số cảm xúc như khóc và dao động là hoàn toàn bình thường.


Hãy nhớ chăm sóc bản thân và yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn đời và gia đình khi cần. Đôi khi mọi người chỉ mãi quan tâm đến em bé mà quên mất rằng người mẹ cũng cần được quan tâm, chăm sóc.


Đừng quá kì vọng rằng mình là một chuyên gia, không ai là chuyên gia cả. Bạn có thể sẽ thử và mắc phải sai lầm trước khi tìm thấy những điều phù hợp cho bạn và bé.


Phục hồi thể chất


Đừng mong đợi rằng cơ thể bạn trông giống trước khi bạn có em bé. Bụng bạn vẫn sẽ bị phình to và nhão, thậm chí một số người trông như thể họ vẫn đang mang thai ở giai đoạn này. Qua thời gian, cơ thể bạn sẽ trở về kích thước bình thường, nhưng hầu hết phụ nữ, mang thai không thay đổi hình dạng và trương lực cơ, đặc biệt là ở vùng bụng.


Vai trò của người cha


Hãy cho bạn đời của bạn thời gian và không gian để phát triển mối quan hệ đặc biệt với bé. Ngay cả khi bạn đang cho bé bú thì anh ấy có thể giúp bạn thay ta Huggies, vỗ lưng và ru bé ngủ sau khi ăn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét